Hoảng loạn vì động đất ở Chile
Ngày 2.4, trận động đất 8,2 độ Richter đẩy toàn bộ bờ biển phía bắc Chile vào cơn hỗn loạn và khiến nhiều nước khác phát lệnh báo động.
Cảnh đổ nát ngổn ngang sau trận động đất – Ảnh: Reuters
Theo Reuters, 900.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa, tháo chạy đến các trung tâm sơ tán sau khi địa chấn xảy ra ở ngoài khơi cách thành phố biển Iquique khoảng 86 km về phía tây bắc. Rung động lan sâu vào đất liền tới mức người dân ở nước láng giềng Bolivia cũng cảm nhận được. Động đất cũng gây ra những cơn sóng bất thường cao khoảng 2,5 m ập vào bờ biển tại một số khu vực của Chile, khiến người dân hoảng loạn chạy lên những vùng cao ít nhất 20 đến 30 m so với mặt nước biển vì lo sợ sóng thần.
Video đang HOT
Chấn động còn gây cúp điện, hỏa hoạn ở nhiều nơi, các con đường thì bị xé toạc. Hình ảnh trên truyền hình và internet cho thấy người dân gồng gánh chen chúc trên các con đường để đến nơi an toàn trong khi nhà cửa tiếp tục rung động mạnh do một loạt cơn dư chấn. Tuy vậy, do khu vực này vừa qua cũng xảy ra một số trận động đất nhỏ, người dân luôn đề cao cảnh giác nên đã giảm thiểu được thương vong xuống mức thấp nhất. AFP dẫn thông báo từ Bộ Nội vụ Chile cho hay tính đến tối qua, có ít nhất 6 người thiệt mạng và 3 người bị thương nặng.
Chính phủ Chile sau đó đã rút lệnh cảnh báo sóng thần nhưng vẫn tuyên bố tình trạng thảm họa ở nhiều khu vực và đưa quân đội đến để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn. Tại Iquique, khoảng 300 nữ tù nhân thừa cơ vượt ngục và đến khuya 2.4, mới có khoảng 26 người bị bắt trở lại. Tổng thống Michelle Bachelet cũng ra lệnh gấp rút triển khai công tác cứu trợ khi vẫn còn hàng chục ngàn người phải qua đêm ngoài trời trong tình trạng thiếu điện, nước. Nhà chức trách cũng cảnh báo sẽ còn nhiều cơn dư chấn khác trong những ngày tới. Tuy các mỏ đồng ở Chile, nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, không bị ảnh hưởng nhiều nhưng trận động đất vẫn khiến giá đồng thế giới lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua, theo AFP.
Cũng trong ngày 2.4, rất nhiều nước trong khu vực phát lệnh báo động sóng thần. Ecuador, Peru, Honduras, Nicaragua, và chính quyền bang Hawaii của Mỹ đều kêu gọi người dân cảnh giác, tránh xa các bờ biển. Chính phủ Peru còn ra lệnh đóng cửa một số con đường ven biển. Đến tối qua, một số nước đã gỡ bỏ cảnh báo nhưng Indonesia cho biết nước này có thể hứng chịu một số cơn sóng bất thường xuất phát từ động đất. AFP thì dẫn lời Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết họ đang cân nhắc có nên ra cảnh báo sóng thần hay không. Trận động đất gây sóng thần thảm họa tại nước này hồi năm 2011 có cường độ 9 độ Richter.
Theo TNO
Đại án tham nhũng trong quân đội Trung Quốc
Trung Quốc đã đưa ra xét xử vụ án tham nhũng trong quân đội được cho là lớn nhất trong vòng gần 10 năm qua.
Cốc Tuấn Sơn (ảnh nhỏ) và "Tướng quân phủ" của mình - Ảnh: AFP/SCMP
Tân Hoa xã ngày 1.4 dẫn thông tin từ Viện Kiểm sát quân sự cho hay cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Cốc Tuấn Sơn đã chính thức bị truy tố tội tham nhũng, biển thủ, lạm dụng công quỹ và lạm dụng quyền lực. Với hàm trung tướng, ông Cốc là sĩ quan cao cấp nhất phải đối mặt với tòa án quân sự kể từ năm 2006.
Đây là kết quả của cuộc điều tra kéo dài hơn 2 năm qua và giới truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về cuộc sống xa hoa tột đỉnh của viên tướng 57 tuổi. Ông Cốc bị phát hiện sở hữu hàng chục căn hộ cao cấp ở trung tâm Bắc Kinh và một dinh cơ lộng lẫy ở thành phố Bộc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam. Với diện tích rộng đến 1 ha phỏng theo kiến trúc Tử Cấm Thành, dinh cơ ở quê nhà của ông Cốc được người dân địa phương gọi là "Tướng quân phủ". Theo tạp chí Tài Tân, khi khám xét nơi này, nhà chức trách đã phát hiện cả một bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc bằng vàng ròng, bao gồm thuyền vàng, chậu vàng và cả tượng vàng của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng một hầm rượu đắt tiền. Nhân dân nhật báo còn đăng xã luận lên án tướng Cốc là "con sâu đục thủng cả Vạn lý trường thành".
Tướng Cốc gia nhập quân ngũ từ năm 1971, bắt đầu đảm trách công tác kinh tài của quân đội tại Bộc Dương vào năm 1985. Đến năm 2009, ông này được đề bạt giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần PLA và vun vén tài sản từ những dự án đất đai cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, theo Tài Tân. Các nguồn thạo tin cho hay ông Cốc còn đang đối mặt với cáo buộc bán hàng trăm chức vụ trong quân đội để bỏ túi hàng triệu USD. Một số chuyên gia cho rằng do vụ việc liên quan đến nhiều bí mật quốc phòng nên ông Cốc có thể sẽ bị xử kín.
Hoàn Cầu thời báo nhận định vụ Cốc Tuấn Sơn là bằng chứng mới cho thấy Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đang thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng lớn trong PLA, vốn bị đánh giá là tồn tại nhiều tệ nạn. Mới đây, tờ South China Morning Post loan tin cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, người được cho là đỡ đầu tướng Cốc, cũng đã bị bắt và điều tra vì nghi án bán quân hàm.
Cũng trong ngày 1.4, AP dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết các thanh tra đã phát hiện hàng loạt sai phạm và nghi án tham nhũng trong các đơn vị quân đội đặt xung quanh thủ đô Bắc Kinh, bao gồm cả Quân khu Tế Nam. Theo thông báo, cuộc thanh tra thu thập được nhiều manh mối liên quan tới sai phạm trong khâu đề bạt, kỷ luật, chuyển nhượng đất đai, phân bổ tài sản và quân y.
Theo TNO
Cuộc chạm trán trên biển Đông Giới truyền thông quốc tế trải nghiệm tình trạng căng thẳng trên biển Đông khi chứng kiến tàu Philippines chạm trán tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây. Tàu Philippines (nhỏ) chạm trán tàu tuần tra của Trung Quốc khi tiếp cận bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP Trong một dịp hiếm hoi, truyền thông quốc tế hồi cuối tuần qua đã chứng...