Hoang phế Hải Vân quan
Cụm kiến trúc cổ Hải Vân quan – nơi đệ nhất hùng quan đang rơi vào cảnh hoang phế, không được bảo tồn bởi ở vùng giáp ranh giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế.
Hải Vân quan nằm trên núi Hải Vân được triều Nguyễn xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), nằm trong hệ thống phòng thủ của kinh đô Huế xưa. Ngày nay, địa danh này là vùng giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nằm bên núi phía Đà Nẵng là phần tam cấp và chiếc cổng Hải Vân quan cao hơn 10 m, cùng một số lũy đá. Bên cạnh tấm biển đá ghi ba chữ Hải Vân quan là những hàng gạch đã bị hư hại.
Lối đi qua cổng ngổn ngang gạch, đá, rác thải do khách vứt lại. Nơi đây hoàn toàn không có bất cứ đơn vị quản lý nào.
Những lũy đá rộng chừng một mét dẫn vào tầng 2 của cổng Hải Vân quan, được cải tạo thời chiến tranh còn khá nguyên vẹn, nhưng bề mặt đã hư hỏng, nguy hiểm cho người đi lại. Bên cạnh là những dãy nhà hoang phế còn lại từ thời chiến tranh.
Bên trong tầng 2 ở cổng Hải Vân quan nhếch nhác với rác thải. Nhiều người thiếu ý thức đã vẽ bậy, bôi bẩn những bức tường.
Phía trên trần tầng 3 của cổng này nhìn qua một ô nhỏ là những lớp bê tông đã bong tróc, để lộ phần thép đan và có nguy cơ sập.
Video đang HOT
Nhiều phần bê tông của một lô cốt thời chiến tranh cạnh cổng Hải Vân quan đã hư hỏng, có thể sập bất cứ lúc nào. Tuy nhiên mỗi ngày vẫn rất nhiều người trèo lên đây ngắm cảnh, chụp ảnh.
Chiếc cổng cổ có khắc biển đá “ Thiên hạ đệ nhất hùng quan” cỏ mọc um tùm, che lấp lối đi.
Xung quanh những chiếc cổng cổ trên đỉnh Hải Vân là nhiều đồn bốt, hầm hào quân sự. Trong đó có tháp canh là nơi nhiều người trèo lên chụp ảnh, vì hậu cảnh là con đường quanh co.
Không có bất cứ cầu thang, hay bậc thềm để lên các đồn bốt này, khiến nhiều bạn trẻ mạo hiểm mỗi khi chụp ảnh.
Cũng chính không có đơn vị quản lý, những chiếc đồn cũ bị dẫm đạp và một chiếc đã bị sập, hoang tàn.
Phía dưới đỉnh đèo là đồn bốt thời chiến còn lại, xám xịt đang bị những hộ kinh doanh vây kín.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn xuống cấp
Là một trong những trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất TP HCM, chợ Bình Tây sau gần 90 năm xây dựng mái ngói đã mục nát, các mảng bêtông thường xuyên bong tróc...
Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi Chợ Lớn (mới) ở quận 6, TP HCM, do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất của chợ, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ ngơi. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.
Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất rộng khoảng 25.000 m2. Ngay khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thủy bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, chợ nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng... Hiện, Chợ Lớn có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Sau gần 90 năm xây dựng, chợ Bình Tây đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mái ngói trong khu nhà lồng chợ mục nát.
Hệ thống rui mè của chợ bị bong tróc lòi cả cốt thép rỉ sét. "Bêtông, bụi bặm thường xuyên rơi xuống. Trời mưa, nước nhỏ xuống rất nhiều. Chúng tôi mong Ban quản lý sớm sửa chữa, cải tạo lại chợ để tiểu thương và khách hàng có nơi an toàn buôn bán", anh Tâm chủ một sạp hàng nói.
Do từng có khách và tiểu thương bị thương vì bị ngói rơi trúng nên ban quản lý buộc phải dùng lưới sắt che chắn tạm thời.
Một mảng tường bị nứt toác có thể đổ sập.
Do mái ngói mục nát, khi trời mưa nước chảy xuống gây hư hỏng hàng hóa nên tiểu thương phải lấy bạt che tạm.
Thậm chí dùng xô, túi nylon treo lủng lẳng trên trần để hứng nước mưa.
Cột trụ bị bong tróc, gãy rời ra khỏi tường.
Xi măng trên tường bong tróc, lòi cả gạch. "Ban quản lý chợ đã thông báo mỗi tiểu thương góp khoảng 40 triệu đồng để sửa lại chợ cách nay cả năm rồi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy họ thu tiền và chợ thì tiếp tục xuống cấp", chủ một sạp cho biết.
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao cho biết UBND TP đã đồng ý chủ trương sửa chữa, cải tạo lại chợ Bình Tây. Tuy nhiên, do hồ sơ của đơn vị tư vấn, thiết kế còn sơ sài nên yêu cầu bổ sung cho hoàn chỉnh để đảm bảo giữ được kiến trúc, hoa văn khi sửa chữa. "Chợ này chưa được công nhận là di tích nhưng nằm trong diện được cư xử như di tích. Vấn đề nằm ở chủ đầu tư là Ban quản lý xây dựng công trình quận 6 chưa hoàn chỉnh thiết kế", vị đại diện cho hay.
Một điểm đặc biệt mà những ngôi chợ khác ở TP HCM không có là nơi này có một hoa viên giữa 4 dãy nhà cho khách nghỉ ngơi. Ở đây, có đặt tượng thờ ông Quách Đàm, người bỏ tiền xây ngôi chợ với 4 con rồng phun nước 2 bên và 4 con kỳ lân. Hàng ngày, nhiều tiểu thương đến thắp nhang, khấn vái cầu buôn may, bán đắt.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Sửa trạm thu phí cầu Cần Thơ hoang phế Các khối bêtông vỡ nát đã thu dọn, toàn bộ 12 làn đường qua trạm thu phí cầu Cần Thơ cũng được trải nhựa giúp các xe qua lại thuận tiện hơn. Sửa chữa các làn đường tại trạm thu phí cầu Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long. Gần một tuần sau khi VnExpress phản ánh Trạm thu phí cầu Cần Thơ hoang phế,...