Hoàng đế Khang Hi lần đầu được ăn socola, chỉ nói ra 3 từ khi nhìn vào hướng dẫn hơn 900 từ
Hoàng đế Khang Hi rất quan tâm đến văn hóa phương Tây và là vị Hoàng đế đã mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa phương Tây.
Chính sách Bế quan tỏa cảng vào thời nhà Thanh đã gây ra một tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội cũng như đến cả một quốc gia. Nhà Thanh áp dụng chính sách này với mục đích kéo dài thời gian để củng cố quyền lực vương triều, tránh các nguy cơ từ thế lực bên ngoài có thể lật đổ chính quyền mới của mình.
Đến thời Hoàng đế Khang Hi, chính sách này vẫn còn thực thi nhưng đã được nới lỏng hơn bằng chứng là đã có một số cảng cho phép người nước ngoài vào. Do đó trong giai đoạn này, đã có nhiều học giả, nhà truyền giáo từ phương Tây có cơ hội đến Trung Quốc, thậm chí còn được Hoàng đế trọng dụng giữ lại làm những chức vụ quan trọng trong triều.
Hoàng đế Khang Hi được xem là vị Hoàng đế có tư tưởng tiến bộ, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận văn hóa và công nghệ của phương Tây (Ảnh: Internet)
Hoàng đế Khang Hi có tư duy và suy nghĩ tân tiến, cởi mở hơn hẳn và đặc biệt ông rất thích tiếp nhận những điều mới lạ như văn hóa và công nghệ của phương Tây. Vào lúc sinh thời, ông rất tin tưởng vào y học phương Tây vì có thể chữa khỏi bệnh sốt rét mà Hoàng đế mắc phải. Dù trước đó Hoàng đế đã thử qua biết bao loại thuốc và phương pháp điều trị nhưng vẫn không thể khỏi bệnh. Chỉ đến khi có một vị bác sĩ từ phương Tây tới và chữa khỏi bệnh cho ông.
Từ đó, sự quan tâm đến y học và công nghệ phương Tây của Hoàng đế Khang Hi ngày càng tăng và ông trở nên cởi mở hơn với văn hóa phương Tây. Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc mở cửa giao lưu văn hóa với phương Tây trong thời kỳ trị vì của vị Hoàng đế nhà Thanh này.
Lần đầu ăn Socola, Hoàng đế Khang Hi chỉ thốt lên 3 chữ
Socola được xem là loại thực phẩm dành cho giới quý tộc phương Tây vào thời điểm này, và Hoàng đế Khang Hi cũng rất tò mò và muốn dùng thử (Ảnh: Internet)
Hoàng đế Khang Hi là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được ăn thử socola – một loại thực phẩm phổ biến của giới quý tộc châu Âu lúc bấy giờ. Qua đó cũng có thể thấy được sự cở mở của ông đối với các nền văn hóa nước ngoài.
Video đang HOT
Vào mùa hè năm 1706, thời tiết tại Bắc Kinh vô cùng nóng nực, Hoàng đế Khang Hi đã hạ lệnh cho đại thần Hách Thế Hanh – người đã nhiều lần tiếp xúc với người phương Tây, kiếm một số loại thuốc của phương Tây với công dụng giải nhiệt. Lúc bấy giờ, Hoàng đế Khang Hi còn nghe về socola là loại thực phẩm đang rất nổi tiếng tại phương Tây, thế nên ông đã yêu cầu vị đại thần này mang về cho ông.
Hoàng đế Khang Hi đã ra lệnh cho đại thần mang socola về cho ông dùng thử (Ảnh: Internet)
Đại thần Hách Thế Hanh mua được socola từ một vị giáo sĩ, ông còn cẩn thận viết một bản hướng dẫn sử dụng dài hơn 900 chữ cách thức sử dụng socola như thế nào để dâng lên cho Hoàng đế Khang Hi.
Khi nhìn thấy bản hướng dẫn dài hơn 900 chữ của vị đại thần này, Hoàng đế Khang Hi lại không tỏ ra hài lòng. Theo như bản hướng dẫn thì socola được dùng là một loại thức uống ở phương Tây, dùng như trà và nó không phải là thuốc. Hoàng đế Khang Hi tỏ vẻ thất vọng khi biết socola không phải là thuốc , và nhìn bản hướng dẫn dài hơn 900 chữ ông chỉ nói 3 từ: “Đã biết rồi.”
Sau khi dùng thử socola thì Hoàng đế Khang Hi hoàn toàn không hứng thú và tỏ ý rằng không thể so được với các loại trà của Đại Thanh, hơn nữa lại phải pha chế quá cầu kỳ mà còn không có công dụng như thuốc. Từ đó, trong cung không ai dám nhắc đến socola vì sợ làm Hoàng đế Khang Hi không hài lòng.
Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?
Hoàng đế Phổ Nghi vừa thoái vị, nhiều quý tộc Mãn Châu đã quyết định thay tên đổi họ, hóa ra là có nguyên nhân.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho quyền lực và hoàng tộc nữa.
Vì sự diệt vong của nhà Thanh, nhiều quý tộc đã đổi họ Mãn Châu thành họ của người Hán. Hơn nữa, họ còn phủ nhận nguồn gốc cao quý đáng tự hào và thừa nhận mình là người Hán. Rõ ràng sau khi hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La, dòng họ cao quý này vẫn còn tồn tại, vì sao nhiều họ quý tộc của người Mãn Châu lại quyết định đổi họ và phủ nhận nguồn gốc của mình?
Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh.
Mặc dù nhà Thanh được thành lập bởi dòng họ Ái Tân Giác La. Tuy nhiên, ngay từ sau khi Đại Thanh nhập quan, việc điều hành quân đội và cai trị đất nước không phải do một mình hoàng tộc Ái Tân Giác La là có thể làm được. Thay vào đó, trên thực tế, có nhiều gia tộc Mãn Châu hiển hách lập được vô số công lao và góp phần không nhỏ vào việc phát triển Đại Thanh, đó là gia tộc Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị...
Sau khi thành lập, những gia tộc có đóng góp quan trọng cho nhà Thanh đều được phong tước vị và có tước hiệu chính thức. Đặc biệt, một số tước vị cao quý còn được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều nhân vật đến từ các gia tộc Mãn Châu cao quý đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của triều đại này. Chẳng hạn, có nhiều vị hoàng hậu và phi tần của triều đại nhà Thanh đều mang họ Na Lạp thị. Những cuộc hôn nhân chính trị với gia tộc quyền lực này là cách hoàng đế cân bằng giữa triều đình và hậu cung. Đồng thời cũng là cách thể hiện sự tôn trọng của hoàng đế với gia tộc hiển hách.
Mối liên kết giữa các gia tộc cao quý của người Mãn Châu với triều đình nhà Thanh rất khăng khít, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Do đó, việc nhà Thanh đột ngột sụp đổ cũng gây ra không ít rắc rối và khó khăn đối với những gia tộc được cho là có mối liên kết chặt chẽ với hoàng tộc Ái Tân Giác La.
Nhiều quý tộc Mãn Châu quyết định đổi họ sau khi nhà Thanh sụp đổ.
Mặt khác, nhiều quý tộc nhà Thanh nhận ra thời đại đã thay đổi sau khi triều đại này sụp đổ. Quá khứ huy hoàng sẽ không còn nữa. Họ phải học cách để chung sống hòa hợp với người Hán. Chính vì vậy, những người này chấp nhận thay tên đổi họ để đổi lấy cuộc sống ổn định và tránh việc bị trả thù hay trở thành mục tiêu bị người khác châm chọc, chèn ép.
Ngược lại, gia tộc Ái Tân Giác La dù từng thống trị triều nhà Thanh, nhưng lại không đến mức rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" như các dòng họ quý tộc khác. Vậy, tại sao ngày nay có rất ít người mang họ Ái Tân Giác La, dù cuối thời hoàng đế Phổ Nghi, số lượng người của gia tộc này khá lớn? Hóa ra, hầu hết hậu duệ của Ái Tân Giác La đều đã đổi thành họ Kim. Họ chọn cách sống ẩn dật, lặng lẽ sau khi biết thời đại huy hoàng đã không còn và thời thế thay đổi.
Sau hơn 100 năm, nhiều hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La đã đổi lại họ.
Vì sao quý tộc Mãn Châu nhanh chóng đổi họ?
Khi Phổ Nghi nắm quyền, số lượng người thuộc giới quý tộc Mãn Châu đã vượt quá con số 32 triệu. Nhưng sau khi vị hoàng đế này thoái vị, trong vòng chưa đầy vài năm, số lượng người thuộc quý tộc Mãn Châu chỉ còn khoảng 80.000 người. Vậy, họ đã đi đâu? Hóa ra họ đã nhanh chóng thay đổi tên họ thành người Hán.
Thay vì bỏ trốn ngay sau khi Phổ Nghi thoái vị, các quý tộc của triều đại nhà Thanh lại lập tức thay tên đổi họ giống với người Hán. Hóa ra việc làm này là có 3 nguyên nhân.
Thay đổi họ chính là cách giúp các gia tộc Mãn Châu tránh tai họa sau khi nhà Thanh sụp đổ.
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi năm 1911 nhằm lật đổ nhà Thanh. Theo đó, sau khi nhà Thanh sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu tin rằng mục tiêu đầu tiên của chế độ mới là tấn công và trục xuất người Mãn Châu. Do đó, cách tốt nhất để tự cứu mạng là đổi lại tên họ.
Thứ hai, sau khi nhà Thanh thành lập, nhiều quý tộc của Đại Thanh trở thành "bá chủ" của người Hán. Khi nhà Thanh còn tồn tại, dân thường đương nhiên không dám chống lại cường quyền. Nhưng sau khi triều đại này sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu ngay lập tức trở thành mục tiêu bị tấn công. Do đó, đổi họ là cách giúp quý tộc Mãn Châu tránh được tai họa.
Thứ ba, nhiều người Mãn Châu đã bị Hán hóa. Theo đó, đến cuối triều đại nhà Thanh, dù có hàng triệu người Mãn Châu, nhưng hầu như rất ít người có thể nói được ngôn ngữ này. Sau nhiều năm rời xa đất tổ Mãn Châu, nhiều người đã bị Hán hóa, không khác gì người Hán. Mặt khác, thời thế đã khác, những quý tộc Mãn Châu buộc phải thay đổi họ để bắt đầu cuộc sống mới, mặc dù ban đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Công chúa thời xưa dù không phải tranh giành ngai vàng, vì sao hầu hết không sinh được con? Vào thời phong kiến, các vị công chúa thường được gả đi để hòa thân. Đáng tiếc, hầu hết họ đều không thể có con. Bí mật về điều này khiến nhiều người giật mình. Trong triều đình phong kiến xưa, các hoàng tử được định sẵn sẽ là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng đế có tới mấy nghìn cung...