Hoàng Lan lấy dây buộc bụng để ngồi dậy trên giường bệnh
Nghệ sĩ vừa phát hiện bị Parkinson khi đang chống chọi di chứng từ ca mổ chữa thoát vị đĩa đệm khiến bà không thể đi lại.
Gần đây, những người đến thăm nghệ sĩ Hoàng Lan đều cảm thương khi nữ nghệ sĩ vừa mắc thêm bệnh Parkinson (một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ) khiến chân tay run rẩy. Cách ngày, bà phải nhờ thầy đông y châm cứu để giảm bớt sự đau đớn.
“Bệnh tôi ngày một nặng, giờ tôi phải buộc dây vào bụng mới lấy thế ngồi dậy được trên giường”, nghệ sĩ chia sẻ.
Hoàng Lan lấy dây buộc bụng để có thể ngồi dậy trên gường bệnh. Ảnh: Thiên Huy.
Sau đợt mổ cột sống chữa căn bệnh thoát vị đĩa đệm vào tháng 3/2016, Hoàng Lan hy vọng có thể sinh hoạt bình thường và mong đi diễn trở lại. Một năm qua, Hoàng Lan duy trì tập vật lý trị liệu tại bệnh viện với mong muốn hồi phục. Tuy nhiên, trước khi mổ bà bị đột quỵ kèm sức khỏe yếu do những di chứng. Bà còn gặp khó khăn với mắt phải hỏng hoàn toàn, mắt trái mờ (di chứng của việc tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào từ nhiều năm trước). Tiền thuốc, thăm khám bệnh rất tốn kém. Số tiền do bạn bè, nghệ sĩ quyên góp giúp đỡ bà vơi dần. “Bây giờ tôi đang thiếu tiền mua thuốc. Tôi lại nằm một chỗ không làm ra tiền, chưa biết tính sao về lâu dài”, Hoàng Lan tâm sự.
Video đang HOT
Nghệ sĩ và những người em bà con của bà vẫn trọ trong căn hộ nằm ở tầng trệt một khu chung cư ở quận 10, TP HCM. Suốt thời gian dài vừa qua, bà chỉ nằm trên giường bệnh. Mỗi lần có bạn bè, khán giả đến thăm hỏi, động viên, bà mừng rơi nước mắt vì có người trò chuyện, ôn kỷ niệm với nghề.
Theo VNE
Gần 30 năm che chở chị gái, phút cuối trên giường bệnh em trai tiết lộ bí mật đầy xúc động
Nếu trên đời này có một mối quan hệ sâu sắc và tồn tại mãi mãi, thì đó là mối quan hệ giữa tôi và em trai mình. Dù có dùng bao nhiêu từ ngữ, tôi cũng không thể diễn tả hết sự biết ơn của mình.
Ảnh minh họa
Chúng tôi lớn lên từ trang trại ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh và yên tĩnh. Có một lần, tôi ăn cắp 5 nghìn từ ngăn kéo của cha mình để mua một chiếc khăn tay hoa, nhưng ngay sau đó cha tôi đã phát hiện ra là tiền mất.
Cha bắt hai chị em chúng tôi quỳ gối úp măt vào tường, còn cha cầm cây roi tre dọa đánh; ông muốn một trong hai đứa chúng tôi phải nhận lỗi, nhưng không đứa nào dám nói gì. Vì vậy cha tôi rất giận, nói rằng cả hai chị em chúng tôi đều chịu phạt. Lúc ấy tôi đã sợ run lên, nhưng càng sợ, tôi càng không dám khai thật. Khi ông giơ cây roi tre lên cao, em trai tôi nắm lấy tay cha và nói:
"Cha ơi chính là con, con ăn trộm, không phải chị đâu."
Cha tôi là người rất nóng tính và có lòng tự trọng cao, ông không bao giờ dạy con cái mình làm điều bất chính, nên vừa nghe vậy, ông đã vô cùng tức giận và đánh em một trận nhừ tử. Khuya đêm đó, mẹ tôi và tôi ôm thân thể đầy dấu đòn roi của em khóc như mưa, xót em lắm, nhưng em không rơi một giọt nước mắt.
Em nói với tôi, "Chị ơi, chị đừng khóc. Em chịu đau được, sẽ qua thôi mà..." Tôi đã luôn luôn hối tiếc vì sự hèn nhát của mình vào cái ngày hôm ấy, và tôi cũng không bao giờ quên nét mặt đau đớn gan lì chịu đòn của em tôi, một trận đòn mà đáng lẽ ra người phải chịu là tôi.
Năm ấy em tôi lên 8 còn tôi thì 11 tuổi.
Em trai tôi được sau này nhận vào một trường trung học lớn, còn tôi cũng thi đậu vào một trường đại học của tỉnh. Một đêm không ngủ được, tôi ra sân thấy cha tôi đang ngồi xổm ở ngoài đó, hút ống điếu và thì thầm với mẹ: "Làm gì thì làm, nhất định phải học hành đến nơi đến chốn." Tôi thấy mẹ lau nước mắt và nói: "Nhưng phải làm sao bây giờ, một kỳ học cũng chẳng đủ tiền."
Bỗng em trai tôi từ đâu xuất hiện và nói với cha: "Cha, con không muốn học trung học, con học như vầy là đủ rồi." Cha tôi giật mình, ông quát em: "Con thực sự làm cha thất vọng!" Rồi ông bảo sẽ đi vay bằng được tiền học phí.
Tôi vội trở lại giường nằm, nhưng cả đêm đó tôi cũng không ngủ được. Cuối cùng, tôi quyết định không đi học đại học nữa, vì ở làng tôi đàn ông thất học thì không đi đâu được, còn phụ nữ thì có thể cưới tạm một tấm chồng.. Nghĩ như vậy xong, tôi cảm thấy vui lắm, và mong trời mau sáng để nói ngay với bố mẹ.
Nhưng sáng hôm sau, khi thức dậy, cả nhà phát hiện em trai tôi đã bỏ đi trong đêm. Em viết để lại cho tôi lời nhắn: "Chị ơi đừng lo lắng, em không thông minh, khó mà vào được đại học lắm, em sẽ đi làm, như vậy chị có thể đi học." Tôi òa khóc.
Năm ấy em tôi 17 tuổi, còn tôi đã 20.
Năm thứ ba đại học, một hôm khi đang ở trong phòng kí túc xá, bạn cùng phòng của tôi vào nói rằng tôi có một người khách ở làng đến thăm. Khi đi ra, tôi thấy đó là em trai của mình, người em mặc quần áo lao động phủ đầy bụi xi măng. Tôi hỏi em: "Tại sao em không nói với người ta em là em trai của chị?"
2 năm nằm viện với đống băng trắng quấn trên người, chồng vẫn chăm đều đặn, đến lúc... Tôi nghe mẹ tôi kể nhiều về chồng tôi, vì lúc đó mắt tôi vẫn bị băng kín. Bà bảo rằng có những đêm khuya, chồng tôi vẫn ngồi cạnh giường bệnh của tôi, nhìn tôi đầy thẫn thờ. Trước khi bị bỏng vì tai nạn, tôi là một phó giám đốc hét ra lửa (Ảnh minh họa) Cuộc sống hạnh phúc của...