Hoàng hôn ở pháo đài Golconda
Pháo đài Golconda là thủ đô chính của các vị vua Qutub Shahi, bên trong chứa tàn tích của các cung điện, nhà thờ Hồi giáo… trên đỉnh đồi cao khoảng 130m, có tầm nhìn toàn cảnh ra các tòa nhà khác. Vào lúc chiều tà, đứng trên đỉnh pháo đài, du khách có thể nhìn thấy cao nguyên Deccan tuyệt đẹp và toàn cảnh thành phố Hyderabad nhộn nhịp.
Nằm ở phía Tây của thành phố Hyderabad (thủ phủ của bang Telengana, miền Nam Ấn Độ), pháo đài Golconda là một trong những quần thể pháo đài tráng lệ nhất ở Ấn Độ.
Được xây dựng trên ngọn đồi cao 130m với diện tích 4km2 gồm 4 pháo đài nhỏ, 11 km tường bao quanh, Golconda được biết đến với kiến trúc ấn tượng và là minh chứng cho lịch sử phong phú của Hyderabad.
Ban đầu, Golconda được xây dựng bằng bùn vào năm 1143 và sau đó được củng cố bằng gạch bởi các Sultan Bahmani, triều đại Qutub Shahi vào giữa thế kỷ 14 và 17. Vòng vây ngoài cùng của pháo đài là Fateh Darwaza hay cổng chiến thắng.
Theo ghi chép lịch sử, hàng nghìn nô lệ khỏe mạnh ở châu Phi được đưa đến đây để xây dựng nên pháo đài hùng vĩ này.
Bên trong pháo đài chứa tàn tích của các cung điện, nhà thờ Hồi giáo, kho vũ khí, hồ nước…
Golconda được trang bị đại bác, bốn cầu kéo, tám cổng, cùng nhiều hội trường, kho đạn và chuồng ngựa.
Video đang HOT
Pháo đài được xây dựng như một mê cung để quân địch khó đi sâu vào khu trung tâm, nơi cất giữ nhiều bí mật.
Các mái vòm trong pháo đài rất đặc biệt. Vỗ tay gần lối vào mái vòm sẽ tạo ra âm vang có thể nghe rõ từ trên đỉnh đồi, cách đó khoảng 1 km. Đây cũng từng là hệ thống cảnh báo cho cư dân của pháo đài.
Dưới chân thành là nơi ở của hoàng hậu, công chúa và những người hầu cận của họ.
Trên đỉnh cao nhất của pháo đài là nơi ở của vua.
Ngày nay, pháo đài Golconda đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng của Ấn Độ.
Rất đông du khách tới pháo đài Golconda bởi ở đây, họ được ghé thăm những phế tích cổ, lang thang quanh những bức tường bùn đất để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại ở Ấn Độ…
Đặc biệt, vào buổi tối, pháo đài Golconda trở nên sống động với màn trình diễn ánh sáng và âm thanh giới thiệu những đoạn trích từ quá khứ vương giả của nó. Sự hùng vĩ, sự trỗi dậy và sụp đổ của pháo đài đều được thể hiện rất ngoạn mục theo cách riêng của chúng.
Phú Ninh, ngày về...
Phú Ninh, một khắc hoàng hôn trong ngày đầu xuân mới. Mênh mông mặt hồ. Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết...
Tĩnh lặng mặt hồ Phú Ninh. Ảnh: Du Nguyên
Ánh chiều suy tư
Tôi đứng trước cảnh hồ đẹp như tranh vẽ, ngắm nắng xế xiên xiên, cảm nhận từng làn gió xuân hây hây lướt qua. Em hỏi tôi: "Anh thấy răng anh?". Tôi lặng thinh không đáp. Tôi không biết còn có ngôn từ nào có thể diễn tả được phức cảm của mình lúc đó.
Tôi ở đây, ngay Phú Ninh, trong buổi cuối ngày của tháng Giêng. Trời đã hửng nắng sau những ngày âm u, nhưng vẫn còn đâu đó cái lạnh se se của mùa đông sót lại.
Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết. Hệt như lòng tôi, đan xen nhiều mạch cảm xúc của tuổi lưng chừng, không còn trẻ lắm, cũng chưa hẳn già.
Tôi rời quê hương năm 18 tuổi, mang theo bao ước vọng. Cuối năm 2023, khép lại một năm kinh tế buồn. Cầm trên tay quyết định thôi việc trước thời hạn khi người người đang nô nức chuẩn bị đón tết, tôi bắt chuyến tàu sớm về nhà. Không rõ chính mình đang cảm thấy gì lúc đó.
Chỉ đến khi được thăm lại Phú Ninh, ngắm ánh chiều tà trên mặt hồ phẳng lặng, bao nhiêu cảm xúc chưa thể gọi tên đang nén chặt trong lòng mới cuộn lên như sóng trào.
Quê nhà vẫn ở đây, vẫn mặt hồ xanh, vẫn lao xao gió. Cảm ơn vì cảnh cũ vẫn vậy, cảm ơn Phú Ninh vẫn hoang sơ đứng ngoài làn sóng kinh tế hóa, đô thị hóa ồ ạt ngoài kia, để giữ lại tròn đầy bản sắc.
Vẫn sự tĩnh lặng, bình yên như ngày nào. Nhờ vậy mà tôi mới may mắn gặp lại khung cảnh thơ mộng trong ký ức. Và cậu trai năm xưa như được quê nhà dang tay đón đợi bước chân trở về, sau bao ngày rong ruổi.
Mùi quê hương
Tôi tự hỏi trong suốt 15 năm qua, hình ảnh quê hương đã ở đâu? Nó ở trong tim hay đã lẩn khuất sau những bề bộn? Hay phải đợi đến khi vấp ngã trên hành trình cơm áo phương xa, lòng tôi mới thổn thức nghĩ về nơi đã nuôi mình lớn lên.
Du lịch camping tại Phú Ninh. Ảnh: Goin out Camping Tam Kỳ
Tôi ở đó, không có gì trong tay, nhưng lại thấy như có tất cả. Bạn hữu bên mình, thiên nhiên ôm ấp, tình quê trải khắp, trong từng lăn tăn mặt nước, trong từng đàn cá nhỏ vẫy đuôi, trong mùi ngai ngái cỏ dại, trong từng cánh rừng khẽ rì rào.
Tôi bình thản thả người xuống ghế, ngửa cổ nhìn trời. Cứ mỗi lần cúi xuống ngước lên lại thấy một bầu trời khác. Có những điều thay đổi trong chớp mắt, cũng có những thứ vẫn vậy sau ngần ấy năm. Tôi khẽ cười, chiêm nghiệm sự bất biến trong cái vô thường, sự luân chuyển không ngừng trong những phút giây tĩnh tại.
Tối đó, chúng tôi dựng lều bên mặt hồ, say giấc giữa thiên nhiên. Lúc trở mình trong cơn say chếnh choáng, tôi thấy mình nằm dưới một bầu trời sao lấp lánh, thấy như vũ trụ đang thì thầm bên tai: "không sao đâu, còn quê hương là còn tất cả...".
Những ấm ức phố thị chợt tan biến. Chợt nghĩ nếu không có những biến cố mới đây, chắc mình đã quên mất quê nhà đẹp như thế nào.
Cảm ơn cuộc đời đã sắp đặt nhân duyên hạnh ngộ thật lạ lùng. Để tôi biết rằng, khi được - khi mất, cũng chỉ là lẽ thường.
Cảm ơn cả những khúc quanh gập ghềnh, để tôi kịp nhận ra những món quà đã ở sẵn ngay cạnh bên. Như chú bé trong truyện cổ một đời đi khắp thế giới tìm kho báu, đến cuối cùng mới nhận ra kho báu thật sự nằm ở nơi mình bắt đầu.
Trong cơn mơ ngủ, tưởng như bên tai mình một điệu hát quen hồi nhỏ mình vẫn thường nghe: "...Mênh mông mặt hồ trời mây lung linh. Về lại Phú Ninh như về với người tình...".
Phải, một người tình kiệm lời, ít khi điểm trang, không mấy phần rộn rã, không trách cứ khi mình bỏ mặc bước đi vào mười mấy năm trước. "Một người tình" bao dung mở rộng cửa đón chờ, nhẫn nại săn sóc mình sau những va vấp đường đời.
Phú Ninh, ngày trở về.
Hồ Phú Ninh được mệnh danh là "hòn ngọc xanh" của Quảng Nam, với quần thể gồm 30 đảo lớn nhỏ khác nhau, như: Đảo Khỉ, Đảo Rùa, Đảo Su... Trên các đảo đều có hệ sinh thái động thực vật phong phú, trong đó nhiều đảo là nơi sinh sống của những loài có tên trong sách đỏ.
Du khách đến đây có thể tham quan quần thể đảo bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đặc biệt, nhiều năm gần đây, cùng với lưu trú trong những bungalow nghỉ dưỡng, du lịch camping - du lịch cắm trại được nhiều người trẻ lựa chọn và trở thành xu hướng du lịch tại Phú Ninh.
Một buổi tối quây quần ấm áp bên lửa trại, giữa không gian thanh bình, cùng nhìn ngắm bình minh giữa mặt nước phẳng lặng... là điều lôi cuốn bước chân người tìm đến. ( L.Q)
Có một thị trấn Địa Trung Hải ngay tại Phú Quốc, bạn đã đến chưa? "Tới Phú Quốc đừng quên ghé thăm những cung đường ngắm hoàng hôn lãng mạn bậc nhất tại thị trấn Địa Trung Hải" là một trong những lời khuyên phổ biến trên các hội nhóm dành cho tín đồ du lịch thời gian gần đây. Nằm uốn mình nhấp nhô trên những triền đồi phía bờ Tây Nam đảo, thị trấn Địa Trung...