Hoàng Anh Gia Lai: Giải cứu và hậu giải cứu
Tin đáng chờ đợi nhất cho cổ đông (CĐ) Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cuối cùng cũng xuất hiện: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng các cơ quan có chức năng đã nhất trí với các đề xuất từ “chủ nợ” về tái cơ cấu nợ cho HAGL. Dù kế hoạch vẫn còn chờ Chính phủ xem xét nhưng bước đầu đã gợi mở lối thoát cho HAGL.
HAGL sẽ tận dụng việc giải cứu như thế nào để thoát khó?
Lối thoát
Ngay khi thông tin được loan đi, cổ phiếu (CP) HAG của HAGL và CP HNG của Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai lập tức tăng trần, với lệnh đặt mua ồ ạt. Tuy nhiên, sự hưng phấn này chỉ kéo dài được 2 phiên. Từ ngày 19/5, CP HAG giảm trở lại.
Đáng chú ý, trong lúc nhà đầu tư (NĐT) Việt Nam hồ hởi gom mua CP HAG thì khối ngoại lại rất bình thản, không những không đặt lệnh mua trong 2 ngày nóng sốt đó mà còn bán khi có thể.
Thị trường vẫn chưa thể yên tâm khi nhìn vào số nợ và phương án giải cứu cho HAGL. Điểm mấu chốt trong kế hoạch “giải cứu” cho HAGL bị đánh giá là “nhạy cảm”. Việc các ngân hàng (NH) cơ cấu, gia hạn, miễn phạt, giảm lãi cho các khoản vay cho HAGL mà không chuyển nhóm nợ làm dấy lên lo ngại nợ tại HAGL không được nhìn nhận đủ và đúng.
Tuy nhiên, các NH có động lực để “dễ chịu” với HAGL. Bởi nếu họ chuyển nhóm nợ của HAGL xuống mức thấp hơn, số nợ đó sẽ bị xem là nợ xấu. Lúc đó, chiếu theo quy định, HAGL sẽ không có cơ hội để được vay vốn mới, không thể khắc phục khó khăn và dễ rơi vào nguy cơ phá sản. Giữ nguyên nhóm nợ cho HAGL giúp các NH bớt được áp lực về nợ xấu trên sổ sách, bớt phải trích lập dự phòng.
Theo báo cáo tài chính quý I/2016, HAGL vay ngắn hạn, dài hạn hơn 28.000 tỷ đồng, trong đó, vay từ NH, qua hình thức vay vốn lẫn phát hành trái phiếu chiếm hơn 90%. Vì thế, khi HAGL yếu dần khả năng thanh toán, với tỷ số thanh toán hiện hành về dưới 1, theo báo cáo quý I/2016, không riêng HAGL gặp áp lực mà các chủ nợ cũng rất lo lắng, nhất là những chủ nợ lớn như BIDV, Eximbank, VPBank.
Nếu phương án tái cơ cấu nợ cho HAGL được phê duyệt, NHNN sẽ phải tái cấp vốn để giúp các NH có thêm nguồn lực xử lý, như vậy sẽ đụng đến ngân sách và sự công bằng. Bởi nhiều doanh nghiệp đang rơi vào khó khăn tương tự như HAGL nhưng lại không được giải cứu.
Phía các NH cho rằng, HAGL vốn là doanh nghiệp (DN) có lịch sử tín dụng tốt. Khó khăn mà HAGL đang gặp phải có yếu tố rủi ro khách quan và khó lường, đến từ lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc thời tiết và biến động giá cả, như cao su, mía đường.
Video đang HOT
Cũng cần thấy, HAGL là DN tiêu biểu, có quy mô lớn, tiếng tăm không chỉ trong nước mà cả quốc tế, đầu tư mạnh sang Lào, Campuchia, Myanmar, đặc biệt, những vùng trồng mía đường, cao su, cọ dầu dọc tuyến biên giới Campuchia, Lào với diện tích lên tới 50.000ha đều liên quan đến đối ngoại của Việt Nam.
Bởi thế, Thủ tướng Lào vừa qua đã có công hàm gởi Chính phủ Việt Nam đề nghị có sự hỗ trợ cho các DN Việt Nam đang trồng cao su tại Lào, trong đó điển hình là HAGL và Tập đoàn Cao su Việt Nam. Với những đặc điểm kể trên, các NH và nhà quản lý không thể làm ngơ trước khó khăn của HAGL.
Hậu giải cứu
Vấn đề là HAGL sẽ tận dụng việc giải cứu như thế nào để thoát khó khăn. Nhìn trên báo cáo tài chính vài năm trở lại đây, HAGL vẫn đạt mức tăng trưởng về doanh thu, như doanh thu năm 2015 tăng gấp đôi so với 2014. Tuy nhiên, đáng chú ý là cơ cấu doanh thu của HAGL lại thường thay đổi.
Nếu như năm 2009 – 2012, nguồn thu chủ yếu của HAGL là từ bất động sản thì đến giai đoạn 2013 – 2014, mía đường giữ vai trò chủ lực. Từ năm 2015, đàn bò trở thành nguồn thu lớn của HAGL. Riêng những mảng được HAGL dồn lực đầu tư, gồm cao su, bất động sản và dầu cọ lại èo uột, thậm chí chưa thấy nguồn thu.
Hiệu quả kinh doanh của HAGL cũng là điều đáng xem xét. Hiện tại, tỷ lệ lãi gộp của HAGL trong hầu hết các mảng đều giảm. Chẳng hạn, tỷ lệ lãi gộp bán bò trong quý I/2016 giảm còn 10,8%, từ mức 29,2% của năm 2015. Hay ở lĩnh vực mía đường, tỷ lệ lãi gộp chỉ còn 31% trong khi năm 2015 là 42,4%.
Trong định hướng của HAGL, bò vẫn là nguồn đóng góp chính cho nguồn thu. Nhưng bò của HAGL đang vấp phải trở ngại về đầu ra và áp lực cạnh tranh của đối thủ trong nước cũng như bò nhập ngoại. Riêng tồn kho đường hàng trăm tấn và giá bán đường không như mong đợi cũng gây khó khăn cho HAGL.
Sự thất thường về giá nông sản đã đặt HAGL vào những rủi ro khó lường, trong khi trung tâm thương mại ở Myanmar lại chưa ghi nhận nguồn thu. Đây sẽ là các thách thức cho HAGL, dù có nhận được sự giải cứu.
Trên thị trường từng chứng kiến nhiều DN được giải cứu trong khả năng tự quyết của các NH. Ví dụ năm 2013, Công ty Năm Bảy Bảy (NBB) đã cơ cấu được hơn 1.000 tỷ đồng tiền nợ và trái phiếu, chiếm 83% tổng nợ. Việc cơ cấu được thực hiện theo hướng gia hạn thêm thời gian, giãn nợ từ 1 – 5 năm.
Sau đó, NBB tìm cách mở rộng liên doanh, liên kết với nhiều đối tác lớn như Tập đoàn Creed – Nhật Bản, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII). Nhờ đó, 2 khó khăn lớn của NBB là áp lực trả nợ vay và nguồn vốn để phát triển các dự án đều đã được giải quyết. Tuy nhiên, với lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2014 – 2015 của NBB chỉ vài chục tỷ đồng/năm, sự phục hồi của NBB được đánh giá mới là bước đầu.
Tương tự, Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng đã tái cơ cấu mạnh mẽ, phát hành CP để chuyển đổi nợ vay. Đến nay KBC đã đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn, đáp ứng kịp thời các khoản vay sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán Đông Nam Á, nếu KBC không nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và thu hồi các khoản phải thu thì rủi ro về thanh khoản sẽ tăng cao do tiền mặt của Công ty ở mức thấp, dưới 250 tỷ đồng.
Đối với những DN không có lợi thế riêng như quỹ đất sạch hay sở hữu nhiều khu công nghiệp lại tham gia vào thị trường ở giai đoạn nóng sốt (2007-2008), đi vào phân khúc không phù hợp với khách hàng, dù NH muốn cứu cũng rất khó thoát nạn. Điều này đang được nhìn thấy ở những bất động sản “trùm mền”.
Rõ ràng, DN giải quyết nợ nần và phát triển ra sao sau khi nhận được hỗ trợ về chính sách và nguồn vốn mới là yếu tố then chốt.
Theo Doanh nhân Sai Gon
Bầu Thắng sẵn sàng chia sẻ "bí kíp nghìn tỷ" theo gợi ý của Bí thư Thăng
Xung quanh đề xuất của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng về việc mời các "doanh nhân nghìn tỷ" như ông Võ Quốc Thắng, Đoàn Nguyên Đức và bà Mai Kiều Liên về dạy ở Học viện Cán bộ TPHCM, chúng tôi đã trao đổi với ông Thắng và ông Đức về vấn đề này.
Ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng - Đồng Tâm Group) tỏ ra khá hào hứng với đề xuất của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng. Tuy nhiên, ông Thắng nói rõ: "Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm va chạm trong cuộc sống, trên thương trường của tôi với các lớp cán bộ để mọi người hiểu hơn về doanh nghiệp. Nhưng tôi không dám dùng từ "dạy", bởi tôi đâu có phương pháp sư phạm đâu mà dạy ai. Chỉ đơn giản là trao đổi vốn sống với nhau".
"Thậm chí, tôi còn phải học lại từ những người ngồi trong các lớp ấy, vì họ chắc chắn vẫn có chỗ đáng để học. Phương châm của tôi là sẵn sàng chia sẻ và sẵn sàng học hỏi bất cứ ai mà tôi thấy cần phải học", ông Võ Quốc Thắng nói.
Bầu Thắng sẵn sàng chia sẻ "bí kíp nghìn tỷ" theo gợi ý của Bí thư Thăng
Ngoài ra, bầu Thắng cũng cho biết đây không phải là lần đầu ông được gợi ý "đứng lớp" và thực tế thì bản thân vị doanh nhân này từng vài lần xuất hiện trước đám đông sinh viên, ở các giảng đường đại học. "Một số trường đại học đã mời tôi đến chia sẻ kinh nghiệm trên thương trường với các bạn sinh viên. Khi có thời gian thích hợp tôi cũng muốn nói chuyện với các bạn ấy", ông Thắng nói.
"Chỉ đơn giản là nói chuyện và chia sẻ vốn sống cho nhau. Tôi nói về những điều mà tôi đã trải qua, những va chạm trong cuộc sống, trong kinh doanh mà tôi đã từng biết. Ngược lại, tôi cũng học nhiều thứ từ các bạn sinh viên mà tôi thường hay nói chuyện", ông Thắng nói.
Một vấn đề khác liên quan đến chuyện các doanh nhân nghìn tỷ như bầu Thắng đến "đứng lớp" tại Học viện Cán bộ TPHCM như gợi ý của Bí thư Thăng là vấn đề thời gian, bởi những người như bầu Thắng thường có lịch làm việc khá dày. Bản thân ông Thắng cho rằng, ông rất sẵn lòng và sẵn sàng sắp xếp để có thể chia sẻ kinh nghiệm với mọi người, khi thuận tiện nhất.
Trong khi đó, bàn về gợi ý nêu trên của người đứng đầu TPHCM, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức - Hoàng Anh Gia Lai) cho hay: "Hiện giờ tôi chưa dám bình luận gì về ý kiến đấy. Vả lại, thời gian này tôi bận giải quyết nhiều công việc khác của doanh nghiệp nên chưa thể nhận lời".
Trước đó, ngày 4/3, tại buổi làm việc với Học viện Cán bộ TPHCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu cần phải đổi mới giáo trình đào tạo gắn với thực tế của thành phố và lý luận chung của Đảng.
Bí thư Thăng cho rằng, với vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước thì không thể không đào tạo đội ngũ doanh nhân lớn mạnh. Đặc biệt là đào tạo nhà quản trị doanh nghiệp giỏi có khả năng dự báo, đánh giá thị trường, kỹ năng kinh doanh.
Bầu Đức cho biết thời gian này bận giải quyết nhiều công việc khác của doanh nghiệp nên chưa thể nhận lời
Để tạo ra "những sản phẩm giáo dục" mang tính thực tế, có hơi thở cuộc sống và cho ra đời những cán bộ rất thực tiễn, không lý luận xa vời, Bí thư Thăng yêu cầu Học viện Cán bộ TPHCM phải mời đội ngũ trí thức có kiến thức thực tế, có kinh nghiệm thực tế cả ở nước ngoài và trong nước vào giảng dạy.
"Học viện Cán bộ TPHCM cần phải mời các doanh nghiệp giỏi đến dạy, thậm chí mời cả bà Mai Kiều Liên, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Võ Quốc Thắng... vào dạy chứ không nhất thiết phải giáo sư, tiến sĩ siêu phàm mới dạy được", Bí thư Thăng gợi ý.
Ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM cho rằng, gợi ý trên của Bí thư Đinh La Thăng rất thiết thực và cũng đã nằm trong chiến lược của học viện. Nếu những doanh nhân này nhận lời thì quá tuyệt vời.
Cũng theo ông Trần Hoàng Ngân, Học viện Cán bộ TPHCM không chỉ đào tạo về trung cấp, cao cấp chính trị mà sẽ mở rộng các chương trình giáo dục như một trường đại học. Trong năm nay, Học viện sẽ mở những lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kĩ năng, các lớp về hội nhập... và nhất định sẽ mời những doanh nhân thành đạt ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy.
Trọng Vũ - Công Quang
Theo Dantri
Thêm một nhà băng "siết nợ" bầu Đức Sau ACB, đến lượt ngân hàng Bản Việt mới đây phải bán giải chấp cổ phiếu HNG thuộc sở hữu Hoàng Anh Gia Lai, là tài sản được tập đoàn này cầm cố, để thu hồi nợ. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã chứng khoán HAG) vừa công bố thông tin cho biết, từ ngày 14-15/3/2016, Ngân hàng Bản Việt...