Hoảng loạn suốt 20 năm vì bị chú họ lạm dụng tình dục
Đêm đêm, tôi vẫn phải tự mình chiến đấu với những cơn ác mộng. Có nhiều lần, khi chồng uống rượu ở đâu đó về khuya, trong tôi vẫn xuất hiện lại cảm giác sợ hãi, khủng hoảng… Những lúc ấy, tôi thường trở nên căng thẳng, nổi cáu, tôi bế hai con gái sang phòng mình rồi đóng chặt cửa ở trong đó. Tôi sợ…
Tôi đã ngồi co ro trên ghế sofa suốt đêm…
Năm tôi lên 8 tuổi, mẹ tôi mất đi để lại hai chị em tôi và bố trên cõi đời này. Bố tôi là một thương binh, ông không nhận thức được nhiều thứ. Bởi vậy, sau khi mẹ mất, bố không thể lo lắng được hết cho chị em tôi.
Không thể cứ giúp đỡ bố tôi mãi nên ông bà, các bác, các dì đã tìm được cho bố một người vợ mới sau giỗ đầu của mẹ. Tuy là mẹ kế, nhưng dì ấy là người nhân hậu, thương con người như thương con mình. Tôi vẫn rất cảm ơn dì về điều đó.
Tôi không quan niệm như phần lớn người dân ở làng. Tôi muốn được đi xa thay vì ở nhà lấy chồng, đẻ một bầy con. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi xin bố dì được vào Sài Gòn với gia đình người chú họ. Người chú này mấy năm trước về làng chơi đã hứa sẽ giúp tôi tìm nghề phù hợp.
Bố tôi, dĩ nhiên chẳng ý kiến gì. Dì thì lẳng lặng bán con lợn với vài tạ thóc lo tiền cho tôi vào nam. Mấy ngày liền vạ vật trên tàu, tôi cũng đến Sài Gòn. Ở đây, cái gì đối với tôi cũng lạ lẫm, hoành tráng.
Tôi ở nhà chú thím làm đủ việc như trông em, chợ búa, cơm nước, dọn dẹp, trông nhà khi chú thím đi làm. Với nhiều người, công việc như thế có thể sẽ rất mệt, nhưng với một cô bé nông thôn cao lớn, khỏe mạnh như tôi, nó chẳng nhằm nhò gì.
Video đang HOT
Thím tôi là người tốt, bà đều đặn trả tiền công mỗi cuối tháng rồi chở tôi ra bưu điện để tôi tự tay gửi tiền về nhà. Sau bữa tối, bà thường tự làm những việc còn lại, để tôi được tự do với sách vở trong căn phòng nhỏ dưới trệt. Bà động viên tôi tự ôn tập để thi vào trường nào đó đặng có cái nghề nuôi thân.
Chú tôi là người ít nói, công việc kinh doanh cuốn ông đi từ sáng sớm tới khuya. Sau khi cả nhà đi ngủ, tôi thường vừa học, vừa nghe ngóng xem khi nào ông về mà ra mở cửa. Hầu hết lần nào ông về cũng mang theo mùi rượu bia nồng nặc. Bước vào nhà, chẳng nói một lời, ông quăng cái cặp xuống bàn rồi đi cả giày lên gác, có hôm vừa đi vừa nôn, vừa càu nhàu, phàn nàn. Những lúc ấy, tôi phải dìu chú lên từng bậc cầu thang, rất nặng nề, khổ sở.
Sống ở nhà chú một thời gian, tôi thấy chú có thay đổi rõ rệt. Chú về sớm hơn trước, dù vẫn uống nhưng ít khi nào tôi thấy chú say khướt. Lâu lâu, chú mang về cho tôi hộp bánh, túi hoa quả, cũng có khi là đôi dép hoặc vài cái kẹp tóc xinh xinh. Những lúc như thế tôi vui lắm vì từ nhỏ tới giờ, có ai quan tâm tôi nhiều đến thế này đâu.
Một đêm, tôi vừa ngủ gật vừa chờ đến rất khuya mới nghe tiếng xe của chú đỗ xịch ngoài cổng. Chú vào nhà, đưa cho tôi một cái hộp màu vàng rất đẹp rồi hỏi tôi có biết hôm nay là ngày gì không, tôi hồn nhiên trả lời là không. Chú giải thích hôm nay là ngày valentine, ngày Lễ tình yêu. Ngày này những người yêu nhau thường hay tặng nhau hoa hồng hoặc sô cô la. Đây là hộp kẹo sô cô la chú được người ta tặng nhưng chú tặng lại tôi vì tôi đã rất chăm chỉ làm việc. Nói xong, chú vuốt má tôi khen tôi dạo này xinh ra tuy vẫn còn tồ lắm, rồi giục tôi đi ngủ. Tối hôm đó, tôi ôm hộp kẹo ngủ một giấc thật ngon lành.
Từ đó, những lần tôi dìu chú lên lầu, tôi cảm thấy có một cái gì khang khác. Thay vì chú cứ nhũn người ra như trước, tôi lại có cảm giác tay chú thường níu chặt vào cổ tôi một cách cố ý. Nhưng tôi xua đuổi ngay ý nghĩ đó và cho rằng chú say rượu thì còn biết gì nữa.
Cuối tuần ấy, chú chở cả nhà đi Vũng Tàu chơi. Tôi cũng được đi theo chứ không ở nhà thui thủi với con chó xù tên Lu như mọi lần. Suốt chặng đường đi, chú toàn kể về những trò nghịch ngợm thời chú và bố tôi còn là trẻ chăn trâu ở quê. Chuyện vui, cả nhà ai cũng cười như nắc nẻ.
Sau chuyến đi đó, quan hệ giữa chú và tôi có vẻ gần gũi, cởi mở hơn. Thím có lần cũng nói rằng bà thấy mừng, vì chú tôi vốn tính lạnh lùng từ xưa. Với con cháu trong nhà, hiếm khi ông gần gũi, vui vẻ như vậy, có lẽ vì tôi với chú hợp tính nhau?
Biết sức tôi khó có thể thi đại học, thím đã giúp tôi làm hồ sơ thi cao đẳng, trung cấp. Trước kỳ thi ba tháng, chú tôi cũng hay mang về cho tôi đồ ăn, thường là cháo hoặc phở mỗi đêm ông về nhà. Lần nào chú cũng vuốt tóc dặn dò tôi ăn cho khỏe để thi đỗ. Tôi rất xúc động, nhận sự quan tâm, âu yếm đó một cách tự nhiên.
Đêm nào tôi cũng thức gần như tới sáng để ôn thi. Một đêm, trong giấc ngủ lơ mơ, tôi thấy hình như con Lu lại lẻn vào phòng, đang liếm cái lưỡi ấm ấm của nó lên mặt tôi như mọi lần. Tôi quơ tay đẩy nó ra, nhưng giật bắn mình khi thấy tay chạm vào cái gì đó mà không phải con Lu. Tôi mở choàng mắt, bật ngồi dậy và kinh hãi thấy chú đã ngồi trên nệm tôi nằm từ khi nào, trên mình chỉ mặc độc cái quần lót. Áo của tôi đã bị bật mất mấy chiếc cúc phía trên. Tôi hét lên, nhưng chú đưa tay ra bịt miệng tôi lại. Giọng khẩn khoản rằng tôi đừng làm thế, thím mà biết sự việc thì chết cả hai chú cháu. Chú thương tôi thật lòng. Không phải chú không yêu thương thím với các em, nhưng không hiểu sao chú cứ thương tôi nhiều như thế…
Tôi càng cố vùng vẫy chú càng ghì chặt tôi hơn từ phía sau. Một tay bịt miệng tôi, tay còn lại chú sờ soạng khắp người tôi. Rồi chú hôn lên tóc, lên cổ tôi… Tôi chỉ thấy bao trùm là một cảm giác kinh hoàng và mùi bia rượu pha lẫn mùi thuốc lá phảng phất. Cuối cùng, tôi lấy hết sức bình sinh đẩy chú ra và vùng chạy. Phía sau, tiếng mấy cái bình sứ, rồi đồ đạc rơi loảng xoảng, con Lu thấy động sủa gâu gâu ầm ĩ… Đèn bật sáng, thím xuất hiện phía trên cầu thang hỏi giật giọng: “Có chuyện gì vậy con?”, tôi còn đủ tỉnh táo nói dối: “Con lỡ tay làm rớt cái bình nên con Lu nó sủa, không có gì đâu. Con xin lỗi thím”.
Từ lúc đó, tôi bật đèn ngủ ngồi co ro trên ghế sô pha. Lúc chú tôi đi ra, tôi nhìn thấy trán ông chảy máu. Ông đứng lại nhìn tôi, nói khẽ: “Chú sai rồi, nhưng cấm không để thím biết chuyện này”, rồi lên gác. Tôi sợ hãi, cô độc, tủi thân… nhưng không khóc được mà cứ ngồi bó gối nhìn lên trần nhà cho tới sáng. Tôi cố tỉnh táo nghĩ cách thoát khỏi cảnh này mà không ra. Bữa sáng hôm sau, tôi vẫn tỏ ra bình thường trong bữa sáng. Thím phàn nàn dạo này trộm vặt nhiều quá, đêm qua chú thấy động, lên sân thượng xem có chuyện gì không may vướng vào cây phơi đồ, ngã chảy máu đầu. Thím cũng dặn tôi trước khi đi ngủ phải kiểm tra các cửa, kẻo trộm vào nhà thì nguy hiểm lắm. Tôi chỉ vâng dạ cho qua chuyện.
Từ khi xảy ra chuyện đó, chú tìm mọi cách tránh mặt tôi, tôi cũng vậy. Nhưng từ đó, tôi thường xuyên có những cơn ác mộng, tôi cố chiến đấu với nó bằng cách chú tâm vào học và thi đỗ vào một trường cao đẳng.
Khi tôi ra trường, thím giúp tôi xin việc, rồi lại mối mai cho tôi một anh cùng cơ quan. Chồng tôi thương vợ yêu con, cuộc sống gia đình tôi tuy chưa dư dả song rất hạnh phúc. Nhưng đêm đêm, tôi vẫn phải tự mình chiến đấu với những cơn ác mộng. Có nhiều lần, khi chồng uống rượu ở đâu đó về khuya, trong tôi vẫn xuất hiện lại cảm giác sợ hãi, khủng hoảng… Những lúc ấy, tôi thường trở nên căng thẳng, nổi cáu, tôi bế hai con gái sang phòng mình rồi đóng chặt cửa ở trong đó. Tôi sợ…
Qua câu chuyện của mình, tôi rất mong các bậc cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con của mình, dạy chúng những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước mọi tình huống. Xã hội càng hiện đại lại càng mang trong nó nhiều rủi ro. Các bà mẹ đừng bao giờ nghĩ dạy những kỹ năng tự bảo vệ cho con- nhất là con gái-là quá sớm.
Theo PLO
"Tôi rất xót xa và đau lòng..."
Tôi là một giáo viên dạy kỹ năng mềm và cũng là chuyên viên tâm lý. Tôi rất xót xa và đau lòng mỗi khi phải đọc những bài viết về sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của con người mà đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
Khi nhìn nhận một vấn đề, trước hơn hết chúng ta phải nhìn toàn diện và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Ví dụ như một con số 6, thì người ở bên đầu này thì bảo là số 6 nhưng người đứng ở đầu kia thì bảo là số 9. Vì vậy để giải quyết cốt lõi của vấn đề thì phải đi tìm nguyên nhân sâu xa.
Biết bao nhiêu chuyện nào là trò đánh thầy, thầy đánh trò, trẻ phạm tội dưới tuổi thành niên ngày một tăng... Đó có phải là hệ quả của việc giáo dục không đến nơi đến chốn không? Mà nói cho rõ bản chất là vấn đề giáo dục đạo đức.
Sở dĩ tại sao trong chương trình giáo dục của chúng ta vẫn có môn Đạo đức mà để giá trị nhân văn, nhân bản của lớp trẻ ngày một xuống cấp, mai một? Có phải chăng chính những người làm giáo dục cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Đạo đức thì làm sao truyền cái "lửa", cái tâm của mình đến học sinh.
Bên cạnh đó để học sinh thật sự thích thú, đam mê chú ý đến bài giảng Đạo đức thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó kỹ năng sư phạm, kỹ năng dẫn dắt trình bày, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, cách đặt vấn đề, xây dựng tình huống, kiến thức xã hội phải rộng, kỹ năng tương tác... của các thầy, cô giáo. Đó, đòi hỏi cả một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc của nghề giáo. Trên những phương diện đó, tựu trung lại thì hiện nay được bao nhiêu thầy cô giáo giảng dạy môn Đạo đức có được? Con số đó có như lá mùa thu hay chăng?
Vì vậy với quan điểm và tâm nguyện của tôi, rất mong muốn một ngày gần đây Bộ Giáo dục chỉnh trang, hệ thống lại những kiến thức, văn hóa (văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa môi trường...), cách đối nhân xử thế... được gọi chung là môn Đạo đức để giáo dục từ cấp mầm non đến bậc đại học. Và nên nâng tầm quan trọng của môn Đạo đức trong chương trình học.
Có nên chăng người "truyền lửa" cho bộ môn này không ai khác ngoài những cử nhân Tâm lý. Tôi nghĩ chỉ có họ mới phần nào hiểu được tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi và chỉ có hiểu nhau mới dễ dàng chia sẻ cho nhau.
Nguyễn Linh
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
4 kỹ năng không thể thiếu để học sinh giỏi Lịch sử Cô Nghiêm Thị Huyền, giáo viên trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) cho biết, xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, giáo viên cần hình thành ở học sinh 4 kỹ năng cơ bản. Kỹ năng học, ghi nhớ sự kiện Kỹ năng đầu tiên, theo cô Nghiêm Thị Huyền là cần tạo cho học sinh kỹ năng học,...