Hoàng hôn ảo diệu trên miền đất Quảng Ngãi
Tháng 3, vào buổi hoàng hôn, đất trời huyền ảo bao phủ khắp các miền quê tạo nên bức tranh thiên nhiên Quảng Ngãi lãng mạn, thanh bình hiếm có.
Trên hành trình về miền di sản Văn hóa Sa Huỳnh, du khách có thể đi ghe cùng ngư dân quăng lưới đánh bắt cá, ngắm hoàng hôn trên đầm An Khê, xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ). Đầm An Khê là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong Quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh thuộc địa phận xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ), Đầm nước ngọt An Khê được ví là “trái tim”, báu vật thiên nhiên bên bờ biển thơ mộng Sa Huỳnh.
Vào buổi hoàng hôn, bầu trời dần buông xuống lững lờ nhuộm màu rực rỡ trên mặt đầm tạo nên không gian đầy chất thơ. Khoảnh khắc kỳ diệu ấy chỉ xuất hiện trong chưa tròn một giờ nhưng mang lại cho du khách cảm xúc bâng khuâng khó tả. G
iữa thiên nhiên hoang sơ, ngư dân địa phương đi thuyền nan thả lưới, khua mái chèo đuổi cá trên đầm An Khê càng tạo nên vẻ đẹp mê hoặc lòng người ở miền đất Sa Huỳnh.
Khi chiều tà chính là khoảnh khắc ráng chiều đỏ rực một góc trời, hoàng hôn buông xuống những tia nắng yêu ớt cuối ngày, soi bóng cả mặt đầm trong vắt.
Từng đàn cò, vịt trời, vạc… bay về tìm nơi trú ngụ qua đêm ven đầm càng tạo nên cảm giác bình yên, ấm áp cuối ngày.
Trong khi đó, vào buổi hoàng hôn trên sông Trà Khúc, khu vực TP Quảng Ngãi hiện lên như một bức tranh thủy mặc.
Video đang HOT
Bầu trời lẫn mặt nước nhuộm đỏ hồng, tia nắng cuối ngày soi xuống cầu Trường Xuân, hòa cùng hình ảnh ruộng dưa hệt như bức tranh xếp đặt tuyệt tác,
Trong ánh nắng cuối ngày rực rỡ, từng đàn chim bay về tổ ấm ngang qua dòng sông Trà Khúc càng tạo nên không gian thiên nhiên thêm nên thơ, trữ tình.
Giữa thời khắc vàng rạng xao xuyến cuối ngày, những cô gái trẻ trong trang phục áo dài, nón lá ngồi trên chiếc thuyền hoa ghi lại những tấm ảnh lãng mạn lưu giữ một thời để nhớ ở lứa tuổi xuân thì.
Thưởng ngoạn hoàng hôn huyền diệu bên bến sông để rồi chiêm nghiệm, an nhiên tự tại với phút giây hạnh phúc nhẹ nhàng trong thời khắc cuối ngày.
Cuộc sống có thể kéo dài vô tận nhưng con người không thể sống mãi với thời gian được. Có lúc ta phải ngẫm lại, xem mình đã làm được gì, đang làm gì và sẽ làm gì có ích cho mọi người và cho chính mình để rồi khi mọi thứ vụt tắt đi, ta vẫn còn giữ lại chút gì gọi là vinh quang và huy hoàng.
Nhà thơ Xuân Diệu từng có hai câu thơ nổi tiếng trong bài “Giục Giã”: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn le lói suốt trăm năm”. Những câu thơ ấy ví như thông điệp về ánh hoàng hôn kia nhắc nhớ mỗi chúng ta về lẽ sống tận hiến, sống hữu ích cho đời.
Hoàng hôn ở pháo đài Golconda
Pháo đài Golconda là thủ đô chính của các vị vua Qutub Shahi, bên trong chứa tàn tích của các cung điện, nhà thờ Hồi giáo... trên đỉnh đồi cao khoảng 130m, có tầm nhìn toàn cảnh ra các tòa nhà khác. Vào lúc chiều tà, đứng trên đỉnh pháo đài, du khách có thể nhìn thấy cao nguyên Deccan tuyệt đẹp và toàn cảnh thành phố Hyderabad nhộn nhịp.
Nằm ở phía Tây của thành phố Hyderabad (thủ phủ của bang Telengana, miền Nam Ấn Độ), pháo đài Golconda là một trong những quần thể pháo đài tráng lệ nhất ở Ấn Độ.
Được xây dựng trên ngọn đồi cao 130m với diện tích 4km2 gồm 4 pháo đài nhỏ, 11 km tường bao quanh, Golconda được biết đến với kiến trúc ấn tượng và là minh chứng cho lịch sử phong phú của Hyderabad.
Ban đầu, Golconda được xây dựng bằng bùn vào năm 1143 và sau đó được củng cố bằng gạch bởi các Sultan Bahmani, triều đại Qutub Shahi vào giữa thế kỷ 14 và 17. Vòng vây ngoài cùng của pháo đài là Fateh Darwaza hay cổng chiến thắng.
Theo ghi chép lịch sử, hàng nghìn nô lệ khỏe mạnh ở châu Phi được đưa đến đây để xây dựng nên pháo đài hùng vĩ này.
Bên trong pháo đài chứa tàn tích của các cung điện, nhà thờ Hồi giáo, kho vũ khí, hồ nước...
Golconda được trang bị đại bác, bốn cầu kéo, tám cổng, cùng nhiều hội trường, kho đạn và chuồng ngựa.
Pháo đài được xây dựng như một mê cung để quân địch khó đi sâu vào khu trung tâm, nơi cất giữ nhiều bí mật.
Các mái vòm trong pháo đài rất đặc biệt. Vỗ tay gần lối vào mái vòm sẽ tạo ra âm vang có thể nghe rõ từ trên đỉnh đồi, cách đó khoảng 1 km. Đây cũng từng là hệ thống cảnh báo cho cư dân của pháo đài.
Dưới chân thành là nơi ở của hoàng hậu, công chúa và những người hầu cận của họ.
Trên đỉnh cao nhất của pháo đài là nơi ở của vua.
Ngày nay, pháo đài Golconda đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng của Ấn Độ.
Rất đông du khách tới pháo đài Golconda bởi ở đây, họ được ghé thăm những phế tích cổ, lang thang quanh những bức tường bùn đất để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại ở Ấn Độ...
Đặc biệt, vào buổi tối, pháo đài Golconda trở nên sống động với màn trình diễn ánh sáng và âm thanh giới thiệu những đoạn trích từ quá khứ vương giả của nó. Sự hùng vĩ, sự trỗi dậy và sụp đổ của pháo đài đều được thể hiện rất ngoạn mục theo cách riêng của chúng.
Một ngày trên đảo Cao Minh Cách TP.HCM hơn 70km, đảo Cao Minh là một trong số ít những địa điểm du lịch còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc vốn có của mình. Đảo Cao Minh tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Chúng tôi ngồi xe khách đến chợ Mã Đà (Đồng Nai), tiếp tục trải nghiệm cảm giác đi bộ băng rừng...