Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022
Nghị định 42/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 31-3 quy định về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trong đó nêu rõ, công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân.
Nghị định còn quy định, công an xã chính quy làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
Về thầm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy, theo Nghị định 42, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước 30-6-2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022.
Ngoài ra, theo Điều 4 Nghị định này, nguyên tắc xây dựng Công an xã chính quy đảm bảo không tăng biên chế của Bộ Công an đến năm 2021, có lộ trình và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
Video đang HOT
Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022
Việc tổ chức Công an xã chính quy phải bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
Cũng theo Nghị định 42, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý cho Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách thôi việc với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.
UBND các cấp có trách nhiệm bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
Về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Điều 12 Nghị định quy định, với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.
Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.
Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.
Thời gian tới, Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 16-5.
Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ thực sự làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở
Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ (DQTV) vững mạnh, rộng khắp, làm nòng cốt thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, giữ ổn định tình hình an ninh chính trị địa phương là một trong những chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước.
DQTV là lực lượng nòng cốt tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), khu vực phòng thủ (KVPT), phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng DQTV, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan quân sự các cấp, lực lượng DQTV được xây dựng ngày càng vững mạnh, rộng khắp. Đồng thời, đã thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ ảng, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, mục tiêu và công trình quốc phòng trên địa bàn; xung kích trong lao động sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các sự cố khác; vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; thật sự xứng đáng là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cơ sở.
Dân quân tự vệ huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: LÊ SÁU
Trước yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, trong thời gian tới, để xây dựng lực lượng DQTV ngày càng vững mạnh, rộng khắp, thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trước hết, phải quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong KVPT. Nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức và cá nhân trong xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng DQTV. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong xây dựng lực lượng DQTV. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và phải được đặt trong các chương trình hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương và DQTV. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DQTV không chỉ thể hiện ở các chỉ thị, nghị quyết mà còn được thể hiện ở các nội dung, chương trình hành động cụ thể, gắn với đặc điểm tình hình của từng địa phương, đơn vị, địa bàn, để tạo điều kiện cho DQTV hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo xây dựng, huấn luyện DQTV, làm cho DQTV thực sự vững mạnh về mọi mặt. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội phải có trách nhiệm tham gia cùng cơ quan quân sự, thực hiện nhiệm vụ xây dựng DQTV đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng LLVT nhân dân trong tình hình mới.
Trong xây dựng lực lượng DQTV phải thực hiện theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp, vững chắc", có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị là chính; tổ chức biên chế tinh, gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp. Quy mô tổ chức cân đối giữa các thành phần lực lượng, giữa số lượng và chất lượng phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương. Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng DQTV ở các địa bàn trọng điểm về quốc phòng và những địa bàn phức tạp. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục chính trị, pháp luật cho các đối tượng DQTV nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chính trị, pháp luật để có đủ khả năng tham gia xử trí các tình huống và đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Coi trọng huấn luyện, diễn tập các phương án để phối hợp với các lực lượng xử trí kịp thời mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. DQTV phải thực sự gương mẫu, đi đầu, làm nòng cốt trong công tác xây dựng nền QPTD, xây dựng KVPT, phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai, thảm họa ở địa phương, cơ sở; thực hiện tốt công tác dân vận; tích cực, gương mẫu trong tham gia "xóa đói, giảm nghèo", "đền ơn đáp nghĩa", "xây dựng nông thôn mới" góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện.
Đại tá, TS NGUYỄN VĂN HỒNG, Chủ nhiệm Khoa Quân sự địa phương, Học viện Quốc phòng
Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử...