Hoang mang sợ bố chồng sàm sỡ con gái
Giọng cô gái thì thào rất nhỏ, như sợ có ai đó sẽ nghe thấy câu chuyện nhà mình thì sẽ xấu hổ vô cùng.
Vợ chồng cô và 2 con gái đang sống chung với ông bà nội. Theo lời cô thì “mẹ chồng đến chồng, con trai, con gái bà phải thốt lên nhận xét là bà sống chỉ vì bản thân, ích kỷ, nhỏ nhen, vụn vặt, gia trưởng, độc đoán, độc quyền về tài chính (thu nhập của cả nhà đều phải tập trung về cho bà quản lý, bà không được quản lý tiền chắc bà ốm mất)”.
Vợ chồng cô cũng thống nhất để cho bà quản lý để bà thoải mái tâm lý và không làm khó cô. Bà vẫn so đo cô đi lấy chồng không có kinh tế so với con gái bà.
Bà yêu cầu người khác phải trau chuốt khi nói nhưng bà lại toàn quẳng vào tai mọi người những câu sói vào óc. Bà không ưng gì là càm ràm bên tai hoặc xị mặt cả ngày. Những lúc đi làm về mệt, con cái nhỏ quấy, không khí gia đình nặng nề thật là mệt mỏi.
Bà biết chăm sóc cháu, thu vén công việc gia đình nhưng cáu lên là mắng chửi thỏa miệng. Và làm gì, giúp gì thì hay kể công và cho rằng mình là ô sin cho cả nhà. Bà là người rất tham việc.
Quê bà ở xa nên ít về quê. Nhà bố mẹ cô cách có 30km nên thỉnh thoảng cô lại cho các con về chơi với ông bà ngoại, tết cho các con về ăn tết với ông bà, cả việc chồng mua cho cô cái xe tay ga để đi làm cũng khiến bà cáu kỉnh, so bì.
Một vài lần cô to tiếng với bố mẹ chồng nhưng xuất phát điểm vì ức chế quá nên cô nói để cho ông bà hiểu, nhưng bà lại cho cô là hỗn láo. Cô vẫn xác định mình làm dâu con là phải biết nhịn và phải chịu thiệt.
Vợ chồng cô có việc làm ổn định, thu nhập hơn 20 triệu/tháng. Hai người yêu thương nhau, đều biết suy nghĩ, quan tâm chăm sóc gia đình, chịu khó làm ăn và biết tiết kiệm. Cô đi làm giờ hành chính, sáng dậy sớm cơm nước chuẩn bị cho con đi học, chiều về nếu bà đã nấu cơm rồi thì chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, tối cho con học và phụ chồng bán hàng. Nói chung, ngoài những lúc đi làm, cô chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa, không có chút thời gian cho riêng mình.
Video đang HOT
Cô suy nghĩ mấy năm nay về sự việc kinh khủng ấy
Nhưng việc khiến cô suy nghĩ, luẩn quẩn và lo lắng mấy năm nay, từ khi đứa thứ 2 được 15 tháng tuổi phải đi viện. Hôm đó, ông nội mang đồ ra và ở lại buổi tối. Trong phòng họ về hết, ông đến gần gạ gẫm cô, cô chỉ biết ôm chặt con vào lòng và quát to lên “Ông làm cái gì đấy? Ông mà làm gì vớ vẩn là tôi ôm con ra khỏi nhà, tôi nói với chồng tôi đấy. Ông muốn phá hạnh phúc của con cái à?”. Ông ấy giãi bày vì bà vợ không quan tâm đến sinh lý của ông nên ông rất chán, muốn bỏ đi. Đấy là 1 lý do không chấp nhận được. Đúng là ông rất tốt với các cháu nhưng cô rất lo có việc gì xảy ra với các con. Những lúc gia đình đi vắng hết, có mình con gái ở nhà với ông, mà cháu hay ngủ với ông là cô rất hoang mang. Lỡ 1 phút nông nổi, ông ấy không kìm chế được, mà cháu thì không tự chủ và hiểu, chưa tự bảo vệ mình được. Cô thương chồng và thương con, nếu nói ra thì coi như gia đình tan nát, bố con người ta lìa mặt nhau.
Hai vợ chồng cô cũng có suy nghĩ sẽ ra ở riêng nhưng ông bà đã chặn trước là nếu ở riêng sẽ cho tan đàn sẻ nghé hết (vì chồng cô con trai một, ông bà sợ hàng xóm dị nghị). Cô chỉ muốn có 1 cuộc sống bình yên, vợ chồng đi làm, tối về chăm sóc con cái. Và nhất là để có cảm giác thoải mái, an toàn. Chứ như bây giờ, cô cảm thấy stress, ngột ngạt như bị cầm tù.
Thanh Tâm đã bàn với cô thử cách nói chuyện với bố chồng. Hãy nói với ông về mong muốn tôn trọng ông, về cảm giác nếu còn sống chung nhà với ông, về khả năng chịu đựng việc giấu diếm chuyện đã qua và có thể nói với chồng. Và chốt lại về phương án tốt nhất hiện thời là gia đình cô sống tách ra. Để người bố chồng suy nghĩ và tự tìm cách giải quyết vấn đề là tốt nhất, sẽ cùng lúc giải toả mọi băn khoăn, lo lắng của cô mà không khiến cho sự việc tồi tệ, mất kiểm soát.
Nhưng thực sự, Thanh Tâm nghĩ cô gái đã có một sức chịu đựng dẻo dai, chấp nhận im lặng dù không hề dễ dàng. Thanh Tâm mong rằng, lựa chọn của cô sẽ được đền đáp xứng đáng và dù cô im lặng hay nói ra thì cô đều được trân trọng, chứ không như một trường hợp bạn đọc cũng rơi vào cảnh tương tự lại bị đổ lỗi, đang là nạn nhân lại trở thành tội đồ.
Thanh Tâm
Theo phunuvietnam.vn
Không được đưa con về ngoại chơi dù cách có 7km, nàng dâu "tức nước vỡ bờ" hành động khiến mẹ chồng bất ngờ
Mỗi lần Huyền định mang con về ngoại là mẹ chồng lại viện hàng loạt lý do để cấm cản dù nhà cô chỉ cách có 7km.
Huyền vừa định bế con đi thì mẹ chồng cô lớn tiếng:
- Cô không nghe lời tôi nói mà vẫn cố tình đưa thằng bé đi phải không? Đâu ra cái thói con cái không nghe lời bố mẹ thế hả?
- Con đưa cháu về ngoại thôi chứ có gì đâu mà mẹ lại không cho thế ạ?
- Con cô nhưng cháu tôi. Cô không phải muốn mang đi đâu thì đi nhé!
Đó dường như là câu chuyện quen thuộc mỗi lần Huyền muốn cho con về ngoại dù chẳng phải xa xôi hay con còn quá nhỏ. Bởi cô lấy chồng đã 4 năm nay và có một cậu con trai 3 tuổi. Hơn nữa, nhà chồng cô cách nhà ngoại có 7 cây số nên cô rất muốn cho con về chơi. Thế mà từ Tết đến bây giờ con trai cô chưa được một lần gặp ông bà ngoại.
(Ảnh minh họa)
Bao nhiêu lần Huyền có ý định đưa con về ngoại là bấy nhiêu lần mẹ chồng cô không đồng ý dù con dâu đã xin phép từ trước đó mấy ngày. Khi thì bà bảo nó đi học cả tuần, có mỗi cuối tuần được ở nhà với ông bà nội. Lúc bà lại nói rằng: "Mẹ con mày đi thì ai cơm nước cho 2 cái thân già này? Định để chúng tôi chết đói luôn đấy à?"
Thực ra chẳng cần phải để mẹ chồng nhắc thì mỗi lần đi đâu Huyền cũng chuẩn bị sẵn hết đồ ăn thức uống. Ông bà ở nhà chẳng cần nấu mà hâm nóng lên là ăn được. Với lại mỗi lần về ngoại thì mẹ con cô cũng chỉ sáng đi chiều về chứ có phải ở cả năm cả tháng đâu nhưng mẹ chồng cô vẫn cương quyết: "Bố mày không thích ăn kiểu đấy!"
Mà bố mẹ chồng Huyền cũng lạ. Con gái đi lấy chồng thì mong về thăm từng ngày nhưng lại không muốn con dâu về ngoại. Có lần em chồng về nhà, thấy có người nấu cơm nên cô xin phép đưa cháu về thăm ông bà 1 hôm. Ai ngờ mẹ chồng cô lại mắng xéo: "Em mới về thì chị dâu lại ôm con đi. Ghét nhau thì nói một câu chứ không phải làm cái kiểu đấy đâu". Oan lắm nhưng cuối cùng cô vẫn phải ở lại.
Nhà chồng đã thế rồi lại còn được cả chồng Huyền nữa. Anh ấy đi làm xa, cả tháng mới về 1 lần thế mà chẳng chịu hiểu cho vợ gì cả. Nghe vợ kể xong còn bảo: "Em buồn cười nhỉ? Đi lấy chồng rồi mà cứ đòi về ngoại là sao? Con còn nhỏ đi lại vất vả. Còn ông bà nhớ cháu thì sao không lên đây mà thăm đi, cứ bắt nó đi đi về về là sao?"
Nghe chồng nói như vậy, Huyền chẳng biết làm gì khác ngoài ôm con mà khóc nghẹn. Bố mẹ cô cũng già rồi chứ có phải khỏe mạnh gì đâu mà đi đi lại lại liên tục được. Mẹ cô nhớ cháu lắm nhưng vẫn phải an ủi: "Thôi. Nhà người ta đã không muốn cho cháu họ đi thì thôi con ạ!"
(Ảnh minh họa)
Mấy hôm nay mẹ Huyền bị ốm khá nặng do thay đổi thời tiết. Nghe bố kể mà lòng nóng như đốt nên cô định tranh thủ cuối tuần để mang con về chơi cho bà khuây khỏa phần nào. Nhưng như mọi lần, mẹ chồng cô lại tiếp tục ngăn cản. Vừa bực vừa lo cho mẹ, cô vẫn quyết đưa con về. Mẹ chồng cô thấy không cản được lại bắt đầu nói khó nghe:
- Đã làm dâu làm con nhà này thì phải theo nếp nhà tôi chứ đừng có cái kiểu muốn làm gì thì làm đâu. Hay là thấy chúng tôi thoải mái quá nên nhờn rồi?
- Xin lỗi mẹ nhưng con trai con không chỉ là cháu bà nội mà còn là cháu bà ngoại. Vì vậy mà lần này con xin phép đưa cháu về thăm bà ốm ạ.
Nghe con dâu nói thế mẹ chồng cô bất ngờ lắm bởi những lần trước nghe bà nói như vậy, cô sẽ lại cắm cúi bế con quay trở vào. Nhưng hôm nay nói xong, Huyền liền bế con ra bắt taxi mà chẳng hề quay đầu lại, mặc cho mẹ chồng vẫn không ngừng chửi mắng. Lần này cho dù bố mẹ chồng và chồng muốn ra sao thì ra, cô phải thay đổi chuyện này chứ không thể nhún nhường mãi được.
Theo afamily.vn
Mẹ chồng hồ hởi cho 300 triệu mua nhà, tôi sững sờ trước lời đề nghị đáng sợ Tôi có chút bất ngờ trước những lời nói của mẹ. Đúng là bố mẹ chồng tôi đã về hưu nhưng sao tự nhiên ông bà lại nhiệt tình như thế. Trước đây tôi sinh con, ở nhà vẫn bán hàng online trong thời gian 6 tháng nghỉ mà mẹ chồng bảo sức khỏe yếu không trông cháu được, giờ lại nhiệt tình...