Hoằng Hóa báo giảm gần 300 tỷ đồng, Thanh Hóa vẫn thiệt hại 980 tỷ do bão
Dù huyện Hoằng Hóa sau 3 lần báo cáo đã giảm gần 300 tỷ đồng thiệt hại do bão số 10 gây ra, tuy nhiên tại báo cáo Thủ tướng về tình hình thiệt hại sau bão, con số thiệt hại của tỉnh Thanh Hóa vẫn lên đến 980 tỷ đồng.
Theo đó, tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ số 11514/UBND-NN ngày 22/9/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tỉnh này bị thiệt hại 980 tỷ đồng do cơn bão số 10 gây ra.
Cụ thể, có 3 người tử vong do bão, 2 người bị thương, 30 căn nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 10 căn nhà bị thiệt hại 30-70%; gần 1000 căn nhà bị ngập nước…
Về nông nghiệp, lâm nghiệp: Loại thiệt hại 70% trở lên gồm lúa gần 350 ha; ngô hơn 50 ha; cây ăn quả 123 ha.. cây lâm nghiệp gãy đổ 1,5ha; cây ngập mặt 1,4ha; cây xanh đô thị gãy đổ gần 1.400 cây…
Đoạn sạt lở ven biển Hải Tiến huyện Hoằng Hóa
Có hơn 257 ha thủy sản bị thiệt hại trên 70%; đê bao, bờ bao nuôi trồng thủy sản bị sạt lở 80.000m3; đê bao bờ nuôi thủy sản bị cuốn trôi 2,6km; bến cá bị sạt lở 30.000 m3; nhà trông coi nuôi trồng thủy sản hư hỏng 63 căn.
Bên cạnh đó, có hơn 100 gia súc chết, hơn 4.000 gia cầm bị chết và cuốn trôi. Một số tuyến đê sạt lở như đê sông Mã cấp III-I thuộc phường Hàm Rồng và xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa và một số tuyến đê cấp IV thuộc huyện Tĩnh Gia, Hà Trung…
Một số tuyến Quốc lộ như 217B, 15,15C, 16, 217,47… thuộc các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa, Mường Lát….bị xói trôi, sình lún nhiều đoạn, diện tích hơn 12m3; đường tỉnh thuộc Vĩnh Lộc, Thường Xuân, Bá Thước bị xói trôi, sình lún 16.000m3; đường ven biển và kè tại khu du lịch sạt lở, hư hỏng 4,8km (Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa; vỉa hè đường Hồ Xuân Hương (Sầm Sơn) 0,3km….
Một số thiệt hại khác như nhà xưởng, xí nghiệp bị hư hỏng 6 cái, biển quảng cáo 75 cái, hơn 1000 tường rào đổ sập…
Video đang HOT
Tại báo cáo, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đề xuất xử lý khẩn cấp tuyến đê kè chống sạt lở bờ biển Khu du lịch sinh thái Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa dài 4,5km bị cuốn trôi do bão với kinh phí 80 tỷ đồng.
Xử lý khẩn cấp các công trình đê điều, bãi sông sạt lở do mưa, lũ với kinh phí 40 tỷ đồng; xử lý các tuyến Quốc lộ bị hư hỏng với kinh phí 15,6 tỷ đồng; xử lý các tuyến đê bao nuôi trồng thủy sản với kinh phí 20 tỷ đồng; hỗ trợ 14,4 tỷ đồng cho các hộ dân có cây trồng vật nuôi thiệt hại.
Báo cáo thiệt hại của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi Thủ tướng chính phủ
Trước đó Dân trí cũng đã thông tin, dù bão không trực tiếp đổ bộ vào Thanh Hóa tuy nhiên tại báo cáo nhanh của UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này cho biết thiệt hại do bão số 10 khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó huyện Hoằng Hóa con số thiệt hại lên đến gần 900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mới đây nhất, huyện này lại báo cáo mức độ thiệt hại giảm gần 300 tỷ đồng, chỉ còn 640 tỷ đồng.
Trả lời về việc số liệu báo cáo thiệt hại có thay đổi, chênh lệch lớn, ông Nguyễn Đình Tuy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, cho rằng “dù báo cáo sai hay đúng thì cũng có được cái gì đâu, có được thì được cho dân thôi…”.
Nguyên nhân của các con số chênh lệch được vị này cho biết là do nhiều đồng nuôi tôm tưởng là còn tôm nên thống kê thiệt hại, nhưng sau đó rà soát lại thì được biết nhiều nơi đã thu hoạch tôm trước bão.
Ngoài ra, tại TP Sầm Sơn, đoạn ven biển đường Hồ Xuân Hương, khu vực trước khách sạn Vũ Sơn, không phải khi bão vào mới bị sạt lở mà điểm này đã bị sạt lở, xâm thực rất lâu rồi nhưng cũng vẫn được TP này thống kê trong báo cáo thiệt hại sau bão.
Bình Minh
Theo Dantri
Đầu tư 100 tỷ đồng làm kè biển sau bão số 10
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tính toán chính xác, báo cáo hợp lý thiệt hại thủy sản và các thiệt hại khác do bão số 10 gây ra để làm cơ sở xem xét hỗ trợ theo quy định. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đồng ý cho huyện Hoằng Hóa thực hiện dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
Ngày 21/9, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận tại buổi kiểm tra, làm việc về công tác khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng sạt lở bờ biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa
Theo đó, ông Nguyễn Đình Xứng đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do bão số 10 năm 2017 gây ra tại huyện Quảng Xương, thành phố Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.
Sau khi kiểm tra thực tế, ông Xứng kết luận: Cơn bão số 10 không đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa nhưng đã gây ra thiệt hại rất lớn trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở du lịch ven biển. UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ với các doanh nghiệp làm du lịch bị thiệt hại lớn trong cơn bão số 10 vừa qua...
Để sớm khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhất là các giải pháp cho hạ tầng du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND thành phố Sầm Sơn khẩn trương chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị có chức năng tổ chức dọn dẹp, vệ sinh bãi biển, đảm bảo tất cả các hoạt động du lịch trở lại bình thường.
Bờ kè ven biển bị sóng đánh tả tơi
Phía thành phố Sầm Sơn cũng đã có đề nghị về việc ảnh hưởng của khai thác cát trên sông Mã gây sạt lở bờ biển Sầm Sơn, có chiều hướng gia tăng. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của thành phố Sầm Sơn và tình hình hút cát lâu nay; tham mưu cho UBND tỉnh văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/9/2017 theo hướng đề nghị Bộ xem xét dừng việc nạo hút cát ở cửa sông Mã không cần thiết; giao địa phương chủ động tổ chức nạo vét luồng đảm bảo giao thông thủy.
Về thiệt hại đối với các diện tích nuôi trồng thủy sản và các thiệt hại khác, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn cho UBND các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa và các huyện, thị xã, thành phố tính toán chính xác, báo cáo hợp lý để làm cơ sở xem xét hỗ trợ các hộ dân theo quy định của pháp luật.
Bờ biển tan tác sau bão
Riêng UBND huyện Hoằng Hóa cũng đã có đề nghị triển khai dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến. Ông Nguyễn Đình Xứng giao UBND huyện Hoằng Hóa sớm có đề xuất cụ thể về mặt chủ trương để Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thống nhất để UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư để triển khai dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến. Công trình được áp dụng hình thức giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng), đảm bảo tổng mức đầu tư dự án khoảng 100 tỷ đồng. Sở Tài chính nghiên cứu, dành khoảng 15 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cho huyện Hoằng Hóa thực hiện các thủ tục đầu tư và khởi công xây dựng công trình.
Công trình kè biển đổ sập sau bão
Trước đó, liên quan đến con số thiệt hại do bão số 10 gây ra, huyện Hoằng Hóa có tới 3 con số báo cáo về thiệt hại khiến dư luận không khỏi băn khoăn.
Cụ thể, tại báo cáo ban đầu vào ngày 16/9, con số thiệt hại là 897 tỷ đồng. Đến ngày 18/9, huyện này lại báo cáo thiệt hại với tổng số tiền lên tới hơn 937 tỷ đồng. Và đến ngày 21/9, con số thiệt hại do bão số 10 tại địa phương này đã giảm còn hơn 600 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa khẳng định: "Thực tế vẫn còn hiện trạng đó nên không ai nói dối được... Những con số báo cáo lên đều là chính xác, không ai kê thêm làm gì".
Theo Dân Trí
Dân "lội bão" cố giữ bè mảng Do chưa có bến bãi để neo đậu bè mảng, nên khi bão số 10 đổ bộ, nước biển dâng lên, nhiều bè mảng của ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có nguy cơ bị sóng cuốn trôi. Người dân đã phải dầm mình trong mưa bão để níu giữ lại. Cơn bão số 10 đã đổ bộ vào...