Hoàng Sa 12/7: Băng rôn “lạ” trên tàu Trung Quốc
Theo quan sát của phóng viên, một số tàu hải cảnh của Trung Quốc tại khu vực Hoàng Sa có động thái mới, trên hông tàu treo các băng rôn có dòng chữ: “Trung Quốc Việt Nam hữu nghị chung sống hòa bình với nhau”, dù họ vẫn ngang ngược, hung hãn, sẵn sàng đâm húc tàu Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tại Hoàng Sa ngày 11/7 mang khẩu hiệu hoàn toàn trái ngược với việc làm của họ trên thực tế. Ảnh: Mạnh Thường
Ngày 11/7, thời tiết trên khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981có gió tây nam cấp 4-5, trời nhiều mây, tầm nhìn hạn chế. Trong ngày, biên đội tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam đã hai lần thực hiện việc tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tiến hành đấu tranh tuyên truyền. Vào lúc 6 giờ 40 phút, các tàu của ta bắt đầu hành quân đến vị trí quy định.
Khi cách giàn khoan 10 hải lý thì 8 tàu hải cảnh và tàu kéo Trung Quốc đã lao ra ngăn cản, uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Vẫn là nhóm tàu hộ tống nằm trong đội hình tàu Trung Quốc hoạt động ở hướng này như hải cảnh 2506, 3383, 44101, 33102, 45101, 21101, hai tàu kéo mang số hiệu 263 và Hai Shan tăng cường vây ép lực lượng tàu của ta.
Video đang HOT
Cũng như các lần trước, phía Trung Quốc vẫn sử dụng chiến thuật dùng đội hình tàu hộ tống các loại nằm co cụm vào gần giàn khoan. Đợi khi biên đội tàu thực thi pháp luật Việt Nam tiến vào sâu thì bắt đầu tăng tốc lao ra ngăn cản kết hợp dùng thế gọng kìm cơ động chèn ép, uy hiếp, bao hai bên mạn và sẵn sàng đâm húc các tàu của ta.
Một điều đáng chú ý là trên các tàu hải cảnh loại lớn của Trung Quốc đang đeo bám, uy hiếp các tàu của ta ở cự ly rất gần như 2506, 3383 đều treo băng rôn. Theo quan sát của phóng viên thì băng rôn trên tàu hải cảnh 2506 mang dòng chữ “Trung Quốc Việt Nam hữu nghị chung sống hòa bình với nhau”. Câu khẩu hiệu này hoàn toàn trái ngược với những gì mà Trung Quốc đang thể hiện trên vùng biển của Việt Nam nơi họ đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Đây là một động thái mới của phía Trung Quốc đang được đem ra sử dụng trên khu vực mà họ ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi của Việt Nam.
Trước những diễn biến xảy ra trên thực địa cũng như nắm được ý đồ và các động thái của các tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam vẫn luôn cảnh giác, tăng cường quan sát thường xuyên, chặt chẽ nhằm nắm bắt tình hình và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra. Đồng thời kiên trì bám trụ, đấu tranh tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc tăng tàu quân sự ở giàn khoan 981
Hôm qua, Trung Quốc huy động 6 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan 981, tăng một tàu so với hôm trước, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, chiều 11/7.
Đây là những tàu hộ vệ tên lửa, tấn công nhanh, dò mìn được Trung Quốc điều động đến giàn khoan tùy từng thời điểm. Ngoài ra, Trung Quốc dùng 43-45 tàu hải cảnh, 17-19 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 22-24 tàu cá vỏ sắt để ngăn chặn mọi hướng tàu ta tiến về hướng giàn khoan.
Theo Cục Kiểm ngư, ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, nơi ngư dân của Việt Nam đang đánh bắt hải sản, Trung Quốc dùng 4 tàu lớn (2 tàu vận tải, 2 tàu hải cảnh) yểm trợ “bầy” tàu cá vỏ sắt vũ trang bám sát, ép hướng tàu cá của ta.
Trong khi đó, tại hiện trường, đám tàu trung Quốc với số đông vẫn siết các vòng quanh khu vực giàn khoan. Khi tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam tiến sát giàn khoan khoảng 10-11 hải lý để thực thi pháp luật, các tàu Trung Quốc liền dàn hàng ngang, tìm mọi cách ngăn cản hướng tiến của tàu ta.
Khai mạc triển lãm về biển đảo Sáng 11/7, tại Công viên 23/9, TPHCM, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) phối hợp với Sở VH-TT-DL TPHCM tổ chức khai mạc triển lãm “Kiên quyết giữ vững chủ quyền biên giới và biển, đảo Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 11 bản đồ cổ của Việt Nam, của phương Tây và Châu bản triều Nguyễn thể hiện những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông. Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu đến công chúng 60 tranh cổ động tiêu biểu của các họa sĩ trong nước về chủ đề biên giới- biển- đảo Việt Nam. Nội dung các tác phẩm thể hiện rõ ràng chủ quyền đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư cùng ngư dân đang ngày đêm bám biển vừa thực thi pháp luật vừa khẳng định chủ quyền. Ngoài ra triển lãm cũng trưng bày nhiều hình ảnh các hoạt động của nhân dân cả nước chung tay góp sức, cùng hướng về 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Tổ quốc… Triển lãm kéo dài đến 20/7.
Theo Tiền Phong
Tàu chiến Trung Quốc lại hung hăng đe dọa tàu Việt Nam
Trung Quốc lại tiếp tục thay đổi chiến thuật khi liên tục dùng tàu chiến và tàu hải cảnh cản phá lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Theo tin từ Cục Kiểm ngư và Cảnh sát biển, trên thực địa nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam ở cách khu vực giàn khoan khoảng 14 hải lý phát hiện 2 tàu chiến của Trung Quốc liên tục di chuyển xung quanh đội hình của tàu Việt Nam. Sau khi đi 1 vòng quan sát, 2 tàu chiến của Trung Quốc, gồm 1 tàu pháo và 1 tàu tên lửa tấn công nhanh đi thẳng vào giữa đội hình của tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.
Trên thực địa, tàu Trung Quốc luôn luôn áp sát, ngăn cản tàu Việt Nam.Khi di chuyển, các tàu chiến của Trung Quốc tiếp tục dùng chiến thuật áp sát các tàu và lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam để vừa quan sát, vừa đe dọa và gây áp lực. Khoảng cách áp sát của các tàu chiến Trung Quốc lúc gần nhất là 0,5 hải lý. Sau khi các tàu chiến này đi ra ngoài đội hình tàu Việt Nam khoảng 1 hải lý, Trung Quốc huy động 5 tàu hải cảnh và 2 tàu đầu kéo lao ra với tốc độ cao để cản phá đội hình tàu cảnh sát biển và kiểm ngư, không cho tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền. Cũng theo Cục Kiểm ngư, trong ngày 11/7, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103-110 tàu tham gia bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981, trong đó có 43-45 tàu hải cảnh, 17-19 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 22-24 tàu cá và 6 tàu quân sự. Về phía Việt Nam, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển của ta vẫn thực hiện việc tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi các tàu của ta tiếp cận giàn khoan đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã dàn hàng ngang, tăng tốc độ áp sát ngăn cản, không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan. Các tàu kiểm ngư của ta chủ động cơ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật. Các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của ta đánh bắt, toàn bộ tàu cá cá của Trung Quốc hoạt động tại hiện trường giàn khoan, dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh và 2 tàu vận tải của Trung Quốc đã thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng, không cho tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám ngư trường đánh bắt cá, đảm bảo an toàn. Theo Đời Sống Pháp Luật
Theo_Kiến Thức
Giàn khoan Nam Hải 04 hoạt động ở biển Đông trong một năm Cục Hải sự Trung Quốc ngày 9.7 ra thông báo nói rằng giàn khoan Nam Hải 04 của nước này sẽ vận hành tại biển Đông trong một năm. Giàn khoan Hải Dương-981 và tàu Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển của Việt Nam - Ảnh: Độc Lập Cụ thể, Nam Hải 04 hoạt động tại vị trí có tọa...