Hoàng đế loạn dâm đưa cả con dâu lên giường ngủ
Cứ mỗi khi cơn dâm dục nổi lên, Chu Ôn lại cho thái giám mang chiếu tới phủ thân vương, triệu các con dâu vào hầu hạ mình.
Ai cũng biết, đã là bậc đế vương, ngồi ở ngôi cửu ngũ chi tôn thì chẳng mấy ai kìm được lòng để không đam mê mỹ nữ. Chính vì vậy, lịch sử hàng ngàn năm phong kiến Trung Quốc đã chứng kiến không ít những chuyện dâm loạn hoang đường của các “con giời”. Thế nhưng, có lẽ hoang đường bậc nhất chính là chuyện những ông hoàng dâm loạn tới mức dùng trăm phương ngàn kế để đưa những cô con dâu của mình lên long sàng…
Nhắc tới chuyện các hoàng đế cướp vợ của con thì đầu tiên phải nhắc tới chính là Vệ Tuyên Công, quân vương thứ 15 của nước Vệ thời kỳ Xuân Thu của Trung Quốc. Vệ Tuyên Công từ nhỏ đã nổi tiếng háo sắc và dâm loạn. Khi mới là thái tử, ông ta đã thông dâm với một người thiếp của cha là Di Khương. Hai người sau đó thậm chí còn có với nhau một đứa con trai, đặt tên là Vệ Cấp Tử.
Do Cấp Tử là sản phẩm của cuộc tình loạn luân vụng trộm nên từ khi mới lọt lòng đã được Vệ Tuyên Công gửi ra ngoài cung nuôi dưỡng. Sau này, khi lên ngôi vua, công khai mối quan hệ với Di Khương, ông mới đưa Cấp Tử về và phong làm thái tử.
Năm Cấp Tử khoảng 16 tuổi, Vệ Tuyên Công quyết định hỏi cưới Tuyên Khương, – công chúa cả của Tề Hỉ Công, vua nước Tề, cho con trai mình. Vì vậy, Vệ Tuyên Công phái sứ giả mang lễ vật sang nước Tề cầu thân. Khi sứ giả trở về, nói rằng công chúa Tuyên Khương là một mỹ nhân khuynh nước khuynh thành, trên đời khó tìm được người thứ hai. Vệ Tuyên Công nghe sứ giả nói vậy, bản tính háo sắc lại nổi lên, bắt đầu nghĩ cách để chiếm đoạt cô công chúa nước Tề vốn được hỏi cưới cho con trai mình.
Vệ Tuyên Công sai người xây dựng một tòa cung điện xa hoa lộng lẫy bên bờ sông Kỳ Hà, đặt tên là Tân Đài, sai Cấp Tử đi sứ nước Tống vốn ở rất xa nước Vệ. Cấp Tử vừa đi, Vệ Tuyên Công liền sai người sang nước Tề đón Tuyên Khương công chúa rồi đưa về Tân Đài, cưỡng đoạt làm phi tử của mình. Khi Vệ Cấp Tử trở về thì “gạo đã nấu thành cơm” đành ngậm ngùi chấp nhận gọi người vốn là vợ mình là mẹ kế. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn, hiếu thảo của Cấp Tử không khiến chàng thái tử nước Vệ thoát được cái chết thê thảm do chính người cha gây ra.
Từ ngày có được nàng Tuyên Khương, Vệ Tuyên Công càng say mê sắc dục, đêm ngày bám riết lấy người đẹp nước Tề rồi ở lỳ ở Tân Đài không còn ngó ngàng gì tới quốc gia đại sự nữa. Di Khương – người mẹ kế mà Vệ Tuyên Công từng si mê trước kia, nay cũng bị ông ta ghẻ lạnh. Cấp Tử cũng không còn được Vệ Tuyên Công yêu thương như ngày nào nữa. Thay vào đó, vua dành cả sự chăm sóc cho hai cậu con trai do Tuyên Khương mới sinh cho mình là Thọ và Sóc.
Kể từ sau khi có con, lo rằng, sau này khi Tuyên Công chết đi, Cấp Tử sẽ lên ngôi thì số phận mẹ con mình sẽ không được bảo đảm nên Tuyên Khương thường xuyên gièm pha, nói xấu Cấp Tử trước mặt Vệ Tuyên Công.
Vệ Tuyên Công bị mẹ con Tuyên Khương xúi giục nhiều lần, cuối cùng đành phải gật đầu nghe theo, tìm cách giết Cấp Tử. Bấy giờ, gặp lúc Tề Hy Công sai sứ giả sang mượn quân của nước Vệ, Vệ Tuyên Công mới bày mưu với Công tử Sóc sai Cấp Tử cầm cờ tiết trắng đi sứ nước Tề rồi cho võ sĩ phục giữa đường mà giết đi. Cấp Tử biết rằng, chuyến đi sứ nước Tề là cái bẫy để Vệ Tuyên Công và Công tử Sóc giết mình nhưng vẫn gạt nước mắt ra đi, cuối cùng bị chết trong tay bọn thuộc hạ của Sóc.
Việc cướp con dâu của Vệ Tuyên Công đã mở ra một “truyền thống tốt đẹp” cho các đế vương Trung Quốc. Gần 200 năm sau, Sở Bình Vương cũng đã dùng trăm phương ngàn kế để chiếm đoạt cô con dâu xinh đẹp vốn được cưới về cho con trai ruột của mình.
Năm 527 TCN, Sở Bình Vương muốn cưới cho con trai là Thái tử Kiến một cô vợ nên đã phái quan Thiếu phó là Phí Vô Cực sang nước Tần hỏi cưới Công chúa Mạnh Doanh. Phí Vô Cực sang nước Tần về phát hiện Công chúa Mạnh Doanh là một mỹ nhân vô cùng xinh đẹp. Để tâng công với Sở Bình Vương, họ Phí kiến nghị Sở Bình Vương nên nạp Mạnh Doanh làm thiếp để tận hưởng của giời, còn ban cho Thái tử Kiến một cô gái khác làm vợ.
Sở Bình Vương vốn là kẻ háo sắc, nghe Phí Vô Cực nói về nhan sắc của Mạnh Doanh đã thèm nhỏ dãi nên quyết định nghe theo lời xúi giục của Phí Vô Cực. Có cái gật đầu của Sở Bình Vương, Phí Vô Cực mới nói với những người nước Tần đi theo đoàn đưa dâu rằng, theo phong tục của nước Sở, cô dâu mới phải vào hoàng cung để chào bố mẹ chồng, tiếp đó mới chính thức cử hành hôn lễ.
Sau khi Mạnh Doanh đã được đưa vào hậu cung, thì Sở Bình Vương đã chuẩn bị sẵn một cô gái khác, giao cho Phí Vô Cực đưa đến cung Thái tử Kiến rồi nói dối đó là Công chúa Mạnh Doanh của nước Tần. Thái tử Kiến thì không hề hay biết, vẫn nghĩ rằng người mình cưới làm vợ chính là nàng Mạnh Doanhmà không biết rằng nàng Mạnh Doanh thực sự đang ở trong hậu cung với người cha dâm loạn của mình.
Video đang HOT
Sợ rằng Thái tử Kiến phát hiện chuyện đánh tráo nên từ khi có được người đẹp Mạnh Doanh, Sở Bình Vương cấm tiệt không cho phép thái tử tùy tiện vào cung. Mạnh Doanh ban đầu không hề biết là mình bị đổi chồng nhưng khuôn mặt lúc nào cũng buồn rầu.
Sở Bình Vương không đành lòng nhìn người đẹp mày châu ủ dột mới hỏi rõ nguồn cơn thì nàng đáp: “Thiếp vẫn mơ tưởng lấy chồng thì vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau. Khi vào cung thiếp mới biết bệ hạ đã nhiều tuổi. Thiếp không dám oán bệ hạ, chỉ hận là mình sinh sau đẻ muộn quá!”. Sở Bình Vương nghe xong nói: “Ta dù già nhưng nàng lấy ta thì được làm chính hậu sớm đến mấy năm”.
Nghe thấy lạ, Mạnh Doanh mới dò hỏi các cung nữ mới biết chuyện đánh tráo con dâu của Sở Bình Vương nên khóc thầm mãi. Về sau, Sở Bình Vương hứa sẽ lập con trai Mạnh Doanh làm thái tử, nàng mới nguôi dần. Tuy nhiên, để lập con của Mạnh Doanh làm thái tử, Sở Bình Vương buộc phải phế bỏ ngôi vị thái tử của Thái tử Kiến.
Thế là, Sở Bình Vương để chiều lòng người đẹp và có lẽ cũng để khỏi ngượng mặt với đứa con bị mình cướp mất vợ nên ít lâu sau đó, Sở Bình Vương đã gán cho Thái tử Kiến tội làm phản, cho người truy sát khắp nơi rồi giết chết.
Đường Huyền Tông
Con trai thứ 14 của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ là Lý Mạo có vợ là một mỹ nhân sắc nước hương trời tên Dương Ngọc Hoàn. Không ngờ, trong một lần tình cờ, cô con dâu xinh đẹp nõn nà này đã lọt vào “mắt xanh” của vua cha. Bắt đầu từ đó, một màn kịch hoàng đế triều Đại Đường cướp vợ của con ly kỳ nhất trong lịch sử đã diễn ra.
Thọ Vương Lý Mạo là con trai của Đường Huyền Tông và Vũ Huệ Phi. Khi Vũ Huệ Phi còn tại thế, Lý Mạo đã yêu cầu phụ hoàng của mình phong cho Dương Ngọc Hoàn làm Thọ Vương Phi. Tuy nhiên, sau khi Vũ Huệ Phi qua đời chưa bao lâu thì ông vua đa tình nổi tiếng đã bắt đầu nhòm ngó cô con dâu họ Dương.
Lấy cớ cần người hằng ngày tụng kinh, cầu khấn cho linh hồn Huệ Phi sớm được siêu thoát, Đường Huyền Tông bố trí để Dương Ngọc Hoàn cạo đầu làm đạo sĩ. Bẵng đi một thời gian, Đường Huyền Tông mới tới đưa Dương Ngọc Hoàn vào cung, nạp làm phi tử. Để bịt miệng người đời, Đường Huyền Tông sốt sắng cưới cho Lý Mạo một Thọ Vương Phi mới.
Sau khi được đưa vào hậu cung của Đường Huyền Tông, Dương Ngọc Hoàn nhanh chóng được ông vua triều Đường phong làm quý phi và rất mực sủng ái. Dương Ngọc Hoàn rất thích ăn vải, vì thế, để chiều lòng người đẹp, Đường Huyền Tông đã phái người dùng ngựa đưa vải từ vùng núi lĩnh nam về Trường An. Ngựa phải chạy liên tục ngày đêm không nghỉ để khi quả vải về tới cung điện, dâng lên trước mặt quý phi thì vẫn còn tươi ngon như mới hái. Cũng vì một nụ cười của Dương Ngọc Hoàn, Đường Huyền Tông đã sẵn sàng hi sinh không biết bao nhiêu tính mạng con người.
Mặc dù cô con dâu Dương Ngọc Hoàn đã mang lại sự hoan lạc cho Đường Huyền Tông những năm cuối đời,tuy nhiên, nó cũng khiến ông vua đắm chìm trong tửu sắc liên miên, bỏ bê triều chính. Và tai họa cũng bắt đầu từ đó.
Năm Thiên Bảo thứ 15, An Lộc Sơn khởi binh tạo phản. Đường Huyền Tông mang theo Dương Quý phi bỏ chạy khỏi kinh thành. Tuy nhiên, chạy được nửa đường, bị đói rách, khổ cực, quân lính hộ tống hoàng đế nổi giận, đổ hết tội trạng cho Dương Quý phi, yêu cầu Hoàng đế Đường Huyền Tông phải giết Dương Quý phi để tạ tội mới chịu tiếp tục hộ tống nhà vua. Sự việc tới mức ấy, Đường Huyền Tông cũng không còn cách nào khác, chỉ đành ban cái chết cho Dương Quý Phi ở Đồi Mã Ngôi.
Nhiều người nói rằng, nếu như Đường Huyền Tông không vì một phút cao hứng mà cướp đoạt vợ của con trai thì Dương Quý phi vẫn chỉ là một Thọ Vương Phi bình thường và sẽ không trở thành người hứng chịu mọi tội lỗi của cả thể chế hủ bại và ngu dốt. Hành động cưỡng đoạt con dâu của Đường Huyền Tông không chỉ làm thay đổi cuộc đời mỹ nhân họ Dương mà còn ảnh hưởng tới cả tiến trình lịch sử của triều đại nhà Đường.
Tây Hạ Hoàng đế Lý Nguyên Hạo
Lý Nguyên Hạo vốn là một hoàng đế khai quốc nhà Tây Hạ, được đánh giá là có hùng tài đại lược. Tuy nhiên, dù là một hoàng đế anh minh trên chính trường nhưng Lý Nguyên Hạo lại thất bại thê thảm trước nhan sắc của một mỹ nhân. Mỉa mai hơn, mỹ nhân ấy lại vốn là con dâu của họ Lý.
Lý Nguyên Hạo có một người con trai tên là Ninh Lệnh Ca, được Lý Nguyên Hạo rất mực yêu quý, phong cho làm thái tử. Đến tuổi trưởng thành, Ninh Lệnh Ca lấy một cô vợ xinh đẹp là Một Tàng thị. Tuy nhiên, sau đó, Lý Nguyên Hạo nhìn thấy cô con dâu quá nõn nà thì không kìm được lòng mình, quyết định tìm cách đưa Một Tàng thị vào cung, nạp làm phi tử.
Không những vậy, sau khi đưa cô con dâu lên long sàng, Lý Nguyên Hạo còn chính thức phong cho Một Tàng thị làm Hoàng hậu Tây Hạ. Thậm chí, không lâu sau đó, Một Tàng thị còn sinh cho Lý Nguyên Hạo một đứa con trai, đặt tên là Lý Lượng Tộ, người sau này trở thành Hoàng đế Hạ Nghi Tông của Tây Hạ.
Một Tàng thị không chỉ xinh đẹp mà còn là một người phụ nữ có dã tâm rất lớn. Một Tàng thị một mặt xúi giục Lý Nguyên Hạo phế bỏ Thái tử Ninh Lệ Ca, lập con trai do mình sinh ra lên làm thái tử. Mặt khác, Một Tàng thị lại nhờ anh trai của mình là Một Tàng Hoa Bàng Phiến xúi giục Ninh Lệ Ca tìm cách cướp lại “vợ” từ tay người cha. Bản thân Ninh Lệ Ca thấy vợ của mình nay đã biến thành “mẫu hậu”, quyền lực và địa vị bị xâm hại nghiêm trọng thì cả ngày buồn phiền. Vì vậy, khi nghe anh trai vợ cũ xúi giục cũng thấy có lý, quyết định làm phản.
Vào đúng đêm tiết nguyên tiêu năm 1048, Ninh Lệ Ca dẫn một toán thích khách xông vào giết chết Lý Nguyên Hạo. Trong vụ ám sát lần đó, Lý Nguyên Hạo bị một thích khách cắt mất mũi, dù không chết ngay tại chỗ nhưng cũng chỉ sống thêm được một ngày, tới sáng ngày hôm sau thì qua đời.
Tuy nhiên, sau khi giết chết cha ruột của mình, Ninh Lệ Ca lại không giết người vợ cũ Một Tàng thị. Cuối cùng, không lâu sau đó, Ninh Lệ Ca bị chính người vợ cũ của mình là Một Tàng thị giết chết. Có lẽ, cho tới lúc chết, vị thái tử triều Tây Hạ cũng không hề biết rằng, bản thân mình thực chất chỉ là viên gạch lót đường để Một Tàng thị đưa con trai Lý Lượng Tô lên ngôi hoàng đế.
Hậu Lương Hoàng đế Chu Ôn
Chu Ôn là hoàng đế khai quốc triều Hậu Lương thời ngũ đại thập quốc Trung Quốc. Sử sách chép rằng, sau khi Hoàng hậu Trương Huệ, người rất được Chu Ôn sủng ái qua đời, Chu Ôn suốt ngày buồn bã, thất thần. Cho tới một ngày, khi đi qua Lạc Dương, Chu Ôn được Ngụy Vương Trương Toàn Nghĩa tới tiếp giá.
Khi tới phủ Ngụy Vương, Chu Ôn nhìn thấy con gái và con dâu của Trương người nào cũng xinh đẹp. Cơn dâm loạn nổi lên, Chu Ôn dùng uy quyền của một hoàng đế cưỡng bức toàn bộ những cô con gái và con dâu nhà họ Trương. Hoàng đế cưỡng bức con gái và con dâu của đại thần, có lẽ từ cổ chí kim, chỉ có một mình vị hoàng đế triều Hậu Lương làm được.
Tuy nhiên, sự dâm loạn của Chu Ôn không chỉ dừng lại ở việc chiếm đoạt con gái và con dâu của các đại thần trong triều đình. Ngay cả con dâu mình, Chu Ôn cũng không tha. Sử sách chép, để thỏa mãn bản tính dâm loạn của mình, Chu Ôn đã lần lượt ra lệnh cho các con dâu của mình vào cung để “hầu ngủ”.
Nếu như Vệ Tuyên Công, Sở Bình Vương, Đường Huyền Tông phải trăm mưu ngàn kế để cướp đoạt con dâu mà không làm ảnh hưởng đến thanh danh thì Chu Ôn gần như không biết tới thanh danh hoàng đế là gì. Cứ mỗi khi cơn dâm dục nổi lên, Chu Ôn lại cho thái giám mang chiếu tới phủ thân vương, triệu các con dâu vào hầu hạ mình.
Trong số những người con dâu thường xuyên được vào hậu cung phục vụ cha chồng thì Vương thị – vợ của Chu Hữu Văn – là người có nhan sắc nhất, vì thế được Chu Ôn cho gọi vào cung nhiều nhất. Đương nhiên, Vương thị cũng không bao giờ bỏ lỡ những cơ hội đầu gối tay ấp với Chu Ôn.
Mỗi khi nằm gọn trong lòng Chu Ôn, Vương thị lại thủ thỉ với người cha chồng quyền lực của mình rằng, hãy để cho chồng mình là Chu Hữu Văn làm thái tử. Chu Ôn những lúc mơ màng ấy thì đầu óc đâu thể suy nghĩ được gì, gật đầu đồng ý ngay. Không ngờ, trong một lần vui vẻ với Trương thị – vợ của một người con khác của mình là Chu Hữu Khuê, Chu Ôn đã buột miệng nói ra chuyện bí mật này. Trương thị biết chuyện, vội về báo tin cho chồng biết.
Chu Hữu Khuê vốn là con của một kỹ nữ, do vậy, thường xuyên bị các anh chị em khác trong hoàng tộc khinh rẻ. Chu Ôn cũng không xem trọng đứa con trai này. Vì vậy, khi Chu Hữu Khuê nghe tin cha mình đã quyết định nhường ngôi lại cho đứa con nuôi Chu Hữu Văn thì nổi giận đùng đùng, nghĩ rằng, mình đã đem cả vợ hiến cho cha hưởng thụ thế mà rốt cuộc, ngai vàng lại rơi vào tay người khác. Sau đó, nhân lúc Chu Ôn đang bị bệnh nằm liệt giường, Chu Hữu Khuê ở bên ngoài phát động chính biết, xông vào cung giết chết Chu Ôn.
Trước lúc chết, Chu Ôn trách Chu Hữu Khuê, nói: “Ngươi dám làm loạn, làm những chuyện nghịch đạo, thiên hạ sẽ không tha cho người!”. Chu Hữu Khuê nghe thấy vậy, cười khẩy đáp: “Người trong thiên hạ chỉ hận không được băm vằm ông thành trăm mảnh. Tôi chỉ thuận theo trời mà hành đạo thôi”. Nói xong, ra lệnh giết chết Chu Ôn rồi tự mình lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, Chu Hữu Khuê lại bị một người em khác của mình là Chu Hữu Trinh giết chết.
Theo Tri thức thời đại
Top những cái nhất của các ông hoàng bà chúa Trung Quốc
Trong các hoàng đế Trung Quốc, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất, Chu Ôn là ông hoàng hoang dâm nhất, Minh Thần Tông là vua lười nhất, Càn Long sống thọ nhất
Võ Tắc Thiên (624-705) là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây là hoàng đế Trung Quốc lớn tuổi nhất lịch sử này lên ngôi báu khi 66 tuổi và đổi quốc hiệu thành Chu vào năm 690. Hoàng đế Lưu Long (Hán Thương Đế Lưu Long, sinh năm 105) của nhà Hán là hoàng đế Trung Quốc có tuổi thọ thấp nhất lịch sử khi qua đời năm 2 tuổi. Tống Cung Đế (1271-1323) là vị hoàng đế trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhất lịch sử Trung Quốc. Theo đó, Tống Cung Đế lên cầm quyền từ năm 1127-1279. Sau đó, Tống Cung Đế bị quân đội nhà Nguyên bắt và giam cầm. Cuối cùng, Tống Cung Đế bị đưa đến Tây Tạng sống và buộc phải cắt tóc đi tu. Trong nửa đời còn lại ở nơi xứ người, Tống Cung Đế đã làm nhiều thơ văn cũng như dịch sách kinh của Phật giáo Tây Tạng thành tiếng Trung Quốc để truyền bá cho người dân. Tống Huy Tông (1082-1135) là hoàng đế nổi tiếng của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa với tài vẽ tranh và thư pháp. Trong đó, tác phẩm nổi bật nhất của Tống Huy Tông là khi ông ngự bút "Lạp Mai Sơn Cầm" vẽ trên lụa thô. Các đối tượng trong tranh của Tống Huy Tông thường là cỏ cây hoa lá và chim muông. Hoàng đế Hy Tông (1605-1627) của nhà Minh không được đánh giá cao ở lĩnh vực trị vì đất nước nhưng lại là một thợ mộc xuất sắc. Vị hoàng đế này đã xây dựng mô hình mẫu Cung Càn Thanh. Hoàng đế Chu Ôn (852-912) được đánh giá là ông hoàng hoang dâm vô độ nhất trong lịch sử Trung Quốc khi có đời sống tình dục quái đản. Thậm chí, hoàng đế Chu Ôn còn "mây mưa" với cả con dâu. Minh Thần Tông (1563 -1620) là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh, được đánh giá là hoàng đế "lười" nhất lịch sử khi cầm quyền 48 năm nhưng từ chối lên triều để điều hành công việc chính sự của đất nước trong 28 năm. Hoàng đế Càn Long (1644-1911) là hoàng đế sống thọ và cầm quyền lâu nhất lịch sử Trung Quốc. Ông cầm quyền trong 60 năm và qua đời ở tuổi 89.
Võ Tắc Thiên (624-705) là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây là hoàng đế Trung Quốc lớn tuổi nhất lịch sử này lên ngôi báu khi 66 tuổi và đổi quốc hiệu thành Chu vào năm 690.
Hoàng đế Lưu Long (Hán Thương Đế Lưu Long, sinh năm 105) của nhà Hán làhoàng đế Trung Quốc có tuổi thọ thấp nhất lịch sử khi qua đời năm 2 tuổi.
Tống Cung Đế (1271-1323) là vị hoàng đế trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhất lịch sử Trung Quốc. Theo đó, Tống Cung Đế lên cầm quyền từ năm 1127-1279. Sau đó, Tống Cung Đế bị quân đội nhà Nguyên bắt và giam cầm. Cuối cùng, Tống Cung Đế bị đưa đến Tây Tạng sống và buộc phải cắt tóc đi tu. Trong nửa đời còn lại ở nơi xứ người, Tống Cung Đế đã làm nhiều thơ văn cũng như dịch sách kinh của Phật giáo Tây Tạng thành tiếng Trung Quốc để truyền bá cho người dân.
Tống Huy Tông (1082-1135) là hoàng đế nổi tiếng của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa với tài vẽ tranh và thư pháp. Trong đó, tác phẩm nổi bật nhất của Tống Huy Tông là khi ông ngự bút "Lạp Mai Sơn Cầm" vẽ trên lụa thô. Các đối tượng trong tranh của Tống Huy Tông thường là cỏ cây hoa lá và chim muông.
Hoàng đế Hy Tông (1605-1627) của nhà Minh không được đánh giá cao ở lĩnh vực trị vì đất nước nhưng lại là một thợ mộc xuất sắc. Vị hoàng đế này đã xây dựng mô hình mẫu Cung Càn Thanh.
Hoàng đế Chu Ôn (852-912) được đánh giá là ông hoàng hoang dâm vô độ nhất trong lịch sử Trung Quốc khi có đời sống tình dục quái đản. Thậm chí, hoàng đế Chu Ôn còn "mây mưa" với cả con dâu.
Minh Thần Tông (1563 -1620) là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh, được đánh giá là hoàng đế "lười" nhất lịch sử khi cầm quyền 48 năm nhưng từ chối lên triều để điều hành công việc chính sự của đất nước trong 28 năm.
Hoàng đế Càn Long (1644-1911) là hoàng đế sống thọ và cầm quyền lâu nhất lịch sử Trung Quốc. Ông cầm quyền trong 60 năm và qua đời ở tuổi 89.
Theo_Kiến Thức
Hoàng đế lăng loàn với con dâu chấn động nhất lịch sử Trung Quốc Với bản tính háo sắc, vua Lương Thái Tổ Chu Ôn lần lượt truyền gọi các cô con dâu vào "hầu ngủ" khiến dư luận cùng thời dậy sóng phẫn nộ. Hành trình lên ngai vàng của vị vua hoang dâm Lương Thái Tổ Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Do gia cảnh khó khăn nên Ôn...