Hoàn thiện “đề bài” cho việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia
Đây là mục đích của phiên họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì sáng 19-5 tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Theo Luật Quy hoạch, có 4 Quy hoạch cấp quốc gia là Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và Quy hoạch ngành quốc gia. Để triển khai lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, ngày 14-2-2020, Chính phủ đã có Nghị quyết thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Thành viên Hội đồng là bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và một số chuyên gia về quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các đơn vị nghiên cứu quy hoạch đã cơ bản xây dựng được các nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị và các chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở đó, cuộc họp của Hội đồng thẩm định sẽ xem xét trước khi trình Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại cuộc họp, các ý kiến thảo luận đều nhất trí cho rằng Quy hoạch tổng thể quốc gia là một quy hoạch mới, vừa mang tầm vóc của chiến lược phát triển quốc gia, vừa có tính chất vật thể, không gian. Việc xây dựng, trình Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia là bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phân bố không gian các hoạt động kinh tế- xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đang được xây dựng, trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển, các bộ, cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 để trình Hội đồng thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ để sớm trình Chính phủ theo quy định.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do phải thực hiện song song, gần như đồng thời các Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia nên phải có sự phối hợp rất chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan bộ, ngành Trung ương, các địa phương; huy động sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà khoa học ở từng ngành, lĩnh vực. “Cách làm chung là không quá cầu toàn, theo phương pháp đúng dần, không máy móc, phụ thuộc”, Phó Thủ tướng nói.
Về quan điểm, Phó Thủ tướng lưu ý việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia phải phù hợp với Cương lĩnh xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030. Quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm phân bổ và huy động hợp lý các nguồn lực quốc gia bảo đảm phát triển nhanh và bền vững phải có tính định hướng cao, thể hiện rõ các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, định hướng 2045-2050, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Đồng thời, thể hiện được việc định hướng không gian phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng; tạo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thể hiện được sự kế thừa, phát triển các quy hoạch hiện có.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045 là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trong buổi làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai về Đề án lập nhiệm vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2045, ngày 19-5, tại Hà Nội. Thứ trưởng đề nghị, Tổng cục tiếp thu ý kiến các đại biểu nhằm hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2045; làm rõ mục tiêu của chiến lược nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045.
Theo ông Chu An Trường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, hiện nay Tổng cục đã xây dựng dự thảo đề cương nhiệm vụ xây dựng Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược này sẽ tạo nền tảng cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; phát huy nguồn lực đất đai, tăng giá trị kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất; Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ vững chủ quyền; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Công bố Chỉ số Cải cách năm 2019: Nghệ An tăng 5 bậc
Theo kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2019 của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, năm 2019 Nghệ An đạt 81,93 điểm, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố.
Sáng 19/5, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2019 tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự hội nghị có đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí Lê Đình Lý - Giám đốc Sở Nội vụ; Đào Quang Thiền - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Ảnh: Thanh Lê
Kết quả Chỉ số CCHC năm 2019 các bộ tập trung vào 2 nhóm điểm: Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm 03 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp.
Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 đơn vị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y Tế và Bộ Giao thông vận tải.
Kết quả Chỉ số CCHC 2019 của các tỉnh, thành phố được phân theo 3 nhóm như sau:
Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 01 tỉnh (Quảng Ninh). Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 43 tỉnh, thành phố. Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% - dưới 80%, gồm 19 tỉnh, thành phố.
Cán bộ Sở Nội vụ kiểm tra kỷ luật, kỷ cương, việc thực hiện hành chính của công chức, viên chức ở cơ sở. Ảnh tư liệu: Thanh Lê
Đối với các tỉnh, thành, theo kết quả xếp hạng, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có lần thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC 2019, với kết quả đạt 90.09%, cao hơn 5.45% so với đơn vị đứng ở vị trí thứ 2 là thành phố Hà Nội, đạt 84.64%. Thấp nhất là tỉnh Bến Tre với 73.87 điểm
Kết quả Chỉ số CCHC của Nghệ An năm 2019 đạt 81,93 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2018, đứng vị trí 24/63 tỉnh thành thuộc nhóm B (Nhóm B đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%).
Xếp hạng ParIndex các tỉnh, thành phố năm 2019.
Theo đánh giá, Chỉ số CCHC 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 81.15%, cao hơn 4.23% so với giá trị trung bình năm 2018 (đạt 76.92%) và là kết quả cao nhất trong 4 năm gần đây.
Phân tích giá trị trung bình các chỉ số thành phần: Năm 2019, nhìn chung, các chỉ số thành phần đều có sự cải thiện đáng kể về giá trị trung bình. Theo kết quả đánh giá, 7/8 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng cao hơn so với năm 2018.
Quang cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê
Để triển khai các hoạt động thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, tỉnh nhằm đảm bảo tính chính xác, khánh quan và công bằng trong đánh giá, xếp hạng, Bộ Nội vụ đã thành lập Hội đồng thẩm định và Tổ Thư ký giúp việc, thành viên là các Thứ trưởng, lãnh đạo cấp vụ, cục của 6 bộ, cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai các lĩnh vực CCHC.
Đồng thời triển khai công tác tổ chức điều tra xã hội học theo mẫu phiếu khảo sát từng nhóm đối tượng; cập nhật vào phần mềm quản lý chấm điểm.
Từ Chiến dịch Mùa xuân 1975: "Thần tốc, táo bạo" trong phát triển đất nước "Nếu trong Chiến dịch Mùa xuân 1975, chúng ta thực hiện phương châm "thần tốc, táo bạo" trong hành tiến, tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm, hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy làm chủ địa bàn, thì ngày nay chúng ta có thể vận dụng có chọn lọc phương châm này để phát triển đất...