Hoãn trình luật Đầu tư công, mua sắm công
Thảo luận về đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Chính phủ trình tại phiên họp chiều qua, 9.10, Ủy ban TVQH chấp thuận hoãn đưa nội dung dự luật Đầu tư công, mua sắm công (ĐTC-MSC) vào chương trình kỳ họp thứ 4 tới.
Qua thảo luận, một số ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc tách ĐTC, MSC thành 2 luật riêng và hoãn chưa trình tại kỳ họp thứ 4 của QH. Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tán thành quan điểm của cơ quan thẩm tra về việc tại kỳ họp này chưa thể đưa luật ĐTC-MSC vào chương trình nghị sự nhưng việc tách luật thì Chính phủ phải trình QH xem xét, quyết định tại kỳ họp tới.
Theo TNO
Video đang HOT
Hoãn trình Luật Đầu tư công
Luật Đầu tư công được chờ đợi tại phiên họp của UB Thường vụ cũng như kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc, cuối cùng không qua được vòng... thủ tục. Bộ KH-ĐT chính thức xin rút dự án luật này khỏi chương trình làm luật năm 2012.
Phiên họp thứ 12 của UB Thường vụ QH.
Buổi làm việc chiều qua, xét tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, UB Thường vụ Quốc hội đã thống nhất rút dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công khỏi chương trình kỳ họp thứ 4 (bắt đầu cuối tháng 10) để Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị vì đến nay, cơ quan soạn thảo vẫn chưa kịp trình Thường vụ xem xét, thẩm tra, trong khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là khai mạc kỳ họp.
Bộ KH-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật phân trần, quá trình soạn thảo dự án Luật này gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực đầu tư công và lĩnh vực mua sắm công. Chính phủ cho rằng, việc ghép dự án Luật đầu tư công và dự án Luật mua sắm công với nhau chỉ có thể là ghép một cách cơ học, khó có thể lồng nội dung vào nhau để tạo thành một luật thống nhất cả phạm vi điều chỉnh và bố cục. Việc soạn thảo nghị định hướng dẫn sau này cũng sẽ gặp khó khăn vì phạm vi cần quy định chi tiết thi hành rất rộng.
Cơ quan soạn thảo đề xuất tách nội dung đầu tư công để xây dựng Luật đầu tư công tách nội dung mua sắm công để xây dựng Luật đấu thầu (sửa đổi). Việc tách và đổi tên Luật mua sắm công là Luật đấu thầu (sửa đổi) để phù hợp với thực tế là quy định về mua sắm công trong dự thảo Luật này thực chất là nội dung được thiết kế trên cơ sở sửa đổi Luật đấu thầu (sửa đổi) hiện hành.
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh lập luận, đầu tư công chỉ là các hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Mua sắm công có phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ hoạt động mua sắm có sử dụng vốn nhà nước không phân biệt mục đích lợi nhuận và không lợi nhuận và điều chỉnh cả hoạt động mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Do đó, khó có thể lồng nội dung hai luật vào nhau.
Dự kiến ban đầu, dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, 2013, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Cùng với đề xuất này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đồng thời đề nghị được trình ngay dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi tại kỳ họp tới vì đã chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc. Ông Vinh cho rằng đây cũng đang là vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, UB Thường vụ chưa quyết định nội dung này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị UB Thường vụ cho phép bổ sung dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào Chương trình chính thức năm 2012 để xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên cạnh đó, bổ sung dự án Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sửa đổi) vào Chương trình chính thức khóa XIII để xem xét, thông qua vào năm 2014....và một số nội dung khác.
Như vậy, ngay trước thềm kỳ họp thứ 4, liên tiếp 2 dự án luật đã được rút khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội, ngoài Luật Đầu tư công, mua sắm công còn có Luật Việc làm.
Theo Dantri
Sẽ quản lý công dân bằng mã số Thảo luận về dự luật Hộ tịch tại phiên họp sáng qua, Ủy ban TVQH tán thành đề xuất của Chính phủ về việc cấp số định danh công dân, cũng như tiến tới "gói" hết thông tin cá nhân vào cuốn sổ bộ hộ tịch. Người dân làm thủ tục cấp CMND - Ảnh: D.Đ.M Theo tờ trình của Chính phủ, luật...