Hoàng Sa trước “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon

Theo dõi VGT trên

Mao Trạch Đông tung máy bay Mig vào không phận Việt Nam đã nâng thành phần đội quân đi xâm chiếm Hoàng Sa lên “mức phối hợp tổng lực” (hải lục không quân) bộc lộ rõ ác tâm bành trướng ra biển Đông theo thỏa hiệp “cân bằng lực lượng ở châu Á – Thái Bình Dương” đã bàn với tổng thống Mỹ Nixon trước đó…

Hoàng Sa trước cái bắt tay tội lỗi giữa Mao Trạch Đông và Nixon - Hình 1

Cái bắt tay tội lỗi giữa Mao Trạch Đông và Nixon đã dẫn đến thái độ lạnh lùng của Mỹ trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Đêm 19.1.1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vẫn trú phòng tử thủ Hoàng Sa sau trận hải chiến. Sáng hôm sau:

Ngày 20.1.1974: “Các phi cơ Mig Trung Cộng xuất hiện và oanh tạc 3 đảo còn quân ta đóng giữ, các chiến hạm của ta phải phân tán về hướng Tây Nam. Một số chiến hạm Trung Cộng đến hải kích vào các đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Sau đó bộ binh Trung Cộng đổ bộ. Ta mất liên lạc với các toán quân trú phòng hồi 10 giờ 45″.

Tài liệu VNCH (đã dẫn ở Kỳ 38) tường thuật tiếp, nêu tổn thất của đôi bên (tr. 24) :

* PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA:

- Về tàu chiến: “1 chiếc bị hư hại toàn diện (hộ tống hạm HQ.10), 1 chiếc hư hại nặng (tuần dương hạm HQ.16), 2 chiếc khác bị hư hại nhẹ (khu trục hạm HQ.4 và tuần dương hạm HQ.5)”.

- Về nhân mạng: “18 t.ử t.hương, 43 bị thương, 116 mất tích trên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Hoàng Sa và 59 người trên hộ tống hạm HQ.10″.

* PHÍA TRUNG CỘNG:

- Về tàu chiến: “1 chiến hạm loại Kronstadt bị cháy và chìm, 1 chiếc bị hủy hoại, ủi vào bờ sau đó, 2 tàu loại T43 hư hại nặng khó phục hồi được”.

- Về nhân mạng: “không ghi nhận được nhưng chắc chắn là rất nặng nề”.

(Sau này, từ Bắc Kinh, Tân Hoa xã loan báo phía Trung Quốc: có 4 chiến hạm bị trúng đạn, 18 t.ử t.hương, 67 bị thương. Và một số sĩ quan binh lính VNCH trực tiếp tham chiến ở “mặt trận Hoàng Sa 1974″ có những bài viết và phát biểu mà chúng tôi sẽ nêu sau, vào một dịp thuận tiện). Trở lại tài liệu của VNCH:

Video đang HOT

* Tại quốc nội: “Hầu hết các tỉnh tại miền Nam Việt Nam bao gồm dân chúng và các đại diện dân cử, đoàn thể tôn giáo, đảng phái, nghiệp đoàn, hiệp hội, đã lần lượt tổ chức mít-tinh, hội thảo, tuần hành, ra quyết nghị để “lên án đế quốc Trung Cộng” (…) và thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, Tòa án quốc tế La Haye có biện pháp thích đáng đối với Trung Cộng (…) “.

* Tại quốc ngoại: Việt kiều và sinh viên du học ở “Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Tây Đức, Ý, Mã Lai Á, Ai Lao, Cộng hòa Khmer… cũng có những phản ứng rất quyết liệt. Sinh viên Việt Nam tại Thụy Sĩ còn tuyệt thực 24 giờ và tổ chức đêm không ngủ phản đối Trung Cộng tại Lausanne ngày 26.1.1974″.

* Dư luận quốc tế: Thủ tướng Tân Tây Lan Norman Kirk tuyên bố: “với tư cách hội viên Liên Hiệp Quốc, Tân Tây Lan không thể tán thành hành động võ lực của Trung Cộng”. Hòa Lan và Nam Dương cũng lên tiếng với nội dung tương tự. Ngoại trưởng Costa Rica là tiến sĩ Gonzalo Jr. Facio – đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – cho biết Costa Rica ủng hộ Việt Nam. Ở Úc, tờ Sydney Morning Herald chỉ trích chính sách bạo lực của Trung Cộng, nhận định rằng “ngoài lý do kinh tế, chiến lược và chính trị nội bộ – Trung Quốc đang lợi dụng những yếu tố khác để chiếm đoạt Hoàng Sa”.

* Thái độ của Liên Xô: Tờ Pravda (Sự Thật) – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Liên Xô – đã chỉ trích hành động quân sự thô bạo của Trung Quốc (số ra ngày 27.1.1974) và bình luận: “Mao Trạch Đông chủ tâm reo rắc mầm mống xáo trộn trong đời sống quốc tế với thâm ý phá hỏng chính sách hòa hoãn và che đậy cảnh tranh quyền và khó khăn ngày càng tăng trong nội bộ Trung Cộng” (số ra ngày 10.2.1974).

* Thái độ của Mỹ: là “không can dự” dầu VNCH rất cần được yểm trợ. Cả việc tìm vớt “nhân đạo” các binh sĩ Việt Nam sống sót bị trôi dạt trên biển sau trận hải chiến cũng bị Hạm đội 7 của Mỹ làm ngơ, phải nhờ đến ngư dân miền Trung: “ngày 30.1.1974 có 14 chiến sĩ biệt hải sau 11 ngày lênh đênh trên biển được ngư phủ vớt đem về điều trị tại Quân y viện Quy Nhơn” (tài liệu VNCH đã dẫn). Cách xử sự “lạnh lùng” kiểu Mỹ của tổng thống Nixon trong biến cố Hoàng Sa, theo các nhà quan sát thời cuộc lúc đó, đã bộc lộ phần nào những “thỏa thuận ngầm” giữa Mao Trạch Đông và Nixon trong chiến lược “cân bằng lực lượng” đôi bên ở châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt Mao – Nixon “bắt tay” để kiềm siết Việt Nam trong bom đạn (của Mỹ) và tràn chiếm vùng đảo Hoàng Sa (bởi Trung Quốc) một cách nhịp nhàng và tội lỗi từ 1972 – 1974.

Còn nữa…

Theo Một Thế Giới

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời

Hãng tin nhà nước Tân Hoa xã Trung Quốc đã tuyên tuyền về cuộc chiến xâm lược đẫm m.áu quần đảo Hoàng Sa khi kẻ chỉ huy cuộc chiến đó qua đời.

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời - Hình 1

Tàu chiến số hiệu 502 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974

Tân Hoa xã - hãng tin nhà nước Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, Lưu Hỉ Trung - nguyên Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc - người từng chỉ huy biên đội tàu chiến tham gia chiến tranh xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị bệnh qua đời vào ngày 19 tháng 4 ở Quảng Châu, thọ 85 t.uổi.

Lưu Hỉ Trung được biết tới là người Tụ Nham, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ông này đi lính từ năm 1947, đến năm 1950 vào Đoàn thanh niên chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc, năm 1953 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong đời, Lưu Hỉ Trung từng làm lính thông tin, cảnh vệ, tiểu đội trưởng, giáo viên, tham mưu, chỉ huy tàu, phó trưởng khoa, đại đội trưởng, chủ nhiệm cái gọi là "khu tuần tra Tây Sa" (Tây Sa là cách gọi của Trung Quốc đối với Hoàng Sa của Việt Nam);

Rồi làm Tư lệnh cái gọi là "Khu thủy cảnh Tây Sa", Phó tư lệnh căn cứ Quảng châu, Tư lệnh căn cứ Du Lâm - Hạm đội Nam Hải, được bài báo cho có đóng góp cho xây dựng quân đội cách mạng, hiện đại, chính quy (Trung Quốc).

Bài báo còn cho hay, Lưu Hỉ Trung là đại biểu Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại biểu Nhân đại toàn quốc Trung Quốc khóa 6. Năm 1988, Lưu Hỉ Trung được gắn vào vai lon thiếu tướng hải quân.

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời - Hình 2

Lưu Hỉ Trung - kẻ từng chỉ huy biên đội xâm chiến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Ngoài ra, bài viết còn "hồi tưởng" lại một trang sử Trung Quốc triển khai cuộc chiến tranh xâm lược đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, bất chấp luật pháp quốc tế. Lưu Hỉ Trung đã tham gia cuộc chiến phi nghĩa này, khi đó, ông ta chỉ huy biên đội 128.

Được biết, trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Trung quốc đã sử dụng 2 tàu quét mìn 396, 389 (lượng giãn nước mỗi chiếc chưa đến 400 tấn), các tàu săn ngầm 271, 274. Chỉ huy trên biển khi đó của Trung Quốc được biết tới có tên là Ngụy Minh Sâm. Trong khi đó, Quân đội Việt Nam cộng hòa (Nam Việt) đã sử dụng 4 tàu chiến (lượng giãn nước mỗi chiếc 1.700 tấn), trong đó có 1 tàu được đặt tên là Lý Thường Kiệt, ngoài ra còn có 4 máy bay.

Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng dân quân trang bị s.úng máy hạng nhẹ, lựu đạn tham gia cuộc chiến tranh xâm lược này. Sau đó, Trung Quốc còn điều thêm biên đội các tàu săn ngầm 281, 282 từ Sán Đầu đến quần đảo Hoàng Sa chi viện xâm lược, biên đội này do Lưu Hỉ Trung chỉ huy.

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời - Hình 3

Tàu chiến số hệu 281 Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974

Theo thuật lại của bài báo, tối ngày 17 tháng 1 năm 1974, biên đội 281 từ Sán Đầu chạy đến Du Lâm, khi đó Lưu Hỉ Trung làm đại đội trưởng. Sau đó, ông ta nhận nhiệm vụ ở phòng tác chiến căn cứ Du Lâm, nhận lệnh từ Tư lệnh hạm đội. Cuộc chiến sau đó diễn ra khốc liệt.

Theo bài báo, sau khi nhận được tin đã b.ắn chìm 1 tàu chiến của Quân đội Việt Nam cộng hòa, vào lúc 15 giờ ngày 19 tháng 1, tại phòng trực ban tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc ở Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc khi đó có tên là Đặng Tiểu Bình đã vui mừng, nói: "Chúng ta nên ăn cơm thôi".

Để mở rộng chiến tranh xâm lược, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình còn đồng ý với đề nghị của Chính ủy Hải quân Trung Quốc khi đó là Tô Chấn Hoa về việc điều thêm thuyền máy lắp ngư lôi đến tham chiến, nhưng giữa đường đã gặp sự cố, nên không làm gì được.

Sau này, Tô Chấn Hoa tỏ vẻ tự hào về thành tích xâm lược Hoàng Sa, cho rằng: "Từ khi hải quân nhân dân (Trung Quốc) được thành lập đã ở tuyến đầu phòng thủ trên biển, luôn ở trong môi trường chiến tranh (xâm lược), không ngừng tôi luyện trong chiến đấu (xâm lược). Cuộc chiến này, đơn vị trước tiên không được chuẩn bị đầy đủ... nhưng đã t.iêu d.iệt được đội quân nước ngoài được vũ trang bằng tàu chiến Mỹ...".

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời - Hình 4

Tàu chiến số hiệu 396 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974

Trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Hải quân Trung Quốc đã b.ắn chìm 1 tàu pháo, b.ắn bị thương 3 tàu khu trục của Quân đội Việt Nam cộng hòa, làm cho hơn 200 binh sĩ Việt Nam cộng hòa bị thương vong. Trong khi đó, binh sĩ Hải quân Trung Quốc có 18 người c.hết, 68 người bị thương, tàu quét mìn 389 bị trọng thương.

Sau đó, do sợ bị tàu chiến của Việt Nam cộng hòa báo thù, Quân ủy Trung ương Trung Quốc khi đó đã ra lệnh cho các tàu chiến của họ "nhanh chóng sơ tán, nếu có tình huống thì lập tức tập trung".

Khi cuộc chiến này chưa kết thúc, Chính ủy Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa còn tích cực thuyết phục Trung Nam Hải tận dụng cơ hội "thừa thắng" xâm chiếm thêm nhóm Lưỡi Liềm. Thông qua Chu Ân Lai, báo lên Mao Trạch Đông phê chuẩn, Quân đội Trung Quốc đã nhận được lệnh thừa cơ xâm chiếm (họ gọi một cách mỹ miều là "thu hồi") đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh.

Theo bài báo, ngày 20 tháng 1, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đã chở binh lính lục quân đến vùng biển nhóm Lưỡi Liềm, máy bay tiêm kích của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc bay đến yểm trợ trên không. Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa đã buộc phải đầu hàng.

Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời - Hình 5

Binh lính bành trướng xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Như vậy, rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược có sự chỉ đạo trực tiếp của toàn bộ ban lãnh đạo cấp cao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi đó, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho đến Đặng Tiểu Bình, Tô Chấn Hoa... - PV.

Mưu đồ và hành động bành trướng xâm lược này đã gây ra một cuộc chiến đẫm m.áu, đã xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay trên Biển Đông - PV.

Hành vi chiến tranh xâm lược này cùng với các loại hành động bành trướng tiếp theo sau này của Trung Quốc sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc và chắc chắn rằng, kẻ gieo gió thì phải gặt bão. Trung Quốc đừng bao giờ coi thường ý chí và quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của dân tộc Việt Nam! - PV.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
06:31:58 05/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào
22:22:48 05/07/2024

Tin đang nóng

Cuộc sống của nam chính 'Truyền thuyết Jumong' sau nhiều năm vắng bóng
22:43:34 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024
TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024
Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!
01:03:11 07/07/2024
Vợ Lê Dương Bảo Lâm hoảng loạn bỏ chạy vì gặp rắn bò vào nhà
20:48:07 06/07/2024
Đinh Tiến Đạt: Sự trở lại của anh đại trong làng Rapper, người tiên phong với Rap Việt
01:03:08 07/07/2024
Từng cạo đầu xuất gia gieo duyên, MC Phan Anh giờ ra sao?
21:28:20 06/07/2024
Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'
22:46:24 06/07/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ: Đảng Dân chủ chia rẽ sau màn tranh luận của Tổng thống Biden

06:35:41 07/07/2024
Cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal cho thấy, lập luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông là ứng cử viên tốt nhất để đ.ánh bại đối thủ Donald Trump có thể đang sụp đổ.

Armenia và Azerbaijan ra tuyên bố chính thức về quan hệ với Mỹ

06:27:02 07/07/2024
Theo ông Aliyev, Azerbaijan là nước ủng hộ xây dựng mô hình hợp tác khu vực toàn diện và toàn diện ở Nam Kavkaz, dựa trên thực tế địa chính trị mới và công lý, không có bất kỳ ranh giới phân chia nào .

Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản

05:59:18 07/07/2024
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Phúc lợi Nhật Bản, tỷ lệ hộ gia đình nước này cảm thấy điều kiện sống khó khăn trong năm 2023 ở mức 59,6%, tăng 8,3 điểm phần trăm so với năm trước đó.

Sét đ.ánh khiến 19 người t.ử v.ong tại Ấn Độ

05:57:20 07/07/2024
Đài phát thanh toàn Ấn Độ (AIR) ngày 6/7 đưa tin ít nhất 19 người đã t.hiệt m.ạng và 7 người khác bị thương do sét đ.ánh ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ.

Tân Thủ tướng Anh thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản

05:54:45 07/07/2024
Đ.ánh giá cao những đóng góp tích cực của cộng đồng Ấn Độ trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Vương quốc Anh, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi giữa người dân hai nước.

Tổng thống Nga nhận xét về quan điểm đàm phán hoà bình của ông Zelensky

05:53:05 07/07/2024
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng có thể đàm phán với Nga thông qua các bên trung gian.

Bầu cử tổng thống Iran: Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Pezeshkian giành chiến thắng

05:50:58 07/07/2024
Ngày 6/7, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Masoud Pezeshkian giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hợp tác song phương.

Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024

23:08:18 06/07/2024
Sản lượng ngũ cốc ở các quốc gia thiếu hụt lương thực thu nhập thấp dự kiến sẽ tăng vào năm 2024, nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở nhóm 44 quốc gia.

Điểm danh 7 mặt trận có thể bùng phát xung đột Israel - Iran

23:07:36 06/07/2024
Israel và Hamas đã xảy ra một số cuộc xung đột và đụng độ kể từ khi nhóm vũ trang Palestine nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, hai năm sau khi IDF rút quân khỏi vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng trong nhiều thập kỷ.

Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế

23:03:40 06/07/2024
Bộ Tài chính ước tính việc đóng cửa các cửa hàng miễn thuế tại khu vực đến ở các sân bay quốc tế giúp thúc đẩy chi tiêu của khách du lịch nước ngoài thêm 570 baht/người/chuyến đi.

Sức mạnh chiến đấu cơ mà Không quân Mỹ sắp mang tới Nhật Bản có gì?

22:31:47 06/07/2024
Lầu Năm Góc cho biết số lượng chiến đấu cơ F-35B cũng sẽ được điều chỉnh tại Căn cứ Không quân Thủy quân lục chiến Iwakuni, trên đảo Honshu ngay phía Nam Hiroshima.

Dịch sốt Tây sông Nile bùng phát tại Israel khiến 12 người t.ử v.ong

17:14:43 06/07/2024
Bộ Y tế Israel báo cáo 61 trường hợp nhiễm virus mới, nâng tổng số trường hợp được phát hiện ở nước này kể từ đầu tháng 5 vừa qua lên 236 người.

Có thể bạn quan tâm

7 thức uống tốt nhất giải độc gan

Làm đẹp

06:39:23 07/07/2024
Có rất nhiều đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng được pha chế dễ dàng từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp giải độc gan, hỗ trợ chức năng gan và sức khỏe tổng thể.

Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?

Sao việt

06:35:55 07/07/2024
Nam Thư từng đăng tải story hình ảnh được người giấu mặt chăm sóc trên bàn ăn. Đáng chú ý, người này lại có hình xăm giống với người đàn ông là chủ kinh doanh homestay.

Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt

Hậu trường phim

06:31:37 07/07/2024
Sau nhiều năm hoạt động trong giới giải trí, Triệu Văn Tuyên hiện tại gần như ở ẩn. Nam nghệ sĩ xây nhà trên một ngọn núi ở Ninh Ba, Chiết Giang tận hưởng cuộc sống điền viên.

Hot nhất tập 2 Anh tài: Một sao nam 2 lần vén áo khoe bụng 8 múi!

Tv show

06:25:56 07/07/2024
Chia sẻ sau màn biểu diễn, Quốc Thiên hài hước cho biết anh bị anh tài Đăng Khôi xúi chơi chiêu khoe múi bụng trên sân khấu để tạo điểm nhấn không đụng hàng cho tiết mục nhóm.

Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "b.óc p.hốt" chồng ngoại tình trên MXH

Netizen

06:24:31 07/07/2024
Gần đây, bài đăng của một người mẹ chồng có tên M. đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Trong bài đăng đó, bà M. đã đăng tải một chuỗi tin nhắn dài, thể hiện sự bức xúc của bà đối với con dâu.

Trực tiếp T1 vs Team Liquid - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

06:23:41 07/07/2024
T1 đang cho thấy một phong độ rất tốt tại giải đấu lần này. Các fan đang đùa rằng dường như cứ giải đấu nào có chữ World là T1 sẽ thi đấu với 200% công lực, và đúng thật là họ đang làm tốt hơn so với kỳ MSI 2024 trước đó.

Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin

Sao châu á

06:19:21 07/07/2024
Bên cạnh đó, biểu cảm của Son Ye Jin khi khán giả gọi tên Hyun Bin ngay giữa sự kiện cũng trở nên viral khắp cõi mạng.

Ca sĩ Phương Linh biết ơn 'Cơn gió lạ'

Nhạc việt

06:18:10 07/07/2024
Cô được khán giả khen ngợi là ca sĩ sở hữu cả thanh lẫn sắc. Thế nhưng đến năm 2012, khán giả dường như thấy vắng bóng Phương Linh tại các sân khấu âm nhạc và cả phòng trà.

Loại hạt bán đầy ngoài chợ đem nấu 2 món ngon: Vừa đơn giản lại giúp thanh nhiệt, giải độc, đã khát ngày nắng nóng

Ẩm thực

06:16:49 07/07/2024
Hôm nay chúng ta hãy cùng tham khảo 2 công thức món ngon từ loại hạt giúp bạn bảo vệ sức khỏe và giải nhiệt ngày nắng nóng nhé!

Nhóm nhạc thống trị Kpop nửa đầu năm 2024 'tấn công' thị trường Nhật Bản

Nhạc quốc tế

06:15:44 07/07/2024
Mới đây, nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc aespa đã tung ra debut mang tên Hot Mess . Đây cũng chính là sản phẩm âm nhạc đầu tiên của nhóm được phát hành tại Nhật Bản.

'Bà cả' Kim Hee Ae bốn năm sau 'Thế giới hôn nhân'

Phim châu á

06:02:01 07/07/2024
Bốn năm sau cơn sốt của Thế giới hôn nhân , Kim Hee Ae một lần nữa gây ấn tượng với vai diễn Jeong Soo Jin trong The Whirlwind (Cơn lốc).