Hoảng nhìn học trò trưng diện quá lố
Chuyện học sinh làm đẹp khi đến trường không còn quá xa lạ nhưng những hình ảnh học trò trang điểm, trưng diện quá mức vẫn làm người nhìn phải hoảng.
Đua nhau làm đẹp… lố
Ở nhiều trường học, cả bậc THPT và THCS, không quá khó để bắt gặp hình ảnh các học trò thể hiện vẻ ngoài như diễn viên, ca sĩ khi đến lớp. Nét mặt non nớt được nhiều em tô vẽ đậm từ môi, mắt, chân mày, đeo trang sức… có em nhìn chẳng khác nào diễn viên tuồng. Nhiều bộ móng tay, móng chân cũng bị không ít em sơn sửa với những màu sắc xanh, đỏ, tím đậm chóe, cầu kỳ.
Một nữ sinh tranh thủ dặm thêm phấn ngay lúc tập trung ở sân trường.
Tại trường THPT P. (Q. Phú Nhuận, TPHCM), giờ ra chơi hay lúc tập trung ở sân trường, có thể nhìn thấy một vài nữ sinh trang điểm đậm, lòe loẹt, tự làm mình già hơn tuổi rất nhiều. Không để ý đến bạn bè xung quanh, lâu lâu có em còn thản nhiên lôi gương, son môi, mascara dặm thêm lên mặt, bôi gel lên tóc như thể đang trong phòng riêng. Cũng có những bạn chỉ trỏ, bàn tán nhưng dường như những học trò khác cũng đã quá quen với những diễn như thế này.
Em Lê Ngọc An, lớp 12 cho hay trong lớp cũng có một bạn thường xuyên trang điểm rất đậm khi đến lớp như dán mi giả, đánh mắt đen, môi đỏ choét… Lúc nào cô bạn này cũng chỉ chủ ý trau chuốt vẻ bên ngoài, ngay cả trong giờ học.
“Thời gian đầu khi bạn ấy trang điểm đậm, bọn em còn nói bàn tán, bình phẩm và thấy khó chịu vì không phù hợp nhưng giờ thì tụi em quen mắt rồi, tuy vẫn không thoải mái khi tiếp xúc. Bạn ấy khoe sáng nào cũng mất gần tiếng đồng hồ để trang điểm. Thầy cô từng nhắc nhở mà chẳng hiểu sao bạn ấy vẫn vậy”, An nói.
Một lần đến Trường THPT L. (Q.3, TPHCM), chúng tôi… hết hồn trước vẻ sành điệu của một nhóm nữ sinh lớp 11. Những bộ móng tay chân sơn vẽ xanh đỏ đậm được các em cùng nhau đưa ra bình phẩm, nhận xét một cách thích thú. Có em khoe làm ở nơi cao cấp, hàng trăm nghìn một bộ móng.
Không hiếm học trò sơn móng tay chân lòe loẹt, cầu kỳ.
Chưa kể việc trong nhóm có bạn sử dụng kiềng đeo cổ, vòng tay bằng vàng bắt mắt. Mấy cô học trò còn rủ nhau đồng phục với những đôi giày cao gót gỡ 10 – 12cm. Thế nên giờ ra chơi, trong khi bạn bè thoải mái vui đùa, chạy nhảy thì họ chỉ có thể ngồi tám chuyện về hình thức vì ngay việc đi lại cũng đã hết sức nan giải.
Khi được hỏi về vẻ ngoài “khác người” của mình, nữ sinh tên Thương gượng gạo cho hay mình bắt chước theo các bạn trong nhóm. Do trái với quy định của nhà trường nên tuy trưng diện nổi bật như vậy nhưng thường phải tìm cách qua mắt giám thị, thầy cô vì sẽ bị nhắc nhở. Thương thừa nhận, do cách ăn mặc được coi là sành sỏi nên họ cũng ít vui chơi cùng bạn bè trong lớp, chỉ quanh quẩn trong nhóm với nhau.
Chẳng riêng gì nữ sinh, không hiếm những gương mặt bạn trai với những mái tóc vót dài che mắt ra vẻ lãng tử hay tóc chỏm được xịt keo ngổ ngáo. Những phụ tùng thời trang như vòng đeo tay, đeo cổ đủ màu sắc vốn dùng để kết hợp với những trang phục đi chơi, dã ngoại không khỏi “lố” khi xuất hiện cùng trang phục và môi trường học đường. Tình trạng học trò ăn diện “bắt mắt” như thế này còn xuất hiện ở các em học sinh lớp 6, lớp 7.
Làm đẹp không xấu
Hầu hết trường học đều có quy định về ăn mặc cho học sinh khi đến trường như không trang điểm, không nhuộm tóc, không sơn móng tay, đeo trang sức… Nhưng thực tế, các trường không dễ bề kiểm soát việc học sinh làm đẹp, chủ yếu vẫn trên tinh thần nhắc nhở là chính.
Khi học trò trưng diện quá mức, vẻ ngoài không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường học đường, gây khó chịu cho người khác. Việc trau chuốt vẻ ngoài làm các em hao tốn tiền bạc, thời gian đối với việc học và cũng dễ sa vào lối sống đua đòi.
Video đang HOT
Những quy định về văn hóa trường học đang bị nhiều học sinh “qua mặt”.
Trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố đầu năm nay, em Phan Thị Phương Oanh, học sinh lớp 7 Trường THCS Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ, TPHCM) bày tỏ lo lắng khi bản thân chứng kiến rất nhiều bạn bè của mình còn nhỏ tuổi nhưng thích đua đòi, chải chuốt mà lơ là chuyện học. Điển hình là các bạn nữ tô son, sơn móng tay, nhộm tóc; bạn nam thì để tóc dài, ăn mặc lếch thếch… làm mất đi sự trong sáng của tuổi học trò và làm môi trường học tập bị xáo trộn. Đặc biệt, em này e ngại vấn nạn này có thể lây lan vì các em đang trong độ tuổi “bắt chước”.
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng làm đẹp là một nhu cầu rất tự nhiên của con người ở mọi lứa tuổi. Các em ở tuổi học trò muốn làm đẹp không phải là xấu vì có khi nhờ một chút vẻ ngoài trang điểm hay thoa kem dưỡng môi, phấn hồng… giúp các em tự tin hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, theo thầy Khắc Hiếu, với những em làm quá thì sẽ gây phản cảm, khó chịu cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường học đường. Vì thế, điều các em học sinh cần là phải biết tiết chế trong việc chưng diện diện để giúp mình đẹp hơn chứ không phải xấu đi.
“Khi các bạn làm đẹp hãy tự mình quan sát thật kỹ xem đã ổn chưa, nếu còn thấy lấn cần thì hãy suy nghĩ lại. Điều cần nhất là hãy soi mình trong mắt người khác, nếu người xung quanh thấy dễ chịu, khen đẹp, phù hợp nghĩa là bạn đang ổn; còn người khác khó chịu, phê phán đúng, xa lánh mình thì phải xem lại”, thầy Hiếu nhắn nhủ.
BS Trương Trọng Hoàng, Phó trưởng bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) cho hay lứa tuổi học trò thích làm đẹp nhưng ít quan tâm đến sức khỏe. Việc đi những đôi giày cao gót có thể giúp các em nhìn cao hơn, yểu điệu hơn nhưng nếu sử dụng thường xuyên rất nguy hại đến sức khỏe của đôi chân, có thể để lại hậu quả lâu dài. Ngoài ra, việc đi giày cao gót khi đến trường, các em sẽ thiệt thòi vì phải hạn chế vận động, vui chơi.
Hoài Nam
Theo dân trí
Người đàn bà lúc nào cũng sợ mình chết
Lâu rồi chúng tôi mới gặp lại chị và những đứa con đáng thương. Vẫn là những đứa trẻ sống trong mặc cảm của bệnh tật, của nghèo đói bủa vây. Âu lo hơn khi người mẹ là trụ cột của gia đình đang sắp ngã quỵ vì căn bệnh tim quái ác.
Phải băn khoăn lắm chị Phạm Thị Thủy mới tìm lại chúng tôi để nhờ giúp đỡ, bởi cách đây 3 năm về trước, những đứa con của chị đã được bạn đọc Dân trí giúp đỡ rất nhiều. Nhưng lần này, căn bệnh tim quái ác hành hạ khiến mạng sống của chính mình trở nên nguy nan, chị không còn biết cách nào khác.
Căn bệnh tim mà chị Thủy chịu đựng đã bao năm nay giờ khiến tính mạng chị như "ngàn cân treo sợi tóc"
Chị Thủy chính là mẹ của bé Lương Văn Nam, cậu bé bị căn bệnh vảy nến kỳ lạ mà chúng tôi đã từng thông tin trong bài "Nghẹn ngào trước cảnh cậu bé 13 tuổi mắc bệnh lạ" ở làng Hoàng Xá, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội.
"Em chết thì cũng tại số của em, đành chịu. Nhưng em thương các con quá, chúng còn quá bé mà lại đang gánh trên người bao bệnh tật. Mẹ em thì đã quá già yếu, còn chồng lại bị chứng dở người đã bao năm nay", chị Thủy bắt đầu lăn dài nước mắt khi kể về những nỗi khổ tâm chồng chất bấy lâu.
Đại gia đình chị Thủy vẫn trông chờ vào những đồng thu nhập ít ỏi từ nghề thủ công dát vàng mã
Vẫn căn nhà xưa cũ, vẫn những con người xưa cũ. Và bệnh tật mà họ mang trên người thì ngày một nặng hơn. Cậu bé Lương Văn Nam, con trai đầu của chị bị mắc căn bệnh vảy nến kỳ lạ, khiến da sần sùi và thường xuyên bong tróc đau đớn. Căn bệnh đã biến cậu bé thành một người "kỳ dị", khiến những ai lần đầu gặp cậu đều không khỏi sợ hãi. Nhưng thực ra em là một cậu bé rất ngoan hiền, yêu thương các em hết mực. Biết mẹ và bà vất vả vì mình, Nam dành hết thời gian để làm việc giúp đỡ mẹ kiếm tiền nuôi các em ăn học.
3 đứa con "mỗi đứa một bệnh" của chị Thủy gồm Lương Văn Nam, Lương Thị Huệ, Lương Thị Thùy Linh cách đây 3 năm về trước
Giờ 3 anh em đã lớn hơn trước, nhưng bệnh thì vẫn đeo đẳng suốt chừng ấy thời gian
Em gái của Nam là Lương Thị Huệ, năm nay đã 12 tuổi, cao nhẳng hơn so với 3 năm về trước. Có điều, cơ thể của cô bé vẫn gầy tong teo do căn bệnh tim bẩm sinh chưa được điều trị. Cô em gái út xinh xắn Lương Thị Thùy Linh ngày nào giờ đã sớm mang dáng vẻ nhọc nhằn, bươn chải để sống của những gia đình nghèo khổ.
"Các con của em vẫn thế, gánh trên người bao bệnh tật mà không biết kêu với ai. Không có tiền thì mẹ con chỉ biết nhìn nhau mà khóc, anh à", chị Thủy nói với tôi. Bản thân chị Thủy cũng là người mang căn bệnh tim đã bao năm nay mà không dám đi phẫu thuật. Chị thấy trong người còn khỏe nên cứ ở liều. Nói đúng hơn chị sợ chết. "Em sợ nếu phẫu thuật mà chẳng may có mệnh hệ gì, thì ai sẽ nuôi các con của em, ai sẽ chăm mẹ già và chồng ? Em mà chết thì họ sẽ sống như thế nào ?", chị hỏi tôi mặc dù câu trả lời là quá khó cho người đối diện.
Điều làm chị Thủy đau đáu trong lòng là nhỡ chị có mệnh hệ gì thì các con sẽ sống ra sao
Nhưng, đấy là những thàng ngày còn "khoe khỏe" trong người. Chứ bây giờ chị không thể cố được nữa. Những cơn đau tim làm chị ngất liên tục, đến thở cũng đã là khó khăn huống hồ làm những việc nặng nhọc. Hơn bao giờ hết chị cảm thấy bóng dáng của tử thần đang bủa vây, treo lở lửng trên đầu chị.
"Em đi khám, các bác sĩ bảo phải mổ gấp. Chậm ngày nào thì tính mạng nguy kịch ngày đó. Các bác sĩ ở Viện Tim mạch Hà Nội đã chỉ định ngày giờ phẫu thuật nhưng em vẫn còn chần chừ, bởi lấy đâu ra tiền để phẫu thuật đây ?", chị Thủy lại nói.
Ba năm về trước, đứa con trai của chị là Lương Văn Nam đã được các nhà hảo tâm giúp đỡ một khoản tiền. Cũng nhờ số tiền đó mà chị dành dụm để chèo chống cả gia đình vượt qua bệnh tật, khó khăn của cuộc sống. Chị bảo cả gia đình đều trông chờ vào cuốn sổ tiết kiệm 60 triệu đồng, nhưng nó cũng chỉ mới trả được một nửa chi phí cho ca phẫu thuật tim của chị sắp tới.
Tôi hiểu sự rối bời của chị, bởi nếu không phẫu thuật gấp thì tính mạng của chị khó giữ. Nhưng phẫu thuật thì chưa đủ tiền, và rồi cái đại gia đình của chị cũng sẽ "đứt gánh" vì nợ nần chồng chất, khó khăn bủa vây.
"Cái Huệ, cái Linh học giỏi lắm. Thằng Nam cũng nghị lực lắm. Chúng học và làm cũng chỉ vì thương mẹ, thương bà. Nhỡ may tôi có mệnh hệ gì, cuộc đời của các cháu sẽ đi về đâu ?', chị Thủy lại hỏi tôi. Câu trả lời thật khó có lời giải đáp.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 817: Chị Phạm Thị Thủy, thôn Hoàng Xá, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội.
ĐT: 01646.336.734
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Vì yêu, tôi buộc lòng phải phá hoại hạnh phúc kẻ khác Để được ở bên nhau, chúng tôi phải mệt mỏi tìm kế sách ứng phó. Bởi vợ của anh cứ như một con béc giê, lúc nào cũng đánh hơi và dòm ngó hai đứa bất cứ đâu. Mà phải công nhận, chị là 1 con chó rất thính! Trên đời này, tôi ghét nhất là tờ giấy hôn thú của vợ chồng...