Hoảng hồn phát hiện xác thai nhi giữa KTX sinh viên
Giữa trưa, các sinh viên hoảng hồn khi phát hiện xác một thai nhi giữa ký túc xá. Sau khi nắm được sự việc, các cán bộ có trách nhiệm trong trường đã “khẩn trương” đem chôn hài nhi mà không báo cơ quan công an.
Vụ việc được phát hiện khoảng 12h hôm qua, 15-1, tại khu vực giếng trời nhà C2 – KTX sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội).
Khu vực phát hiện xác hài nhi.
Theo thông tin do ông Lê Ngọc Hướng – Giám đốc Trung tâm dịch vụ trường học (TTDVTH – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội) – cung cấp, thai nhi là nam giới. Khi được phát hiện, thai nhi đã tử vong, trên người có vết trầy xước, vẫn còn dây rốn.
Cũng theo Giám đốc TTDVTH, khu nhà C2 có 5 tầng (128 phòng), dành riêng cho sinh viên nữ ở trọ (1024 người). Có 2 cán bộ quản lý khu nhà này nhưng chỉ trong thời gian hành chính. Thời điểm phát hiện vụ việc, không có cán bộ quản lý nào trực tại đây.
Theo quan sát của phóng viên, giếng trời nhà C2 rộng khoảng 2 mét vuông, thông cả 5 tầng, có 1 lối vào duy nhất từ phòng 113. Khi phát hiện vụ việc, các nữ sinh viên ở phòng 113 đã hết sức hoảng loạn, tất cả bỏ sang phòng khác đến khi sự việc được giải quyết xong mới dám về. Chiều 16/1, khi chúng tôi có mặt, các sinh viên vẫn lộ rõ vẻ sợ hãi, không dám nói chuyện với người ngoài.
Ông Hướng cho biết, sau khi tổ chức an táng cho hài nhi, phía TTDVTH đã cử người xuống tìm hiểu tại nhà C2 và làm việc với 8 nữ sinh viên trong phòng 113. Tuy nhiên, đến thời điểm chiều ngày 16/1, Trung tâm không tìm ra nguồn cơn sự việc và cũng không ai đến nhận, trình báo nào khác.
Trả lời câu hỏi tại sao TTDVTH không báo cáo sự việc tới cơ quan công an mà tự ý đem đi chôn, ông Hướng “nại” lý do lo rằng sinh viên hiếu kỳ sẽ kéo đến để chứng kiến sẽ gây lộn xộn nên các cán bộ trung tâm đã “khẩn trương” đem hài nhi ra chôn ở nghĩa trang của thị trấn.
Video đang HOT
Ông Hướng tỏ ra lo lắng khi phía trung tâm không tìm ra “thủ phạm” của vụ việc và nghi ngờ có người “chơi xấu” mình, mang hài nhi từ ngoài vào KTX của trường vứt, gây ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm.
Cũng theo ông Hướng, ông đã báo cáo vụ việc lên lãnh đạo nhà trường bằng… miệng và ông cũng đã “nói chuyện” với lãnh đạo Công an thị trấn Trâu Quỳ.
Nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ khiến các sinh viên trong trường rất hoang mang.
Theo ANTD
Chuyện của những người: Từ làng... ra phố
Những xô nước được giội ào lên người thật mau lẹ sau một ngày làm việc cực nhọc, ông Phạm Thế Tạo (50 tuổi, quê xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) nhanh chóng chạy vào nhà để nhường chỗ tắm cho người khác...
Sau hơn 25 năm sống "tạm trú" tại Hà Nội, ông vẫn một mình đạp xích lô rồi làm xe ôm tại các bến xe để dành dụm tiền nuôi con cái ăn học. Niềm vui lớn nhất của ông Tạo giờ đây là sự thành công của những người con.
Bà Bùi Thị Hương (57 tuổi, quê Xuân Trường, Nam Định) ra Hà Nội lập nghiệp được hơn 10 năm. Hiện bà Hương làm nghề thu lượm đồng nát, trung bình mỗi ngày bà kiếm được 80.000-120.000 đồng.
Nhờ những đồng tiền mà ông chắt chiu bao năm tại Hà Nội, giúp con gái lớn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội và đang giảng dạy tại trường cấp III của huyện nhà, còn con gái út đang theo học lớp 12.
Dưới cơn mưa nặng hạt, bà Nguyễn Thị Lục vẫn cố tìm khách cần vận chuyển hàng hóa tại phố Chợ Gạo (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm)
Câu chuyện của ông Tạo cũng giống như nhiều người lao động "tạm trú" khác ở một khu trên phố Đội Cấn (Hà Nội) chỉ rộng chưa đầy 150m2 nhưng có hơn 100 người sinh sống. Phần lớn mọi người ở đây đều đến từ các xã tại huyện Xuân Trường như Xuân Phú, Xuân Tiến, Xuân Ninh, Xuân Hồng... Vì cái nghèo, vì sự thành đạt của con cái, họ chấp nhận lên Hà Nội mưu sinh.
Hàng chục phụ nữ kiếm tìm sắt vụn tại một ngôi nhà vừa được giải tỏa trên phố La Thành
5g sáng, những ông bố, bà mẹ bắt đầu bủa đi khắp Hà Nội và làm đủ nghề để kiếm sống, từ thu lượm đồng nát, xe ôm, cửu vạn hay "ôsin bệnh viện"... Khi trời sẩm tối, họ trở về với căn nhà trọ tồi tàn. Khi chúng tôi thực hiện phóng sự ảnh này cũng là thời điểm Nam Định vừa chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 8. Mang vẻ mặt rầu rĩ, bà Nguyễn Thị Mơ (57 tuổi) nghẹn ngào cho biết: "Sau đợt bão này, em dâu tôi cũng sẽ lên Hà Nội kiếm sống vì lúa, hoa màu hỏng hết rồi, với lại đứa cả nhà nó đang học lớp 12, chuẩn bị thi đại học nữa...".
Bà Phan Thị Định vận chuyển một tấm kính cũ từ một khu nhà vừa bị giải tỏa
Họ, những người từ làng ra phố, có thể khiến một góc thủ đô không được đẹp mắt cho lắm, nhưng đằng sau sự không đẹp mắt đó là một khoảng trời hi vọng vào tương lai...
Tại một khu nhà trọ cho những người lao động trên phố Đội Cấn, một khoảng đất nhỏ được cơi nới làm nơi nấu nướng cho gần 100 con người sinh sống tại xóm trọ rộng chưa đầy 150m2
Hai người đàn ông vận chuyển hàng hóa cho khách trên một chiếc xe ba gác
2g sáng, tại gian hàng thủy sản trong chợ Long Biên (Hà Nội), chị Phương (phải) và chị Hà (trái) chuẩn bị hàng cho khách. Mỗi đêm làm việc các chị nhận được khoảng 150.000 đồng
Bé Lê Văn Khánh (7 tháng tuổi) tươi cười rạng rỡ trong vòng tay của cha mẹ. Anh Lê Văn Chung và chị Nguyễn Thị Hà hiện đang làm nghề bốc dỡ hàng hóa, ra Hà Nội lập nghiệp đã được bốn năm
Theo 24h
Gian nan vượt rừng tìm chữ Hàng chục năm nay, các em nhỏ vùng cao ở Hang Còi (bản Đá Còi, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) phải gùi theo gạo, sách vở, áo quần... băng khe suối, vượt hàng chục km đường rừng heo hút để học lấy chữ Bác Hồ, gieo ước mơ thoát nghèo. Trèo đèo, lội suối ra trung tâm trọ học Hang...