Hoang lạnh những công trình bỏ hoang từ thời Liên Xô
Nhiếp ảnh gia người Anh Rebecca Litchfield đã chụp loạt ảnh các công trình bỏ hoang ở Liên Xô cũ và ghi dấu trong cuốn sách “ Soviet Ghosts”.
Pripyat ở Ukraine bị bỏ hoang sau khi nhà máy Chernobyl xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986.
Bệnh viện số 126 ở Pripyat bao gồm 5 tòa nhà lớn, mỗi tòa nhà cao 16 tầng cũng bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân tồi tệ trên.
Sau khi Pripyat bị bỏ hoang, nhiều vật dụng, thiết bị y tế bị bỏ lại như máy móc, giường, bình sữa, nôi trẻ em… Nhiều đồ vật bị hoen rỉ theo thời gian.
Trước khi bị bỏ hoang, Pripyat có 3 bể bơi trong nhà, 2 sân vận động, 35 sân chơi, 15 trường tiểu học, 5 trường trung học và một trường cao đẳng.
Một số đồ chơi, giày dép… của trẻ em trong trường mẫu giáo nằm ngổn ngang trên nền đất.
Công viên Luna ở Pripyat với vòng quay khổng lồ cũng bị bỏ hoang từ sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở nhà máy Chernobyl năm 1986.
Khung cảnh hoang tàn ở một bệnh viện lao.
Video đang HOT
Trần nhà, tường bị bong tróc, ẩm mốc.
Nhiều rạp chiếu phim từ thời Liên Xô bị bỏ hoang trên khắp lãnh thổ Nga.
Ba Lan cũng có nhiều công trình bỏ hoang, trong đó có bệnh viện này.
Theo_Kiến Thức
Nga cảnh báo 'nghĩa trang hạt nhân' Ukraine gây thảm họa ở châu Âu
Ukraine đã khởi động dự án xây dựng &'nghĩa trang hạt nhân' thay vì đưa sang Nga xử lý như trước đây.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Ukraine sẽ xây dựng kho lưu trữ tập trung duy nhất nhiên liệu hạt nhân phế thải, trong khi trước đây chất thải này được chuyển sang Nga xử lý.
"Nghĩa trang" chất phóng xạ sẽ được xây dựng trong khu vực phong tỏa của Chernobyl, tại 28 năm trước thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân đã hủy diệt tất cả mọi sinh vật sống xung quanh.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Mới cách đây không lâu, chính phủ Ukraine vừa công bố về việc thành lập trong khu vực này một vườn bảo tồn sinh quyển.
"Nhưng những tham vọng chính trị đã lấn át tiếng nói của các chuyên gia sinh thái nói riêng hay của lý trí nói chung. Trong nỗ lực cắt đứt mọi quan hệ với Matxcova, Kiev đã quyết định xây dựng kho lưu trữ hạt nhân ở Chernobyl", báo Nga bình luận.
Công ty Mỹ Holtec International được báo Nga cho là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án này. Nhiên liệu phế thải từ ba nhà máy điện hạt nhân, vốn trước đây được gửi sang để tái chế ở Nga, bây giờ sẽ được tích tụ lại ở Ukraine.
Quang cảnh bên trong buồng điều khiển lò phản ứng số 3 của nhà máy Chernobyl sau vụ nổ năm 1986
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị xã hội Vladimir Evseev được báo Nga dẫn lời nhận định: "Cần hiểu là nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tốt nhất là phải được qua tái chế. Trong quá trình chế biến, từ nhiên liệu này sẽ rút ra những chất có thể được tái sử dụng, chẳng hạn như uranium-235, phần còn lại sẽ được đem chôn cất. Ukraine không kế hoạch việc này.
Trong trường hợp không có giai đoạn tái chế như trên, có thể xảy ra hiện tượng chất phóng xạ bay vào khí quyển hoặc rò rỉ vào nguồn nước ngầm. Điều này dẫn đến tình trạng ô nhiễm phần lãnh thổ rộng đáng kể".
báo Nga lập luận rằng Ukraine chỉ quan tâm đến việc làm sao để trả Nga càng ít càng tốt cho hàng hóa và dịch vụ, bất kể điều đó có thể làm tổn hại đến an toàn của chính mình.
Các thanh nhiên liệu dùng cho nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô và Nga nay được Ukraine chọn mua của Mỹ. Đó là công ty Westinghouse tai tiếng mà người Czech và cả người Ukraine đã gặp vấn đề, theo lập luận của ông Vladimir Yevseyev.
Công nhân đo nồng độ phóng xạ trong nhà máy Chernobyl, ảnh chụp năm 1986
"Nhiên liệu hạt nhân của công ty Mỹ Westinghouse đã được chế tạo bằng con đường gián điệp công nghiệp. Chúng khá giống với nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng tính năng vận hành lại khác biệt một cách đáng kể. Trong quá khứ, một nhà máy điện hạt nhân của Ukraine đã buộc phải ngừng hoạt động của hai lò phản ứng khi sử dụng nhiên liệu này. Họ đã chật vật lắm mới rút được nhiên liệu ra khỏi vùng hoạt động. Và chỉ nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga mới có thể ngăn chặn được một tai nạn nghiêm trọng xảy ra", Vladimir Yevseyev, nói.
Matxcova cảnh báo rằng những thí nghiệm tương tự trong lĩnh vực hạt nhân có thể dẫn đến kết thúc tồi tệ. Những quyết định chính sách thiếu cân nhắc của Kiev sẽ đẩy không chỉ một mình Ukraine đến thảm họa nhân tạo, mà cả toàn bộ châu Âu cũng có thể cảm nhận hệ lụy của động thái này.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter đã bày tỏ sự quan ngại của mình về vấn đề trên.
Theo VTC