Hoang mang vì được “tặng”… nước thải?
Không thông qua chính quyền địa phương, không có bất cứ hướng dẫn, khuyến cáo nào, công ty TNHH MiWon Việt Nam (trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ) đã chở lượng “ phân bón” lớn “tặng” cho người dân thôn Tam Phú (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc).
Điều đáng nói, sau khi sử dụng thứ nước được gọi là phân bón này, hàng loạt các giếng nước của người dân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng…
Người dân thôn Tam Phú nhiều ngày nay sống trong sự lo lắng bởi nhiều giếng khơi đang trong vắt bỗng chuyển màu, có mùi lạ. Có giếng nước còn biến thành màu đen kịt như nước đỗ đen, mùi rất khó ngửi.
Anh Triệu Trần Anh, người dân thôn Tam Phú cho biết: “Giếng nước nhà tôi sử dụng mấy chục năm nay, nước lúc nào cũng trong vắt. Bây giờ, màu như nước đỗ đen, mùi thum thủm, không ai dám ăn…”.
Cũng theo anh Triệu Trần Anh thì giếng nước nhà anh vẫn được sử dụng chung cho những gia đình lân cận nhiều năm nay. Giếng chỉ có hiện tượng chuyển màu, ô nhiễm từ khi người dân được “tặng” cho loại phân bón dạng lỏng để tưới cây thanh long (vào ngày 16/10/2014-PV).
Anh Triệu Trần Anh.
Cũng không ai biết vì đâu lại có chiếc xe bồn chở lượng lớn phân bón đến để “tặng” người dân như vậy? Họ chỉ biết, được “cho không” thì vui vẻ nhận. Ai ngờ, chỉ gần 1 tuần sau nước giếng khơi đang trong vắt lại ô nhiễm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Hà, thôn Tam Phú cũng chia sẻ: “6 chiếc giếng khơi của tổ liên gia chúng tôi thì hiện nay đã có tới 3 cái bị ô nhiễm, không ai dám ăn. Không biết đó là phân bón hay là loại chất thải gì. Người dân ăn nước giếng thì bị đầy bụng, hoa mắt, chóng mặt…”.
Lo lắng cho sức khỏe của mình và gia đình, anh Triệu Trần Anh đã làm đơn kiến nghị tới chính quyền địa phương. Ông Phạm Hữu Hạnh, trưởng thôn Tam Phú cho biết: “Ngay sau khi được gia đình anh Triệu Trần Anh thông báo, chúng tôi đã có mặt để xác minh, lập biên bản sự việc. Người dân nơi đây trồng cây thanh long, nhu cầu phân bón là rất cần thiết. Chính vì vậy khi có người mang đến cho thì người dân nhận. Tuy nhiên, chính quyền địa phương hoàn toàn không được biết. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên chính quyền xã, huyện. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc của loại nước này”.
Phân bón rỉ ra rãnh nước có màu đen kịt.
Còn chị Trần Thị Hương, một người dân vẫn ăn chung nước giếng nhà anh Anh, cũng là người nhận phân “miễn phí” chị bày tỏ: “Thấy người trong xóm bảo bón loại phân này tốt nên tôi cũng lấy một ít để tưới cho thanh long. Khi phát hiện nước bị ô nhiễm, chúng tôi mới thấy bất an…”
Ghi nhận thực tế, bãi chuối bị rỉ thứ nước gọi là “phân bón” của công ty MiWon đã khô lá và chết. Nước có màu đen và bốc mùi hôi thối. Người dân cho biết khi thời tiết nắng nóng thì nước khô đi, nhưng khi có mưa thì lại dềnh lên, đen ngòm. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, thứ nước phân này lại ngấm xuống giếng khơi rất nhanh và gây ô nhiễm.
Bãi chuối bị chết khi bị tưới “phân bón”.
Dư luận địa phương đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi nghi vấn trong lo âu. Liệu đây thực sự là phân bón hay chỉ là nước thải ô nhiễm? Tại sao công ty lại chở một quãng đường rất xa đem cho miễn phí? Hơn nữa, là công ty chuyên sản xuất sản phẩm mì chính, bột ngọt nhưng công ty lại chở phân bón đi “tặng” nông dân?
Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để làm rõ sự việc trên, tránh gây ra sự hoang mang, lo lắng trong dư luận.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự việc này!
Theo Đức Hạnh
Báo Công lý
Vụ 3 công nhân tử vong tại công ty Hào Dương, Chủ tịch HĐQT Cty không thể vô can
Ngày 16/9, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động làm 3 công nhân tử vong tại công ty CP thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM).
Theo nội dung cáo trạng, khoảng 11trưa ngày 24/4/20113, một số công nhân công ty Hào Dương nghe tiếng kêu cứu của đồng nghiệp tại khu vực hố nước thải trong khuôn viên công ty.
Bà Trịnh Thị Phương Mai bác toàn bộ nội dung cáo trạng
Tại đây, họ thấy có người rơi xuống hố nước thải có nhiều hóa chất nên gọi điện báo cơ quan chức năng. Sau khi đến hiện trường, Công an huyện Nhà bè và lực lượng cứu hộ cứu nạn (sở Cảnh sát PCCC TP.HCM) phải hút nước cạn hồ mới tìm thấy xác các nạn nhân, gồm: Nguyễn Minh Tuân (SN 1984, quê Sóc Trăng), Lê Phát Tài (SN 1985) và Huỳnh Thanh Tài (SN 1989, cùng quê Long An).
Kết luận giám định pháp y cho thấy nguyên nhân khiến các nạn nhân tử vong là do hít sặc bùn. Phương án để các công nhân xuống bể thu gom bùn là do bà Trịnh Thị Phương Mai thông qua và quyết định. Sau khi vụ việc xảy ra, bà Mai bị truy tố về tội "vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động".
Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, bị cáo Trịnh Thị Phương Mai bất ngờ tố vị chủ tịch HĐQT công ty, là ông Tăng Văn Đức đã bội tín, không thể vô can trong vụ án.
Theo bị cáo Mai thì kỹ sư Trung Quốc mà ông Tăng Văn Đức đưa vào công ty chính là người chỉ đạo các kỹ sư và công nhân thực hiện công việc dẫn đến xảy ra tai nạn. Bị cáo không thừa nhận là người chỉ đạo trực tiếp vụ việc khiến 3 công nhân tử vong, thậm chí "chính bị cáo phản đối việc đưa công nhân vào xử lý bể nước thải ngày 24/4 (ngày xảy ra tai nạn - P.V) và có đề nghị chuyển sang ngày 30/4 nhưng bị từ chối".
Đồng tình với lời khai của bị cáo Mai, giám đốc Cty Hào Dương, ông Trương Hải nói rằng ban giám đốc hoàn toàn không được biết gì về chuyện kỹ sư Trung Quốc làm việc. "Chuyện này do HĐQT quyết" ông Trương Hải nói trước tòa. Một phó giám đốc khác của công ty là ông Lê Đức Phận nói rằng kỹ sư Trung Quốc này đã làm việc tại Hào Dương mà không hề có đăng ký tạm trú tạm vắng với công an sở tại. Khi xảy ra vụ tai nạn làm 3 công nhân tử vong, người Trung Quốc này đã rời công ty Hào Dương và hiện ở đâu không rõ.
Nhận thấy trong vụ án hé lộ thêm tình tiết mới nên HĐXX đã tuyên tạm hoãn phiên tòa để làm rõ tránh lọt người, lọt tội.
Theo ANTD
Những hình ảnh gây sốc về tình trạng ô nhiễm nước tại Trung Quốc Hàng triệu người Trung Quốc đang phải sống chung với sự ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa quá nhanh của đất nước này. Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS / China Daily. Tờ Business Insider mới đây đã tổng hợp...