Hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Hoa
Lịch sử phong kiến Trung Quốc ghi nhận một người duy nhất có nguồn gốc châu Phi, xuất thân nghèo hèn nhưng lại trở thành Hoàng hậu nhà Đông Tấn vì lý do đặc biệt.
Ảnh minh họa.
Lý Lăng Dung, vợ của Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục (320-372), vị vua thứ 8 của triều Đông Tấn (317-420) được coi là hoàng hậu da đen trong lịch sử Trung Hoa.
Theo sử sách chép lại, dáng người cao to, nước da đen khỏe khoắn, tóc lại xoăn của Lý Lăng Dung chứng minh bà không phải là người Trung Nguyên.
Bà được cho là đến từ một vùng đất xa xôi của tộc người Lâm Ấp, một tộc người từng sống ở Ấn Độ, Trung Đông và miền nam châu Phi.
Tộc người này chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa cũng như tôn giáo Trung Quốc nên Lý Lăng Dung có thể đã đến Trung Hoa từ nhỏ.
Đổi đời nhờ một câu nói
Không rõ câu chuyện về sau nhưng sử sách Trung Quốc chép rằng bà bị bán vào vương phủ nhà Tư Mã Dục, làm cung nữ chuyên dệt vải. Tư Mã Dục từng có 3 người con trai nhưng đều yểu mệnh chết sớm.
Các phi tần trong cung cũng không sinh được con trai. Vua lo không có người nối dõi, bèn triệu thêm nữ giới vào cung nhưng vẫn vô vọng.
Theo sử sách chép lại, Tư Mã Dục trong lòng sớm nghi kỵ khả năng “đàn ông” của mình bởi có nhiều vợ nhưng không có con. Đến khi con gái đầu lòng là Tân An công chúa ra đời, ông mới có lại sự tự tin.
Tư Mã Dục vô cùng cưng chiều con gái, tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn xóa đi nỗi lo lắng về chuyện con trai nối dõi. Một năm sau, dù đã cố gắng tìm mọi cách nhưng Tư Mã Dục vẫn không có con trai.
Lúc này, Tư Mã Dục được giới thiệu một thầy tướng số, tương truyền người này nổi tiếng đức cao đao hạnh, chỉ xem tướng là có thể biết ai sinh được con trai hay con gái. Tư Mã Dục liền giao trọng trách cho người này.
Sau khi xem qua một loạt cung nữ trong cung, thầy tướng số không thấy ai có thể sinh con trai. Tư Mã Dục bèn cho thầy mở rộng phạm vi tìm kiếm ngoài vương phủ.
Tương truyền, thầy tướng số mới gặp Lý Lăng Dung đã thốt lên: “Đây mới chính là người phụ nữ có thể làm mẹ của bậc đế vương”.
Tướng mạo của Lý Lăng Dung bấy giờ bị cho là khó coi. Việc thầy tướng số tìm cho mình một nô tì để sinh con khiến Tư Mã Dục tỏ ý không hài lòng. Tuy nhiên, vì muốn có con trai nối dõi nên đành nghe theo.
Video đang HOT
Hoàng hậu da đen duy nhất lịch sử Trung Hoa
Các phi tần trong cung đều không thể khiến Tư Mã Dục có con trai. Ảnh minh họa.
Câu chuyện này được đánh giá là chấn động cả Trung Hoa, vì không ai nghĩ một nô tì da đen như Lý Lăng Dung lại có thể vượt qua hàng trăm nữ nhân xinh đẹp khác trong vương phủ nhà Tư Mã Dục để được lập thiếp.
Theo quan niệm thời đó, để làm thê thiếp của các đấng quân vương thì phải vừa xinh đẹp vừa biết chăm lo gia đình. Trong khi đó, Tư Mã Dục lại cao to tuấn tú, dũng mãnh kiêu hùng, là hình mẫu của biết bao nhiêu cô gái trẻ.
Không lâu sau, Lý Lăng Dung mang thai. Tương truyền rằng, bà mơ thấy hai con rồng quỳ lạy mình, cho là điềm lành. Tư Mã Dục nghe thấy liền thấy lạ, lòng khấp khởi mong chờ.
Năm 362, Lý Lăng Dung sinh hạ vương tử Tư Mã Diệu rồi sang hai năm sau sinh hạ vương tử thứ hai, đặt tên là Tư Mã Đạo Tử. Cuối cùng, bà sinh hạ Dương công chúa. Vị thế của bà trong vương phủ cũng nhờ vậy mà được coi trọng hơn rất nhiều.
Năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi vua khi bước sang tuổi 51, hiệu là Giản Văn Đế, sắc phong Lý Lăng Dung làm thục phi. Tư Mã Dục không lập ai làm hoàng hậu nên Lý Lăng Dung mặc định là chủ hậu cung.
Biến cố sớm xảy ra khi Tư Mã Dục qua đời, Tư Mã Diệu mới 10 tuổi lên ngôi hoàng đế. Lý Lăng Dung được con trai được phong làm hoàng thái phi, trang phục không khác gì hoàng thái hậu.
Mãi 20 năm sau, khi được con trai thứ khuyên sắc phong mẹ bà mới được suy tôn làm hoàng thái hậu. Năm 400, Lý Lăng Dung qua đời, hiệu là Văn Thái Hậu, chôn cất tại lăng Tu Bình. Có thể nói, cuộc đời hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được đánh giá hết sức kỳ lạ, từ việc có màu da không giống ai cho đến việc được phong hậu.
Bà cũng là nô tì hiếm hoi bỗng chốc trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trong cung. Bởi lẽ bà sinh hạ được con trai, hoàng đế nhà Đông Tấn hết mực yêu thương.
Ngày nay, danh phận của Lý Lăng Dung vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong giới học giả Trung Quốc. Bà được coi là người có tư chất vô cùng thông minh, khéo léo trong ứng xử.
Sinh thời, Lý Lăng Dung đứng ra hòa giải xung đột giữa hai anh em Tư Mã Diệu và Tư Mã Đạo Tử. Nhờ vậy mà nhà Đông Tấn thoát khỏi cảnh nội chiến tranh giành quyền lực, đất nước bước vào thời kỳ hưng thịnh.
Theo Danviet
Nữ hoàng xinh đẹp đầy quỷ kế, lấy mạng vua như bỡn
Hoàng hậu La Mã Julia Agrippina nổi tiếng xinh đẹp thông minh, đầy tham vọng nhưng cũng không kém phần tàn ác.
Ảnh minh họa.
Lịch sử thế giới từng ghi nhận những hoàng hậu khuynh đảo triều chính, nổi tiếng xinh đẹp, quyền lực bậc nhất. Loạt bài viết này sẽ tập trung vào những nhân vật như vậy.
Julia Agrippina sinh ra trong gia đình quyền lực bậc nhất La Mã thời bấy giờ. Mẹ bà thuộc dòng dõi hoàng tộc và cha là hậu duệ của Mark Antony. Ngay từ nhỏ, Julia được nuôi dưỡng trong môi trường xa hoa giàu có với cung cách của quý tộc.
Theo tài liệu lưu truyền trong dân gian, Julia thừa hưởng nét đẹp từ mẹ và sớm trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi mắt trong xanh như đại dương và đôi môi thì đỏ thắm như hoa hồng Athens.
Năm 13 tuổi, Julia được hoàng đế tác hợp kết hôn với một nhà quý tộc khác. Sau này hai người có với nhau một người con trai tên Lucius Domitius Ahenobarbus, hay còn được gọi là Nero.
Julia sớm nhận ra rằng trên đời này chỉ có quyền lực mới có thể bảo toàn cho bà có một cuộc sống giàu có muôn đời. Chính những suy nghĩ này đưa bà trở thành Hoàng hậu tàn bạo nhất Đế chế La Mã.
Hoàng hậu tàn độc nhất La Mã
Khi hoàng đế Tiberius qua đời, anh ruột của Julia lên nối ngôi, gọi là Hoàng đế Caligula.
Vì có anh trai là Hoàng đế, lại được hết mực nuông chiều nên Julia được ban cho rất nhiều đặc ân. Ngoài ra, ông vua trẻ thậm chí còn yêu thương em gái mình đến nỗi cho khắc hình em gái cùng với mình trên đồng tiền mới.
Một thời gian ngắn sau đó, hoàng đế lao vào những cuộc chiến quyền lực và sa đà vào những mỹ nhân, bỏ quên cô em gái Julia. Cảm thấy mình bị xem thường, Julia liền bày mưu hãm hại chính anh ruột của mình.
Bà đã cấu kết với anh rể tạo phản, mưu sát hoàng đế. Âm mưu bất thành khiến người anh rể mất mạng. Julia vì tình máu mủ, được Hoàng đế tha tội, nhưng bị đày ra vùng biển đảo xa xôi.
Đồng tiền La Mã in hình Nero và hoàng hậu Julia Agrippina.
Một năm sau, Hoàng đế Caligula cùng vợ con bị sát hại, người chú họ hàng xa của Julia là Claudius lên ngôi. Agrippina nhờ đó mới có thể trở về La Mã và trở thành góa phụ.
Không lâu sau đó, Julia lấy chồng lần hai. Người đàn ông này không ai khác chính là vị quý tộc giàu có đã nuôi dưỡng con trai Julia trong suốt quãng thời gian bà bị lưu đày.
Người đàn ông này thậm chí còn bỏ vợ để đến bên Juaia, vì nhan sắc lộng lẫy của Julia, cùng lời nói dụ dỗ ngọt ngào của bà.
Mối tình này kéo dài không bao lâu thì người chồng giàu có đột ngột qua đời, Julia nghiễm nhiên thừa hưởng được cả gia sản khổng lồ. Có tin đồn rằng chính Julia là người đã âm thầm dùng nấm độc giết chồng.
Hai năm sau, Hoàng hậu La Mã đột ngột qua đời. Julia nhân cơ hội này đã dùng mưu kế và nhan sắc để mê hoặc chính Hoàng đế La Mã vốn là họ hàng xa.
Bằng trí thông minh và mưu mẹo, Agripina biến Hoàng đế Claudius thành bù nhìn, trở thành công cụ để thực hiện các âm mưu thâm độc của mình. Agripina thậm chí còn có những đặc quyền mà các hoàng hậu La Mã trước đó chưa bao giờ có được.
Chết thảm bởi chính con trai
Hoàng đế Claudius có rất nhiều con, nhưng Agripina tìm mọi cách thuyết phục để con riêng Nero được quyền kế vị. Để dọn đường đưa con trai riêng của mình lên ngai vàng, Agripina đã thẳng tay hạ sát bất kì ai, dù đó là con riêng của Hoàng đế, bằng loại nấm độc quen thuộc.
Bức tượng điêu khắc hoàng hậu Julia Agrippina.
Theo sử sách, Agripina còn hạ độc chính chồng mình, cũng là người họ hàng xa, để con trai Nero trở thành hoàng đế La Mã khi mới 17 tuổi.
Trở thành Hoàng Thái hậu La Mã ở tuổi 39, Agripina nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và không ai dám trái lệnh.
Bản thân con trai Nero cũng giống như mẹ, khi được mệnh danh là bạo chúa khét tiếng thời La Mã vì quyết định thảm sát người Thiên Chúa giáo.
Với tính cách như vậy, Nero nghiễm nhiên không muốn nằm trong tầm kiểm soát của mẹ. Ông bí mật sai người đâm chết mẹ mình, khiến Hoàng Thái hậu Julia Agrippina đã qua đời ở tuổi 44.
Theo sử sách, Nero cũng có chút thương tâm trước cái chết của mẹ. Nhìn mặt bà trước khi đem hỏa táng, Hoàng đế La Mã đã thẫn thờ rồi than rằng bà đẹp biết bao.
Có thể nói, Julia được đánh giá là người phụ nữ tuyệt sắc, nhưng tâm hồn là bị vấy bẩn bởi các âm mưu tàn độc, nhằm độc chiếm quyền lực.
Bà được lưu danh sử sách đến ngày nay với tên gọi "ác phụ độc dược thành La Mã".
___________________
Lịch sử Pháp ghi nhận hoàng hậu cuối cùng nổi tiếng ăn chơi phóng túng bậc nhất. Mời độc giả đón xem bài viết tiếp theo để biết thêm về một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Pháp.
Theo Danviet
Mỹ nữ phóng đãng, tàn độc trở thành hoàng hậu quyền lực bậc nhất Nhờ cơ duyên và sự sắc sảo, một vũ nữ làm việc trong nhà chứa trở thành một hoàng hậu đầy quyền lực, giúp chồng chèo lái Đế chế Byzantine (Đông La Mã) đến giai đoạn hưng thịnh nhất. Ảnh minh họa hoàng hậu Theodora. Lịch sử thế giới từng ghi nhận những hoàng hậu khuynh đảo triều chính, nổi tiếng xinh đẹp,...