Hoàng Công Lương : “Bị cáo tha thiết mong được hưởng án treo”
Nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, Hoàng Công Lương mong muốn được giảm án, không cách ly ra khỏi xã hội để lấy công việc chuyên môn chuộc lại lỗi lầm.
Chiều nay (15.6), sau khi kết thúc phần tranh luận phiên xử sự cố chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Vận tuyên bố chuyển sang phần nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.
Là người nói đầu tiên, bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng y khoa làm 9 bệnh nhân tử vong đã diễn ra được hơn 2 năm. Đó là nỗi đau, mất mát lớn của gia đình các bị hại. Bị cáo gửi lời chia buồn, chia sẻ sâu sắc nhất đến gia đình các nạn nhân.
“Các nạn nhân trong sự cố chạy thận đã có thời gian dài gắn bó với đơn nguyên lọc máu. Bị cáo và các cán bộ, y bác sĩ trong đơn nguyên coi họ như người nhà. Vì thế, mất mát của họ cũng là nỗi đau của các y bác sĩ trong đơn nguyên”, Hoàng Công Lương xúc động nói.
Theo nam bác sĩ, phiên tòa phúc thẩm lần này giúp cho Hoàng Công Lương nhận ra được nhiều điều trong các quy định của pháp luật, và ý thức được nhiều điều trong cuộc sống, xã hội.
“Hành vi của bị cáo phần lớn là do yếu tố khách quan. Các tình tiết giảm nhẹ đã được luật sư đưa ra, bị cáo tha thiết mong HĐXX cho bị cáo được giảm án và không cách ly bị cáo ra khỏi xã hội, được hưởng án treo để có cơ hội cống hiến bằng công việc khám chữa bệnh”, bị cáo Hoàng Công Lương nói.
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa ngày 15.6. Ảnh: Ngô Cường
Hoàng Công Lương mong muốn được tiếp tục tham gia công tác điều trị, bản thân bị cáo cũng có vấn đề về sức khỏe, cần phải theo dõi đặc biệt.
Video đang HOT
Nam bị cáo cũng gửi lời tri ân đến báo chí, những người đã ủng hộ bị cáo, cảm ơn luật sư, cảm ơn HĐXX đã có những phán quyết nhân văn, đúng pháp luật.
Nói lời sau cùng, bị cáo Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhân dân, Bộ Y tế và vong linh những nạn nhân xấu số trong ngày 29.5.2017.
Bị cáo mong muốn cơ quan chức năng tiếp tục có những hội thảo khoa học, để làm rõ nguyên nhân cái chết, cách xử lý đối với các sự cố chạy thận tương tự. Đồng thời, cũng mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác, để họ có cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình.
Nói lời sau cùng, bị cáo Đỗ Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn – vẫn băn khoăn về nguyên nhân cái chết của 9 nạn nhân.
Theo bị cáo Tuấn và luật sư bào chữa, nguyên nhân cái chết của 9 nạn nhân trong sự cố chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chưa rõ ràng. Kết luận của cơ quan giám định, Viện Khoa học hình sự, nguyên nhân cái chết là do ngộ độc Florua.
Tuy nhiên, trong bản án, nguyên nhân cái chết là do tồn dư hóa chất HF, một hợp chất bị cáo Bùi Mạnh Quốc dùng để sục rửa hệ thống lọc nước RO. Cho nên bị cáo mong HĐXX có sự đánh giá chính xác, đúng người đúng tội.
Còn bị cáo Hoàng Đình Khiếu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và bị cáo Trần Văn Thắng, nguyên Trưởng phòng Vật tư của Bệnh viện xin HĐXX cho được hưởng án treo.
HĐXX sẽ tuyên án vào 8h ngày 19.6.2019.
CƯỜNG NGÔ
Theo LĐO
Trương Quý Dương mong HĐXX xem xét cho bác sỹ Lương vì "em ấy đời còn dài"
Bị cáo Trương Quý Dương khẳng định thực hiện đúng quy trình và không dám nói mình bị oan.
Bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng 15/1
Sáng 15/1, TAND Tp. Hòa Bình tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án chạy thận ở Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình làm 9 người chết. Đúng 7h50', bác sĩ Hoàng Công Lương đã có mặt tại tòa để tham gia phiên xét xử dù thần thái của bị cáo này tỏ ra khá mệt mỏi. Tiếp đó, lần lượt xe chuyên dụng của cơ quan chức năng dẫn giải các bị Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn đến tòa. Ông Trương Quý Dương (cựu Giám đốc Bệnh viện ĐK Hòa Bình) và 3 bị cáo còn lại cũng đến đúng giờ.
Mở đầu phần xét hỏi, ông Trương Quý Dương tiếp tục được HĐXX thẩm vấn về hợp đồng sửa chữa RO với Công ty Thiên Sơn.
Ông Trương Quý Dương cho biết, quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng 315 (sửa chữa RO số 2) giữa bệnh viện và Thiên Sơn nằm trong kế hoạch từ đầu năm 2017 và được đưa vào kế hoạch sửa chữa quý 2. Khi thấy hệ thống hoạt động yếu hơn bình thường bệnh viện đã mời các kỹ thuật viên xem xét đánh giá và Phòng Vật tư y tế đề nghị sửa chữa, khắc phục trong quý 2.
"Bị cáo đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện theo đúng quy trình", ông Dương nói.
Chiều 25/5, bị cáo thay mặt Bệnh viện ký với Công ty Thiên Sơn vì Bệnh viện không đủ năng lực sửa chữa nên các phòng ban chuyên môn đề xuất đơn vị ngoài sửa chữa. Hệ thống RO số 2 được mua bằng nguồn kinh phí bệnh viện hoàn toàn không liên quan đến việc liên doanh liên kết và trách nhiệm sửa chữa của Bệnh viện.
Để hoạt động chạy thận thực hiện được cần nhiều bộ phận cấu thành, hệ thống RO chỉ là để cung cấp nước cho chạy thận, là một thiết bị có liên quan đến hệ thống máy móc phục vụ việc lọc máu. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch để phục vụ tốt hơn chứ thực tế hệ thống này chưa hỏng, không phải sửa chữa đột xuất do có vấn đề.
Đầu tiên là Khoa Hồi sức tích cực (HSTC) là đơn vị sử dụng thiết bị đề xuất, đưa vào kế hoạch quý, sau đó bị cáo phê duyệt. Bị cáo nhận đề xuất của Khoa trước khoảng 1 tháng sau đó bị cáo giao lại cho Phòng Vật tư y tế. Việc khảo sát, đáng giá từ đó dẫn đến việc ký hợp đồng 315.
Theo chức năng nhiệm vụ, quản lý chung mang tính tổng thể là phòng Vật tư y tế, còn trách nhiệm sử dụng cụ thể là Khoa Hồi sức tích cực. Hai bộ phận tham mưu ký kết hợp đồng 315 là Phòng Tài chính kế toán và Phòng Vật tư y tế
Bị cáo Trương Quý Dương khai, khi hợp đồng có hiệu lực, các phòng chuyên môn như Phòng Vật tư y tế liên hệ để thực hiện việc sửa chữa. Nhưng khi hệ thống RO bị hỏng, các phòng ban chuyên môn bố trí thời gian phù hợp nhất để toàn quyền sửa chữa, còn bị cáo Dương không biết việc đó.
"Việc sửa máy lọc RO được sửa khoảng 4-5 lần và tất cả đều theo những quy trình như trên. Mặc dù không phải chuyên môn, bị cáo cũng biết việc xét nghiệm chất lượng nước trong khoảng 1 tuần", bị cáo Dương cho biết.
"Việc hoạt động của nguồn nước lọc sau khi sửa chữa, bị cáo Dương khai đều phụ thuộc vào phòng ban chuyên môn. Nếu có những tình huống bất khả kháng, các phòng ban chuyên môn cần phải có kịch bản xử lý", bị cáo Dương khai và cho biết còn việc giám sát thông qua nhiều kênh, việc kiểm tra hoạt động, bị cáo Dương đến gặp trao đổi với các phòng ban và nhận báo cáo từ các phòng ban, thành lập ban kiểm tra cố gắng thực hiện việc kiểm tra hoạt động các thiết bị trong Bệnh viện.
Tại Bệnh viện có 3 hệ thống lọc nước RO, trong toàn bộ đề xuất, thẩm định đưa hệ thống RO số 1 và việc xây dựng khu nhà, khi xây dựng hệ thống bị cáo Dương cho biết cần có hệ thống dự phòng RO số 2, hệ thống RO số 3 thực hiện cho các ca điều trị công nghệ cao.
Nói về bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương, ông Dương cho hay: "Nỗi đau của Hoàng Công Lương cũng là nỗi đau của bị cáo, chỉ mong pháp luật là vô tình nhưng người xét xử là có tình, mong HĐXX xem xét cho các em ấy vì tuổi còn rất dài. Bị cáo không dám nói mình bị oan vì mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng mong HĐXX cho bị cáo cơ hội nói rõ, sau đó việc phán xét là quyền của HĐXX".
Hữu Tuấn
Theo baogiaothong
Bộ Y tế gửi công văn phản đối tội "Vô ý làm chết người" của bác sĩ Lương Bộ Y tế ngày 10.5 đã có công văn gửi Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc xét xử phúc thẩm vụ án chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Cơ quan điều tra lúng túng, 3 lần thay đổi tội danh Theo Bộ Y...