Hoang đường chuyện người đàn bà tóc dài có “phép thuật”
Trưởng công an xã cho rằng, những lời đồn đại thất thiệt về bà Tư có thể là do những người làm dịch vụ du lịch tự dựng lên để thu hút khách.
Trao đổi với PV Người đưa tin về những lời đồn thổi từ mái tóc của bà Nguyễn Thị Định, thầy Thích Chúc Tuệ, trụ trì chùa Huệ Phước cho biết: Bà Tư là một người bình thường, không có khả năng chữa bệnh hay mang lại may mắn. Trong khoảng thời gian vừa qua, nhiều người hiếu kỳ đã đến viếng thăm chùa và bà. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ xấu tự dựng lên những tin đồn thất thiệt và đưa những kinh Phật không chính thống đến trước chùa bán. Tuy nhiên, khi phát hiện điều này, nhà chùa đã kết hợp với chính quyền địa phương dẹp bỏ.
Mái tóc bà Tư không có gì bí hiểm như lời đồn
Thầy Tuệ cho biết thêm, bà Tư nương tựa chùa ở được một vài năm thì ông mới đến tiếp nhận chức trụ trì. Hàng ngày, có hàng trăm người đến chùa để được xem mái tóc và mong được cô “độ”. Họ xuất hiện nhiều nhất là thứ Bảy, Chủ Nhật. Vì xuất hiện lời đồn thổi hoang đường nên hàng ngày, một số thầy ở trong chùa tự cắt cử nhau để nói chuyện với khách. Nhà chùa phải phân tích rằng sự thực không có chuyện huyền bí, ma mị, liên quan đến bà Tư như lời đồn đại.
Trao đổi với PV Người đưa tin, thầy Thích Huệ Tấn, phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bến Tre khẳng định cũng có nghe thông tin về mái tóc kỳ dị của bà Tư và những tin đồn. Trước những lời đồn này, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã cử một số người đến chùa Huệ Phước để xác minh thông tin. Ban Trị sự cũng yêu cầu chùa ngăn chặn những hành động trái pháp luật. Bên cạnh đó, thầy Tấn khẳng định, chùa cũng như Ban Trị sự Phật giáo tỉnh không chấp nhận hay đồng ý bất kì hoạt động truyền bá kinh kệ, giảng giải đạo liên quan đến bà Tư.
Câu chuyện chỉ khách thập phương mới tin Nói chuyện với chúng tôi, ông Phan Thành Nhân, trưởng Công an xã Bình Thành cho rằng, bà Định chỉ là một người bình thường có mái tóc dài chứ không có phép thuật gì. Từ khi có những thông tin không đúng về mái tóc dài, ban chỉ huy xã đã có yêu cầu công an xã phải kết hợp nhà chùa để nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, chính quyền xã luôn làm mọi biện pháp để giữ gìn trật tự tại chùa. Tuy nhiên, phức tạp ở chỗ một số người lợi dụng tin đồn thất thiệt để thực hiện các hoạt động đồng bóng, mua thần bán thánh. Thậm chí, có đối tượng còn bán vé vào chùa. Cũng theo ông Nhân, chỉ có những người ở nơi khác đến mới tin tưởng vào những lời đồn đại sai sự thực. Bởi người dân ở địa phương đều biết bà Tư và mái tóc dài là bình thường. Trưởng công an xã còn cho rằng, những lời đồn đại thất thiệt về bà Tư có thể là do những người làm dịch vụ du lịch tự dựng lên để thu hút khách.
Video đang HOT
Theo NDT
"Thánh cô" và bài thuốc kỳ dị
Thời gian gần đây, tại thôn Đồng Đa, xã Thành Công (Thạch Thành - Thanh Hóa) rộ lên tin đồn "thánh cô" có khả năng chữa bệnh về xương. Lạ lùng hơn, thuốc của "thánh cô" gồm một bọc nhỏ hình chiếc bánh chưng nhỏ. Loại "thuốc" này không cần uống, cũng chẳng cần xoa bóp mà chỉ treo lên đầu giường vài hôm là hiệu quả.
Lai lịch "thánh cô"
Con đường dẫn vào xã Thành Công chạy dọc cánh đồng mía đang kỳ thu hoạch. Nơi đây, phần lớn địa bàn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường.
Ở vùng sơn cước yên lành ấy, gần đây xuất hiện một "thánh cô" có khả năng chữa được các bệnh liên quan đến xương cốt. Điều đáng nói là cách chữa bệnh ấy chẳng giống ai.
Không chỉ chữa bệnh cho người mà "thánh cô" còn chữa cho cả động vật. Có người đồn, bệnh nhân hoặc vật nuôi bị gãy xương sau khi có thuốc của "thánh cô" thì lập tức chạy tung tăng như ngựa. Thuốc của "thánh cô" rất đơn giản, không cần uống, chỉ việc treo lên đình màn là khỏi - một người địa phương cho biết.
Không rầm rộ, không biển hiệu hay quảng cáo gì, chỉ biết rằng tại thôn "thánh cô" ở xuất hiện khá nhiều người tới chữa bệnh. "Thánh cô" tiếp bệnh nhân trong trang phục áo khoác nâu, đầu đội mũ len, giọng nói chậm rãi. Nhìn bề ngoài "thánh cô" không có gì đặc biệt ngoài tiếng cười đầy ẩn ý và những cử chỉ khó hiểu.
Biết tôi đi lấy thuốc cho bà nội bị gẫy xương, nghe xong "thánh cô" phán: "Cứ yên tâm, cách đây 20 cây số, có cụ 107 tuổi bị gãy xương, sau khi dùng thuốc của tôi đã đi lại bình thường. Ở đây những trường hợp đánh nhau, chém nhau bị thương đều dùng thuốc này cả".
Sau đó, "thánh cô" đưa ra một quyển sổ khoe sáng nay có 4, 5 đoàn từ Hà Nội mới lên. "Thánh cô" khẳng định, những người dùng thuốc đều khỏi .
Theo tìm hiểu của chúng tôi, "thánh cô" tên thật là Hà Thị Đồng, 57 tuổi, tên thường gọi là Nhung, đã hành nghề không giấy phép được 15 năm. Nói về bài thuốc của mình, "thánh cô" cho biết, trước khi truyền nghề cho mình, các cụ có dặn không được tiết lộ cho bất cứ ai.
Thuốc của "thánh cô" rất đặc biệt, chỉ là một đùm lá chuối dùng để gói ghém bên ngoài, bên trong là một vài lá cúc tần và ngải cứu theo "thánh cô" là lá dân dã đã được phơi khô. Sau đó người bệnh chỉ cần: "Lấy về treo lên đỉnh màn, không phải uống, không phải đắp xoa, không rắc rối gì cả chỉ treo lên vài ngày là hiệu quả".
Hoang đường thuốc... treo
Theo "thánh cô", những người đến xin thuốc đều phải trải qua khâu làm lễ. Sau khi làm lễ xong, người bệnh xuống nhà đợi, "thánh cô" khấn xong sẽ mang xuống một gói thuốc hình chiếc bánh chưng nhỏ.
"Thánh cô" quảng cáo, những bệnh nhân sau khi dùng thuốc đều trầm trồ thán phục bởi chỉ sau vài giờ đồng hồ treo gói thuốc lơ lửng trên giường, các vết thương đều dần lành lại, mọi cơn đau tan biến và có thể hoạt động bình thường.
Khả năng chữa bệnh theo kiểu "treo" thuốc lên đình màn rõ ràng phản khoa học và lợi dụng tính chất tâm linh để thực hiện mê tín dị đoan để chữa bệnh. Chính những "chim mồi" sẽ là những "nhà quảng cáo" kéo khách đến với "thánh cô".
Để nắm rõ hơn về khả năng chữa bệnh của "thánh cô", chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chính quyền địa phương. Ông Quách Văn Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Công cho biết: "Trường hợp bà Nhung chữa bệnh gãy xương đúng là rất ly kỳ và hoang đường. Tuy nhiên, không biết cách quảng cáo của bà ấy như thế nào mà rất nhiều người kéo đến. Bệnh nhân có khỏi hay không thì rất khó xác định".
Đến đây, chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao cách chữa bệnh kiểu "lang vườn" như "thánh cô", thậm chí còn mê tín dị đoan như vậy lại có thể tồn tại 15 năm nay tại xã Thành Công. Trách nhiệm thuộc về chính quyền sở tại. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề khi chính quyền tỉnh Thanh Hóa có động thái kiểm tra, xử lý.
Theo ANTD
Hoang đường chuyện "Thánh cô" dùng nước lã chữa bách bệnh Thuốc điều trị bách bệnh mà "Thánh cô" cho là mớ cây ngô non, "bông ngũ sắc, lá vú sữa... Ông chồng "Thánh cô" bảo: "Đấy là những thảo dược quý, chữa được bách bệnh nhờ có ơn trên phù phép". Hơn một tháng nay, ngôi nhà của ông Đặng Văn Thương, ở khu dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị...