Hoàn thiện khung pháp lý để nâng cao trách nhiệm
Hôm qua, 1-4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương
Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn trả lời chất vấn các ĐBQH.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Phủ nhận hạch toán bể bơi vào giá điện
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: “Dưa hấu ùn ứ do năng lực thông quan hạn chế”
Ngay đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã phải đối diện với nhiều câu hỏi nóng về trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng xung quanh việc thương lái nước ngoài thu mua nông sản gây nhiễu loạn thị trường, xuất khẩu lậu quặng, khoáng sản thông qua đường tiểu ngạch gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, hạch toán chi phí xây biệt thự, bể bơi vào giá điện…
Về việc thương lái nước ngoài thu mua nông sản gây nhiễu loạn thị trường, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) hỏi: “Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm nhưng còn quá chung chung. Phải chăng pháp luật còn quá nhiều kẽ hở nên những bất cập đó chưa khắc phục được?”. Thừa nhận “chỗ này chỗ kia vẫn có tình trạng thương lái nước ngoài ồ ạt thu mua nông, lâm sản trái phép”, Bộ trưởng cho rằng, để xóa được thực trạng trên, ngoài hoàn thiện khung pháp lý, cần nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của từng cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, các bộ, ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ mới mong sớm chấm dứt tình trạng đã kéo dài hàng chục năm nay.
Khẳng định chuyện dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đang “rất được người dân và Bộ quan tâm”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện tượng này đã diễn ra nhiều năm nay chứ không phải đến năm 2014 mới có. Ông phân bua: “Vì điều kiện cửa khẩu chật hẹp, thời gian qua, dù được đầu tư nhiều nhưng cơ sở hạ tầng kho bãi chưa cải thiện được. Một ngày chỉ thông được 300 xe nhưng tại đây có lúc lên đến 1.800 xe thì không thể nào không ứ đọng kéo dài. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa do năm nay dưa hấu được mùa, giá tương đối tốt nên người dân mong muốn tiêu thụ nhanh sản phẩm khiến dưa hấu tiêu thụ không kịp và gây ứ đọng ở biên giới”.
Video đang HOT
Trước chất vấn về nạn “chảy máu” khoáng sản thô ra nước ngoài, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị quyết siết chặt việc này theo tinh thần sử dụng khoáng sản tiết kiệm, tiến tới chấm dứt xuất khẩu thô (trừ than và dầu khí). “Hiện nay, việc xuất khẩu thô khoáng sản đã dần được khắc phục, số lượng xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch đều giảm, dù chưa chấm dứt được hoàn toàn” – Bộ trưởng nói.
Trước câu hỏi của ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hạch toán chi phí xây dựng bể bơi, sân tennis, biệt thự vào giá điện khiến dư luận vô cùng bức xúc là đúng hay sai, Bộ trưởng trả lời, năm 2013, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện và Thủ tướng cũng đã có kết luận về việc này. Theo kết luận thanh tra, chỉ có 6 công trình liên quan, trong đó có Phú Mỹ I (được xây dựng đã lâu) có hạch toán tiền xây dựng nhà cho chuyên gia nước ngoài vào giá thành với trị giá 3,5 tỷ đồng trên tổng trị giá công trình 6.000 tỷ đồng, còn tất cả những trường hợp khác chưa hạch toán.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ không đủ y đức
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Một số cán bộ y tế đã bị kỷ luật”
Là thành viên Chính phủ thứ 2 trả lời tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời các câu hỏi xung quanh vấn đề y đức.
Trước mối quan tâm đặc biệt của các ĐBQH về y đức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận đây là vấn đề nóng bỏng, khiến người dân bức xúc hiện nay. Trình bày hàng loạt giải pháp như xây dựng hệ thống quy định pháp luật, lập đường dây nóng 24/24h, Bộ trưởng cho biết, đã cấp 1.200 điện thoại di động cho giám đốc các bệnh viện để lắng nghe ý kiến người bệnh. 5 tháng qua, ngành đã nhận được 6.700 cuộc gọi phản ánh. Trong đó, có khoảng 2.000 cuộc gọi về y đức. 40% cuộc gọi phản ánh thái độ của nhân viên y tế; 20% phàn nàn về viện phí, thái độ đòi hỏi của y bác sỹ; nhiều ý kiến khác phản ánh nhân viên y tế làm sai quy trình hay tình trạng bệnh viện chật chội, chất lượng dịch vụ kém… “Nhận được phản ánh của bà con, một số cán bộ y tế đã bị kỷ luật sau khi xác minh phản ánh của bà con là đúng” – Bộ trưởng nói.
Trả lời câu hỏi về quản lý hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, Bộ trưởng thông tin: “Ngành y đã thanh tra toàn diện hoạt động hành nghề y dược tư nhân và phát hiện nhiều vấn đề. Nhiều cơ sở y tế quảng cáo quá mức. Giá cả dịch vụ không công khai theo quy định. Một số cơ sở tham lợi nhuận, sử dụng cả lao động nước ngoài chưa có giấy phép. Sau khi Bộ xử lý nghiêm, nhẹ là cảnh cáo, nặng là rút giấy phép hành nghề, các cơ sở này đã có tiến bộ…”.
Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) chất vấn: “Hàng loạt vụ việc tiêu cực như nhân bản kết quả xét nghiệm, bác sỹ phi tang xác bệnh nhân khiến chính cán bộ ngành y phải hổ thẹn. Bao giờ mới chấm dứt những vụ việc nghiêm trọng này?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, có hai loại vụ việc. Một là tai biến và hai là tiêu cực. Bộ trưởng nói: “Tai biến là không thể tránh khỏi. Có khám chữa bệnh là có thể có biến chứng, thậm chí tử vong. Nền y học đôi khi cũng bất lực. Mấy trăm năm nữa vẫn chưa thể hết. Còn làm thì còn sai sót. Thứ hai, ở đây cũng có sai sót do vô ý hoặc vô trách nhiệm…”. Nhắc tới loại tiêu cực như ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức hay vụ tiêm nhầm vaccine ở Quảng Trị, Bộ trưởng nói: “Loại tiêu cực do nhiều nguyên nhân như nhũng nhiễu, tắc trách, đòi hỏi… ĐB hỏi khi nào chấm dứt, chúng tôi không dám trả lời. Chỉ có cách hạn chế bớt. Cơ quan quản lý Nhà nước phải thanh tra, kiểm tra liên tục và xử lý nghiêm, tăng cường giáo dục, và phối hợp chặt giữa người nhà bệnh nhân với bệnh viện. “Chúng tôi kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ không đủ y đức” – Bộ trưởng quả quyết.
Theo ANTD
1/4: Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Y tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 1/4 tới đây.
Phiên chất vấn được kết nối truyền hình trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội trên cả nước.
Vào ngày 1/4 tới đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề nóng trong ngành Y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được yêu cầu trình bày về những giải pháp mang tính đột phá để khắc phục tình trạng xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; công tác quản lý Nhà nước đối với y tế tư nhân, trong đó có cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, giá thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm..
Với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các vấn đề Quốc hội yêu cầu giải trình là giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thị trường; tình trạng xuất khẩu lậu quặng, khoáng sản thông qua đường tiểu ngạch gây cạn kiệt nguồn tài nguyên...
Trước đó, trong những tháng cuối năm 2013, nhiều sự kiện nổi cộm của ngành y tế liên tục xảy ra như vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết bệnh nhân sau đó phi tang xác; ăn bớt vắc xin khi tiêm cho trẻ em; trẻ chết vì bị tiêm nhầm vắc xin; giá thuốc tăng liên tục khó kiểm soát; nhân bản kết quả xét nghiệm... Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 3, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã không phải trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Tương tự, vấn đề vận hành thủy điện và những thiệt hại lớn trong các cơn lũ tại miền Trung cũng là những bức xúc khiến các cử tri mong muốn nhận được câu trả lời từ Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Vũ Huy Hoàng cũng đi công tác nước ngoài nên không tham gia giải trình các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà ông phụ trách.
Tại phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp Quốc hội lần này, ngoài 2 Bộ trưởng Y tế và Công Thương, các Bộ trưởng Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được mời tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan.
Cũng liên quan đến các vụ việc nổi cộm của ngành Y tế, mới đây, Công an tỉnh Quảng Trị đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam (4 tháng) đối với y tá Nguyễn Thị Hải Thuận để điều tra về hành vi vô ý gây chết người. Y tá Thuận là người đã trực tiếp tiêm văc xin trong vụ tiêm vắcxin viêm gan B khiến 3 trẻ sơ sinh tử vong xảy ra tại bệnh viện này hồi tháng 7/2013.
Sau khi sự việc xảy ra, dư luận từng sốc trước thông tin cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ nói trên là do y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây co tử cung. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây tử vong cho 3 cháu bé.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện Dù đang đi công tác nước ngoài nhưng Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn nhận được nhiều chất vấn của đại biểu về quy hoạch thủy điện. Có đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của vị "tư lệnh ngành" này. Mở đầu phiên chất vấn sáng nay, 19/11, đại biểu Nguyễn Thái Học cho biết, ở kỳ họp thứ...