Hoảng hồn cô gái trẻ bị tụt kim trong mắt khi đi nhấn mí
Ngày nay nhấn mí trở thành một phong trào làm đẹp của chị em. Tuy nhiên, nhấn mí cũng có nguy cơ xảy ra tai biến, như cô gái trẻ bị kim tụt trong mắt khi đang thực hiện nhấn mí tại một spa.
BS Hoàng Cương, BV Mắt Trung ương cho biết, ca phẫu thuật ngày 23/4 là lần thứ 4 các bác sĩ BV Mắt phải cất công tìm kiếm kim trong mắt bệnh nhân sau những lần phẫu thuật làm đẹp hay ” khâu nhấn mi mắt” của các bệnh viện tư hay spa làm đẹp chuyển tới.
Phải sau 2 lần phẫu thuật các bác sĩ BV Mắt Trung ương mới tìm ra chiếc kim tuột trong mắt bệnh nhân khi đang thực hiện nhấn mí. Ảnh: BS cung cấp.
Bệnh nhân Vũ Thị L. (24 tuổi) vào khoa Chấn thương (BV Mắt Trung ương) hôm 23/4 vì đang tạo hình mí ở cơ sở làm đẹp thì bị mất kim, spa hoảng hồn đưa ngay bệnh nhân vào cấp cứu. Khi vào viện, bệnh nhân cũng rất lo lắng, hoảng sợ.
Bác sĩ Cương cho biết, qua hình ảnh phim chụp X- quang, các bác sĩ phải quan sát kỹ lắm mới thấy được lờ mờ cây kim dài khoảng 5mm, đường kính khoảng 0,2 mm. Với kích cỡ này, chiếc kim to đúng bằng chiếc lông mi nằm ở 1/3 trên ngoài hốc mắt, song song với cùng đồ kết mạc, rất khó phát hiện.
Trong khi đó, kim dùng trong nhấn mí thường là kim dẻo, di động tốt nên khi di chuyển có thể làm sát thương cho nhãn cầu. Chiếc kim này cũng được chế bằng hợp kim nên bắt nam châm rất kém, rất khó để “lần mò” được nó rồi gắp ra.
Video đang HOT
BS Cương chia sẻ thêm, những cuộc mổ tìm kim trong mắt luôn khiến các bác sĩ vã mồ hôi bởi tính chất của kim dẻo, di động tốt như đã kể trên. Thậm chí, không phải cuộc mổ nào cũng thành công ngay từ lần đầu, gắp được kim ra. Những tình huống này bác sĩ cũng mệt mỏi, căng thẳng vì “lần mò” cây kim, bệnh nhân cũng đau đớn, thấp thỏm, lo âu.
Với nữ bệnh nhân trẻ này, khi vào viện ở ca trực đầu tiên, các bác sĩ đã phẫu thuật nhưng không tìm được kim. Ca phẫu thuật thứ 2 được các bác sĩ thực hiện, với hình ảnh X – quang là chiếc kim có đường kính to đúng bằng chiếc lông mi như trên.
BS Cương chia sẻ, các bác sĩ trong kíp mổ dự đoán kim thường bị mắc lại ở 1/3 trên sụn hay trong khoang giữa kết mạc, sụn và cơ Muller- vốn rất chật hẹp. Và khi phẫu thuật mở lại đường mổ cũ, máu đã khô, thám sát bằng tay- mắt nhưng các bác sĩ vẫn không thấy kim đâu.
“Miết khẽ ở bờ trên sụn và túi cùng kết mạc mi trên chỉ thấy hơi lợn gợn ở 1/3 ngoài. Dùng chỉ mi và vành mi đơn để nhìn rõ toàn bộ cùng đồ kết mạc, kíp mổ mừng rơn khi nhìn thấy cây kim lấp ló. Lấy kim, chụp ảnh và đóng lại vết mổ cũ thôi! Chúng tôi đã có thêm kinh nghiệm quí báu để xử lý những tai biến loại này”, BS Cương chia sẻ.
BS Cương khuyến cáo, nhu cầu làm đẹp của chị em là chính đáng nhưng cả hai bên cung cấp dịch vụ và hưởng dịch vụ đều phải thận trọng. Bởi những tai nạn mất kim trong nhấn mí hoàn toàn có thể xảy ra, trong khi đó nhấn mí ngày càng trở nên phổ biến, được nhan nhản các spa thực hiện.
Vì thế, BS Cương khuyến cáo chị em khi đi làm đẹp nên thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Không thể chủ quan coi nhấn mí là một tiểu phẫu để có thể thực hiện bừa.
Bác sĩ thực hiện nhấn mí phải là người được đào tạo, có chứng chỉ, văn bằng hợp pháp; Cơ sở có uy tín, có thẩm quyền. Khi thực hiện can thiệp nhấn mí vô cảm tốt, ưu tiên bảo vệ nhãn cầu. Còn khi có tai biến thì nên dừng phẫu thuật đúng lúc, chuyển cơ sở tuyến cao hơn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bị gãy ngón chân, nữ bác sĩ vẫn phẫu thuật bệnh nhân suốt 5 giờ
Ngón chân đang băng bó bằng thạch cao, bác sĩ Song Xiaojie (Trung Quốc) vẫn thực hiện ca phẫu thuật cho một bệnh nhân ung thư.
Bác sĩ Song Xiaojie hiện là trưởng khoa Phụ sản tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Theo ChutianUrbanDaily, bás sĩ Song bị gãy ngón giữa bàn chân phải do vô tình đá vào khung kim loại trong phòng làm việc. Đồng nghiệp ở Khoa Chỉnh hình đã phải dùng thạch cao để băng bó vết thương cho cô và yêu cầu nghỉ ngơi cho đến khi vết thương hồi phục.
Bác sĩ Song vẫn phẫu thuật cho bệnh nhân dù chân bị thương. Ảnh: Pear.
Tuy nhiên, theo lịch làm việc, hôm sau bác sĩ Song phải thực hiện ca phẫu thuật hết sức quan trọng cho một bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung. Do vậy, cô quyết định vẫn phẫu thuật cho bệnh nhân đúng theo kế hoạch.
"Mặc dù chân bị thương và tôi đáng lẽ phải nghỉ ngơi, nhưng bệnh nhân của tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa", bác sĩ Song kể lại.
Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, bà Li, nữ bệnh nhân 59 tuổi đã rơi nước mắt khi nhìn thấy bàn chân phải của bác sĩ Song đang cứng đơ vì băng bó. Nghe người thân kể lại sự việc, bà vô cùng xúc động và biết ơn bác sĩ của mình.
Bác sĩ Song. Ảnh: Pear.
Kể từ ngày bị chấn thương ngón chân, bác sĩ Song đã thực hiện hơn 30 ca phẫu thuật, chăm sóc cho hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày. Do bộ phận đang thiếu hụt nhân sự trầm trọng nên cô cũng phải gánh vác nhiều công việc hơn. Đó cũng là lý do khiến nữ bác sĩ quyết định vẫn tiến hành mổ cho bà Li.
"Tôi không thể nghỉ ngơi được, tôi có nghĩa vụ phải chữa trị kịp thời cho bệnh nhân của mình. Mà các bệnh nhân của tôi lúc nào cũng trong tình trạng hết sức nguy cấp", nữ bác sĩ chia sẻ với PearVideo sau khi khám chữa cho 61 bệnh nhân trong một buổi sáng.
"Mẹ tôi từng dạy, bác sĩ tốt phải chăm sóc bệnh nhân như đang chăm sóc chính những người thân trong gia đình mình", bác sĩ Song nói thêm.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Cựu binh Mỹ ghép bộ phận sinh dục được một người qua đời hiến tặng Các bác sĩ Đại học Johns Hopkins vừa thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép dương vật cho một quân nhân bị thương tại Afghanistan. Theo Independent, nhóm gồm 11 bác sĩ phẫu thuật từ Trường đại học Johns Hopkins đã làm việc trong suốt 14 giờ để cấy ghép toàn bộ dương vật, bìu và các bộ phận trên thành bụng từ...