Hoàng Sa, những cột mốc giữa trùng dương
Tháng 5, triệu triệu trái tim người dân Việt Nam đều hướng về biển Đông, hướng về Hoàng Sa, hướng về vùng biển từng thấm đẫm xương máu cha ông. Nơi ấy- Hoàng Sa, những con tàu vẫn mải miết rẽ sóng ra khơi. Nơi ấy – Hoàng Sa, cờ tổ quốc vẫn tung bay ngạo nghễ giữa biển trời lồng lộng chứng minh chủ quyền bất khả xâm phạm.
Và nơi ấy, Hoàng Sa, những trái tim khát gió vẫn ngày đêm cưỡi sóng, vượt khơi, để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Chảy trong huyết quản của họ, là dòng máu của những hùng binh Hoàng Sa kiêu hùng một thủa…
Những trái tim khát gió
Sau bữa cơm chiều vội vã, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại cảng Đà Nẵng để chuẩn bị ra khơi. Trước khi lên tàu, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tương – Chính ủy Bộ tư lệnh cảnh sát biển tiến đến bắt tay từng phóng viên và dặn dò tỉ mỉ.
20 giờ ngày 26/5, tàu CSB 2013 hú 3 hồi còi chào đất liền rồi hùng dũng cưỡi sóng, xé nước lao về biển khơi.
Những chấm đỏ bất tận ở Hoàng Sa để minh chứng cho chủ quyền dân tộc.
Đất liền dần dần lùi xa. Từ trên boong tàu nhìn về phía cảng, vẫn thấy những cánh tay của các chiến sỹ vẫy theo con tàu.
Một lúc sau, đất liền chỉ là những chấm nhỏ li ti. Rồi những chấm nhỏ ấy rồi cũng khuất dần, nhường chỗ cho bốn bề mênh mông nước.
Qua ánh đèn pha, vẫn thấy rõ mồn một từng đợt sóng chồm thẳng vào con tàu.
Đêm tối, giữa mênh mông đại dương,chiếc tàu chẳng khác nào một vì sao nhỏ bé trong bầu trời đen thẫm.
Trần Văn Toản, quê Hải Hậu, Nam Định có lẽ là chiến sỹ trẻ nhất mà tôi gặp trên tàu CSB 2103. 21 tuổi, dáng người nhỏ bé, trắng trẻo, thư sinh, nên nếu gặp ngoài đời, chẳng ai nghĩ Toản là chiến sỹ Cảnh sát biển cả.
Tranh thủ lúc điện thoại còn sóng, Toản gọi về cho bạn gái, giọng nhỏ nhẹ như dáng người của cậu.
Toản bảo với tôi: “Em mới quen cô ấy. Thích, nhưng chưa dám cầm tay. Nhà cô ấy ở tít Thái Bình, ngay cạnh triền đê bạt ngàn hoa cỏ may ấy. Có lần em về quê, ra ngoài đê chơi với đám thanh niên làng thì gặp bạn ấy. Rồi xin địa chỉ. Rồi quen. Chưa kịp tỏ tình thì em nhận lệnh lên đường công tác”.
Dứt chuyện tình cảm, Toản lại quay sang kể về những chuyến lênh đênh trên biển cùng đồng đội, về những lần tiến sâu vào khu vực giàn khoan để làm nhiệm vụ đẩy đuổi tàu Trung Quốc.
Toản mường tượng đến những chuyến vật lộn với biển cả, với những thác sóng cao vút mà ngày ngày đồng đội anh phải đối mặt.
Tôi hỏi Toản có cảm thấy thế nào trong những chuyến ra khơi đặc biệt như thế này, Toản triết lý ngắn gọn: “Người dân Việt Nam bao đời nay, có ai hèn nhát đâu anh. Nếu phải hi sinh vì Hoàng Sa, vì chủ quyền dân tộc thì cũng xứng đáng lắm chứ”.
Video đang HOT
Kế bên, một chiến sỹ ngành 5- ngành máy, mái tóc hoa râm, khuôn mặt sạm đen cũng lọ mọ gọi điện về cho vợ.
Xong cuộc điện thoại, anh vỗ vào vai tôi: “Sau chuyến công tác này, tớ sẽ xin phép nghỉ mấy ngày, tranh thủ về quê với vợ mấy hôm, xới lại mấy luống rau, chặt tre đan lại cái chuồng gà. Thích nhất là sáng tinh mơ, 2 vợ chồng lại cùng nhau ra đồng cho đến khi mặt trời đứng bóng mới trở về nhà. Nhà có 4 người, vui hẳn lên. Trong lúc vợ nấu cơm, mình tranh thủ băm rau giúp vợ nuôi lợn”.
Qua khỏi cửa biển, lúc này điện thoại mất sạch sóng. Toản và người lính già lục tục lấy túi ni lông gói kĩ điện thoại, cất vào túi.
Kể từ giây phút này, chẳng ai có thể liên lạc về đất liền bằng sóng điện thoại di động nữa.
Quá nửa đêm, tôi mò mẫm bước từng bước lên cabin. Một đợt sóng mạnh. Tôi đoán thế bởi chiếc tàu bỗng lắc lư rồi chồm lên như con chiến mã bất kham, cả người tôi bị đánh bật sang một bên. Cố giữ lấy thăng bằng, tay ghì sát lên lan can, cuối cùng tôi cũng leo lên được cabin.
Cả 4 chiến sỹ làm nhiệm vụ trên ca bin vẫn căng mắt ra phía trước.
Thuyền trưởng Hoàng Tuấn Anh trong lúc dùng bộ đàm chỉ huy các chiến sỹ vẫn quay sang nói với: “Sắp đến chỗ sóng to rồi đấy. Anh em nhà báo chịu khó xuống nằm một tí, cho đỡ say”.
Vừa cố gắng bấu chặt lấy lan can trong buồng chỉ huy, tôi vừa cố gắng nhớ từng lời kể của thuyền trưởng Tuấn Anh về việc tàu 2013 do anh chỉ huy bị tàu Trung Quốc đuổi đâm mấy ngày trước.
Anh kể: “Sau cú đâm vào mạn phải hôm 18.5, tàu bị hư hỏng, hàng lan can dài 8 m bị gãy. May là anh em chiến sỹ không bị làm sao cả”.
Nói rồi, anh trấn an tôi, mắt rực sáng: “Tàu bị thương, cũng như cơ thể mình bị thương ấy. Xót lắm. Nhưng, bù lại, tinh thần anh em chiến sỹ không những không bị giảm sút mà lại tăng lên gấp bội. Nhà báo thấy đấy, về bờ, sửa chữa xong tàu, anh em lại tiếp tục lên đường. Anh em chúng tôi sẽ không bị khuất phục bởi sóng gió, bão biển, kể cả là những cơn bão tố không đến từ biển”.
Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn bởi một đợt sóng lớn. Một cột sóng cao khoảng hơn chục mét đánh thẳng lên phòng điều khiển tàu rồi trùm kín lên cửa kính nơi buồng lái.
Chiếc tàu tuần tra chao đảo, lắc lư theo từng đợt sóng.
Trong khi thuyền trưởng và các thành viên trên tàu vẫn dán mắt nhìn về phía trước thì tôi bấu tay vào cột lan can thật chặt để không ngã.
Thuyền trưởng nhìn tôi cười hiền: “Biển như thế này với cánh lính biển chúng tôi thì còn hạnh phúc chán. Chúng tôi vẫn thường gọi những đợt sóng như vừa rồi chỉ là “lăn tăn gợn sóng” thôi. Những hôm sóng đánh cấp 5, cấp 6 mới kinh khủng. Mà cứ đi hết hải trình này cậu sẽ biết”.
Khuya, không chịu nổi cái “lăn tăn sóng” như lời thuyền trưởng nói, tôi lại bấu chặt vào lan can, chân mò mẫm đi xuống phía dưới.
Trong khi lục phủ ngũ tạng lắc lư theo con tàu thì tôi vẫn cố gắng nhìn ra phía ngoài qua một lỗ thông gió bé tin hin.
Thi thoảng, chiếc tàu lại bị sóng biển đẩy tung lên trên không trung rồi ném thẳng xuống đại dương đen thẫm.
Đây Hoàng Sa!
Sáng, chúng tôi cố gắng dậy thật sớm để ngắm bình minh trên biển. Gió biển ràn rạt thổi. Từ xa, đã thấy rõ mặt trời đỏ au đội biển chui lên. Vị mặn mà của biển mơn man từng thớ thịt.
Chiếc tàu CSB 2013 lừng lững tiến về phía trước.
Trời sáng thêm tí nữa, tàu chạy qua ngư trường truyền thống mà các ngư dân vẫn ngày đêm mải miết bám biển.
Tàu TQ điện cuồng đuổi, đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Xa xa, đoàn thuyền của ngư dân Việt Nam tựa lưng vào nhau. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngạo nghễ giữa biển trời trong ánh nắng ban mai.
Thấy tàu của lực lượng CSB, một ngư dân lưng trần, rám nắng vẫy tay chào.
Thấy tôi chăm chú theo dõi những đoàn thuyền đánh cá, một chiến sỹ lại gần và bảo: “Anh có biết không, những ngư dân lưng trần rám nắng cùng với những con thuyền ngày tháng lướt sóng để ra với biển khơi chẳng khác nào những chiến binh quả cảm giữa đại dương”.
Tàu tăng tốc. Thuyền trưởng thông báo ngắn gọn: “Tầm 10 giờ, sẽ đến gần khu vực đặt giàn khoan trái phép. Anh em chuẩn bị hành lý để chuyển sang tàu khác”.
Trong khi các đồng nghiệp chạy xuống sàn để dọn đồ đạc tác nghiệp, tôi vẫn mải miết ngắm theo những đoàn tàu đánh cá của ngư dân.
Bao đời nay, những ngư dân vùng biển vẫn lấy biển xanh làm nơi sinh sống. Có chuyến ra khơi, thuyền ngư dân trở về với đầy tôm cá, nhưng cũng có những chuyến trở về đầy nước mắt và bão tố: thuyền chìm, người mất tích chẳng biết trôi dạt phương nào.
Nhưng rồi, những cánh buồm lại tiếp tục ngày đêm đạp sóng ra với biển khơi, cùng đón bão tố mỗi khi cuồng phong dậy sóng, cùng ngắm ánh bình minh mỗi sáng mai thức dậy.
Bất chấp sự hung hăng của tàu TQ, những con tàu làm nhiệm vụ của lực lượng CSb vẫn mai miết ra khơi
Có lẽ, ngoài mưu sinh thì những người ngư dân mà ngày ngày chúng tôi vẫn gặp còn có một niềm đam mê với biển xanh.
Tàu tiến sát khu vực điểm nóng, những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân lùi ra xa. Mỏi mắt, vẫn thấy một chấm đỏ kiêu hùng giữa bốn bề mênh mông nước.
Chấm đỏ ấy, chính là lá cờ tổ quốc tung bay giữa biển trời. Chấm đỏ ấy, chẳng khác nào một cột mốc được dựng lên giữa mờ mịt trùng khơi, nơi “trời – nước gặp nhau”.
Theo Vietnamnet
Cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc ở Trường Sa
Trung Quốc muốn xây dựng "bức tường hàng hải" xung quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực
Trung Quốc đang có kế hoạch xây đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sẽ gây bất bình và phản đối từ các nước láng giềng.
Mưu đồ nguy hiểm
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dẫn lời ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường ĐH Renmin ở Bắc Kinh, nói kế hoạch đã được trình lên chính quyền trung ương. Theo ông Jin, hòn đảo nhân tạo này ít nhất sẽ gấp đôi diện tích 44 km2 của căn cứ quân sự Diego Garcia (Mỹ) trên Ấn Độ Dương.
Li Jie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho biết trên đảo nhân tạo sẽ có sân bay và cảng để đáp ứng việc tiếp tế quân sự. Một đại tá quân đội Trung Quốc về hưu thừa nhận xây đường băng trên bãi Chữ Thập sẽ cho phép nước này dễ dàng lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Theo bà Zhang Jie, chuyên gia về an ninh của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu cải tạo đảo từ lâu và phác thảo nhiều kiểu thiết kế trong một thập kỷ qua. " Những động thái như vậy chắc chắn sẽ làm các nước láng giềng mất lòng tin vào Trung Quốc và gây ra bất ổn trong khu vực" - bà Zhang cảnh báo.
Cơ sở Trung Quốc xây dựng trên bãi đá ngầm Gạc Ma. Ảnh: AP
Ngoài nghi án đảo nhân tạo, Philippines mới đây tiếp tục tố cáo Trung Quốc có hoạt động đáng ngờ tại các bãi Ga Ven (Gavin), Châu Viên (Cuarteron) và Gạc Ma (Johnson South) thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Theo đài ABS-CBN ngày 7-6, Bộ Quốc phòng Philippines khẳng định việc cải tạo các bãi trên đi ngược Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.
Hết sức dè chừng
Đáng lo ngại hơn, một quan chức an ninh Philippines khẳng định Trung Quốc đang xây dựng một "bức tường hàng hải" quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực về lâu dài. Cụ thể, theo ABS-CBN, v ới căn cứ quân sự trên bãi Ga Ven, Trung Quốc sẽ dòm ngó được đảo Ba Bình của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép.
Việc Trung Quốc lấn xuống phía Nam biển Đông khiến Malaysia và Indonesia không thể ngồi im. Trước đây, Indonesia từng tuyên bố không bao giờ cho phép Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông.
Ngoài ra, những hoạt động mờ ám của Trung Quốc trên biển Đông đều lọt vào "tầm ngắm" của Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Marie Harf. Trong cuộc họp báo ngày 5-6, bà Harf hối thúc Trung Quốc tham gia vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã ngày 7-6 đưa tin Bắc Kinh tiếp tục gạt bỏ với lý do Tòa án Trọng tài quốc tế "không có quyền xét xử tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực".
Không chỉ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ cũng đang hết sức dè chừng người láng giềng khó lường. Tờ Times of India cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến New Delhi vào ngày 8-6.
Tờ báo cảnh giác Ấn Độ phải rút ra bài học từ trường hợp của Đông Nam Á. "Sự thâm nhập về kinh tế của Trung Quốc khiến các nước này mất đi khả năng chống cự" - tờ báo viết sau khi đưa ra câu hỏi Ấn Độ có nên tạm gác tranh chấp biên giới để tập trung làm ăn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, với việc Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh sắp thăm bang Ladakh và Arunachal Pradesh sát vách Trung Quốc cũng như việc ông Modi thăm Mỹ vào tháng 9, Ấn Độ đã gửi đi thông điệp: An ninh biên giới vẫn là mối bận tâm lớn và quan hệ với Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Việt Nam tiêp tục gửi công ham phan đôi
Ngay 6-6, Đai sư Lê Hoai Trung, Trương Phai đoan Đai diên Thương trưc Việt Nam tai Liên Hiệp Quốc, tiếp tục gửi thư lên Tông Thư ky Ban Ki-moon kem theo Công ham cua Bô Ngoai giao Việt Nam gưi Bô Ngoai giao Trung Quôc, phan đôi viêc Trung Quôc duy tri gian khoan Hai Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và cac tau hô tông, tàu quân sự, máy bay chiến đấu trong vung đăc quyên kinh tê và thềm lục địa cua Viêt Nam. Thâm chi, Trung Quôc con đâm chim tau ca và đâm thung tau canh sat biên Viêt Nam, lam leo thang căng thẳng ơ biên Đông, đe doa hoa binh, ôn đinh cũng như an ninh hang hai trong khu vưc.
Công ham trên nhăc lai Viêt Nam kiên quyêt yêu cầu Trung Quôc tôn trong luât phap quôc tê, rut ngay gian khoan Hai Dương 981 cung cac tau hô tông ra khoi vung biên Viêt Nam va không đê tai diên hanh vi tương tư.
Hải Ngọc (Theo Người Lao Động)
Tàu mang số hiệu Trung Quốc đâm thủng tàu cá Việt Nam Ngày 9-6, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Bộ tư lệnh biên phòng về việc tàu cá của ngư dân huyện Thủy Nguyên đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam bị một tàu lớn mang số hiệu của Trung Quốc đâm, húc thủng, xịt vòi rồng. Vụ việc xảy ra sáng 6-6 trên...