Hoàng đầu ấn là hoa gì ở Đồng Tháp mà giá vé tham quan trọn gói từ 250.000-300.000 đồng/người?
Ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Khu Du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ ngày 8/3, Khu du lịch chính thức đưa vào khai thác tour tham quan hoa Hoàng đầu ấn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Hoàng đầu ấn là loài hoa đặc biệt, thường mọc tự nhiên ở vùng đất chua phèn và đã xuất hiện từ khá lâu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Hoa hoàng đầu ấn thường chỉ nở vào cuối buổi sáng (khoảng 10 giờ 30 phút) và sẽ tàn vào buổi chiều (khoảng 14 giờ 30 phút).
Du khách chụp ảnh với hoa hoàng đầu ấn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An – TTXVN
Tên gọi của loài hoa này bắt nguồn từ việc sắc hoa có màu vàng, hình dáng nhỏ nhắn. Hoa khi nở, trổ ra thành nhiều búp nhìn như một chiếc ấn nhỏ được gắn trên một chiếc thân dài khoảng 10-20cm.
Cây hoa Hoàng đầu ấn còn được người dân địa phương gọi là cây đũa bếp hay cây dùi trống.
Hiện nay, Hoàng đầu ấn xuất hiện ở cả 2 khu A4 và A5 của Vườn Quốc gia Tràm Chim, trong đó hoa có nhiều ở khu A4 với diện tích hơn 20 ha và khu A5 là 2 ha.
Video đang HOT
Theo ông Lê Hoàng Long, năm nay Hoàng đầu ấn xuất hiện trên diện tích rộng hơn nhiều so với những lần trước đây và xuất hiện ở cả 2 khu. Tuy nhiên, Khu Du lịch Tràm Chim chỉ khai thác du lịch, đón khách tham quan, chụp ảnh tại khu A4.
Do hoa Hoàng đầu ấn nở và tàn sớm nên Khu Du lịch Tràm Chim phục vụ đưa khách tham quan bắt đầu từ 9 giờ – 13 giờ hằng ngày.
Tour tham quan hoa Hoàng đầu ấn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim thực hiện từ ngày 8/3/2022 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/5/2022.
Tùy theo tình hình sinh trưởng và phát triển của hoa Hoàng đầu ấn, thời gian thực hiện có thể kết thúc sớm hoặc kéo dài thêm so với dự kiến. Trong khi khai thác, nếu phát hiện có Sếu đầu đỏ xuất hiện, dịch vụ sẽ ngưng thực hiện.
Hoa Hoàng đầu ấn nở vàng rực rỡ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Nhựt An – TTXVN
Theo lãnh đạo Khu Du lịch Tràm Chim, dịch vụ tham quan hoa Hoàng đầu ấn được tổ chức theo hình thức trọn gói với giá vé từ 250.000 – 300.000 đồng/khách.
Cụ thể, du khách sẽ được tham quan nhà trưng bày trứng chim, cá nước ngọt, sau đó di chuyển đến Trạm bảo vệ C6 (phân khu A2) bằng xe mô tô của đơn vị. Tại đây, du khách xuống tàu tiếp tục hành trình đến phân khu A4 – nơi hoa Hoàng đầu ấn đang khoe sắc.
Đồng Tháp: Tập đoàn của Hà Lan đề xuất dự án phát triển chuỗi nuôi trồng thuỷ sản quy mô 26,8ha
Mới đây, Công ty TNHH De Heus (thuộc Tập đoàn De Heus của Hà Lan) đã đề xuất đầu tư dự án Phát triển chuỗi giá trị nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Đồng Tháp.
De Heus đề xuất dự án phát triển chuỗi nuôi trồng thuỷ sản quy mô 26,8ha tại Đồng Tháp
Tại buổi làm việc, ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus châu Á cho biết, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi trồng và xuất khẩu cá tra lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra, khâu sản xuất con giống vẫn còn nhiều điểm nghẽn, khiến cho chuỗi giá trị ngành hàng chưa phát huy hết lợi thế.
Do đó, Công ty TNHH De Heus mong muốn thực hiện Dự án Phát triển chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh. Dự kiến dự án có tổng diện tích khoảng 26,8ha.
Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus châu Á cho biết, Công ty TNHH De Heus (trụ sở chính tại tỉnh Vĩnh Long) là đơn vị thuộc Tập đoàn De Heus Hà Lan, chuyên sản xuất và cung cấp thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.
Doanh nghiệp kỳ vọng thông qua dự án sẽ giúp người nông dân tăng lợi nhuận nhiều hơn, cũng như ngành hàng cá tra có thể phát huy được những tiềm năng, lợi thế vốn có.
Tại buổi làm việc, Công ty TNHH De Heus cũng đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ khuyến khích nông dân ở khu vực gần dự án thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy trình sinh học. Mục đích là nhằm hạn chế các loại hóa chất gây hại xả thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến nguồn nước nói chung cũng như môi trường nước trong chăn nuôi thủy sản nói riêng.
Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và Công ty TNHH De Heus trao đổi thông tin về dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang thống nhất chủ trương thực hiện dự án của Công ty TNHH DE HEUS, đồng thời đánh giá cao về ý tưởng thực hiện dự án của doanh nghiệp.
Cá tra là một trong những ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp, với diện tích nuôi năm 2021 khoảng 2.100ha, sản lượng cá tra trên 486 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 763,8 triệu USD và xếp hàng thứ 4 cả nước. Do đó, Đồng Tháp cần phát triển chuỗi giá trị nuôi trồng thuỷ sản, nhất là khâu con giống.
Ông Trần Trí Quang cam kết, tỉnh Đồng Tháp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án. Theo đó, phía UBND tỉnh đề nghị Sở NNPTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp phối hợp làm đầu mối cung cấp thông tin, cũng như hướng dẫn các thủ tục liên quan, tạo thuận nhất cho Công ty TNHH De Heus.
Đồng Tháp: Trồng loại cỏ mềm như nhung, 20 ngày sau thương lái đã đến hỏi mua giá cao Thời điểm này, nông dân trồng cỏ nhung ở Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì giá cỏ nhung đang ở mức cao. Thương lái đến thu mua với giá từ 25.000 - 28.000 đồng/m2. Với giá bán này, bà con trồng cỏ nhung có lợi nhuận trên 10.000 đồng/m2. Đồng Tháp: Trồng loại cỏ mềm như nhung, 20 ngày...