Hoàn thiện chính sách trong quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công
Phát biểu tại Hội nghị Nhóm Đối tác tài chính công diễn ra chiều ngày 21/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong nhiều năm qua, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và các nhà tài trợ đã đóng góp tích cực và thiết thực vào các đột phá chiến lược của ngành tài chính như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính công, đổi mới các quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cán bộ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Theo Bộ trưởng, thời gian qua Bộ Tài chính đã phối kết hợp với các nhà tài trợ trong việc thực hiện chính sách tài khóa và hỗ trợ cải cách quản lý tài chính công.
Đối với việc phối kết hợp trong việc thực hiện chính sách tài khóa, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, cũng như thời gian trước đây, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam đã phối hợp với các nhà tài trợ trong việc đàm phán, ký kết, triển khai các chương trình, dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Riêng trong năm 2021 đã có 12 hiệp định, thỏa thuận với tổng số vốn cam kết khoảng 1 tỷ USD, bên cạnh đó còn 11 khoản vay đang tiếp tục hoàn thiện để ký kết.
Việc giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được Bộ Tài chính coi trọng, tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc trực tiếp, trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi thay thế cho Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020; ban hành Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài trong một số năm gần đây từ 2020-2021 đạt tỷ lệ thấp là do việc chuẩn bị, triển khai dự án của các bộ, ngành, địa phương còn chậm, thủ tục giải ngân vốn còn phức tạp, các công việc phải lấy ý kiến không phản đối của nhà tài trợ và ảnh hưởng của COVID-19 nên các chuyên gia không sang được Việt Nam, việc nhập thiết bị cho dự án có khó khăn.
Đối với những khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với nhà tài trợ để tháo gỡ; đồng thời Bộ Tài chính đề nghị nhà tài trợ xem xét hài hòa thủ tục để tiếp cận với thủ tục trong nước, đẩy nhanh tiến độ thực hiện song phải đảm bảo chặt chẽ.
Video đang HOT
Với chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, Bộ Tài chính sẽ xây dựng phương án huy động vốn để thực hiện chương trình, trao đổi cụ thể hơn với các nhà tài trợ trong thời gian tới trên cơ sở đảm bảo kinh tế vĩ mô, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ trong phạm vi chỉ số an toàn mà Quốc hội cho phép.
Về hỗ trợ cải cách quản lý tài chính công, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua đã tiếp nhận chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ song phương nhằm cải cách quản lý tài chính công, phát triển thị trường tài chính và nâng cao năng lực.
Quang cảnh “Hội nghị Nhóm đối tác tài chính công”. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Bộ Tài chính đã và đang triển khai các chương trình, dự án như Chương trình hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam (gọi tắt là AAA) do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Canada tài trợ ủy thác quản lý qua Ngân hàng Thế giới (WB); Dự án “Nâng cao năng lực về cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam”, Dự án “Nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế thông qua kinh nghiệm quốc tế” và Dự án “Tăng cường năng lực của Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán nhằm đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ; Dự án “Tài chính công cho trẻ em” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tài trợ…
Bộ Tài chính nhận định các chương trình, dự án nói trên đã hỗ trợ cho Bộ Tài chính hoàn thiện chính sách, thủ tục cũng như nâng cao năng lực cán bộ, như xây dựng Chiến lược phát triển tài chính giai đoạn 2021-2030, thực hiện Kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn, đánh giá rủi ro ngân sách địa phương, cam kết chi trung hạn, quản lý dòng tiền, thực hiện công khai minh bạch ngân sách, ban hành các chuẩn mực kế toán công; bên cạnh đó hoàn thiện quản lý thuế, phát triển thị trường chứng khoán.
Trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục cải cách tài chính công trên cơ sở 3 trụ cột là hoàn thiện chính sách; trong đó có vấn đề đổi mới phân cấp quản lý ngân sách, hoàn thiện các chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp…, thực hiện quản lý tài chính công, quản lý nợ công, quản lý tài sản công chặt chẽ, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Bên canh đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện quy trình, thủ tục; trong đó có thủ tục quản lý thu thuế, hải quan, chi ngân sách, kho bạc,… với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, chú trọng kết quả đầu ra, nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Ngoài ra, nâng cao năng lực cán bộ, đặc biệt là cán bộ hoạch định chính sách, quản lý giám sát, xây dựng vị trí việc làm đối với các chức danh ngành tài chính…
Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thì những ưu đãi thuế và đầu tư công được Chính phủ ban hành thời gian qua rất kịp thời để kích thích tiêu dùng tư nhân và tổng cầu
Bà Carolyn Turk cho rằng, những hoạt động cải cách quản lý tài chính công do Bộ Tài chính chủ trì đã và đang tăng cường cho hệ thống quản lý tài chính công và hệ thống này đã chứng tỏ khả năng chống chịu trong suốt khủng hoảng vừa qua, nhưng vẫn cần nâng cao hiệu quả hơn nữa.
“Những ưu tiên cải cách quản lý tài chính công được vạch ra trong Chiến lược phát triển ngành tài chính mới của Bộ là cơ hội tuyệt vời để tiếp tục hiện đại hóa quản lý tài chính công và nâng cao hiệu quả”, bà Carolyn Turk nói.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết việc hoàn thiện thể chế chính sách, quy định rõ ràng thủ tục về tài chính, ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính và Bộ Tài chính hy vọng rằng với sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà tài trợ, quá trình cải cách sẽ đạt được kết quả thiết thực.
Chi 45,6 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân
Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 15/10, ngân sách nhà nước đã chi 45,6 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tại điểm trung chuyển, công dân từ các tỉnh phía Nam về quê bằng xe máy qua địa phận tỉnh Nghệ An được hỗ trợ đồ ăn nhanh, nước uống, xăng... miễn phí, ngày 9/10/2021. Ảnh minh họa: Văn Tý/TTXVN
Theo đó, trung ương đã chi 22,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 16,2 nghìn tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương (năm 2021 để mua vaccine và chi cho phòng, chống dịch); 6,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế mua vaccine và 413 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, đã chi từ ngân sách địa phương là 22,7 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Tính đến ngày 15/10, thu ngân sách nhà nước đạt 83,2% dự toán, trong đó: thu nội địa đạt 79,3% dự toán, tăng 5,9%; thu về dầu thô đạt 135,6% dự toán (giá dầu quân 10 tháng đạt 64,6 USD/thùng, cao hơn 19,6 USD/thùng so với giá dự toán); thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 104,8% dự toán.
Số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn đạt khoảng 95,1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; trong đó 78,84 nghìn tỷ đồng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ; 16,26 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dù cân đối ngân sách nhà nước có những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng Chính phủ đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp điều hành chính sách tài khóa phù hợp để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn thanh toán chi trả các khoản nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và dự toán năm 2021 đã được giao.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chúng ta cũng đủ khả năng để bảo đảm chi cho các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thường xuyên theo dự toán, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Ước thực hiện năm 2021, bội chi ngân sách nhà nước ở trong mức 4% GDP Quốc hội quyết định, nợ công khoảng từ 42% đến 43% GDP, tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, trong ngưỡng giới hạn an toàn.
Việc bảo đảm thu, chi ngân sách nhà nước góp phần bảo đảm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và chúng ta đều rất tự hào khi Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả ba tổ chức xếp hạng thế giới (Moody's, S&P và Fitch) giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực".
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về gói giảm thuế mới 20.000 tỉ Ngoài đề xuất giảm thuế, Bộ Tài chính còn đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng giải pháp giảm tiền thuê đất trong năm nay. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua giảm thuế, giảm tiền thuê...