Hoàn thành việc thu phí không dừng trong năm 2019
Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể khẳng định, cuối năm 2019 sẽ hoàn thành thu phí tự động không dừng trên các tuyến quốc lộ…
Ngày 6-3, tại cuộc họp với các bên liên quan về tình hình triển khai dự án thu phí không dừng (ETC), Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể khẳng định, cuối năm 2019 sẽ hoàn thành thu phí tự động không dừng trên các tuyến quốc lộ, đồng thời sẽ có giải pháp mạnh đối với nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ nếu không đáp ứng tiến độ.
Lúng túng giải bài toán lợi ích
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến thời điểm này, dự án ETC giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành với tổng số 44 trạm, trong đó có 26 trạm trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; 18 trạm thuộc các tuyến quốc lộ và cao tốc khác. Tuy nhiên, hiện cả nước mới có khoảng 1 triệu xe đã dán thẻ sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (Etag), số lượng xe sử dụng dịch vụ ETC chỉ chiếm khoảng 20%-30% lượng xe qua trạm, do đó, chưa phát huy được hiệu quả của dự án.
Đáng lưu ý, theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Hợp tác công tư (Bộ GT-VT), hiện hầu hết xe công (xe biển xanh, biển đỏ), thậm chí cả xe công của Bộ GT-VT, cũng đều chưa dán thẻ Etag. Điều đó chứng tỏ dịch vụ ETC còn chưa được các cơ quan nhà nước gương mẫu, tiên phong thực hiện, trong khi các cơ quan quản lý lại đang ra sức thuyết phục người dân sử dụng.
Một trong những hậu quả của việc lượng xe sử dụng dịch vụ ETC còn ít là tại nhiều trạm thu phí có triển khai ETC, xe chưa dán thẻ Etag vẫn đi tràn vào làn dành riêng cho xe dán thẻ, có thời điểm gây ùn ứ làm mất đi tính ưu việt của thu phí không dừng là giao thông thông suốt. Bên cạnh đó, việc thu phí thủ công vẫn đang áp đảo khiến việc kiểm soát doanh thu thu phí vẫn chưa thể thực hiện được.
Ông Nguyễn Văn Huyện thừa nhận, lý do khiến việc triển khai ETC giai đoạn 1 chưa đạt hiệu quả là dự án đã bị triển khai quá lâu, với quá nhiều vướng mắc, phải vừa làm vừa tháo gỡ. Trong đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích của nhiều chủ thể như: nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ ETC, ngân hàng, người sử dụng dịch vụ đường bộ là một bài toán khiến Bộ GT-VT, Tổng cục Đường bộ lúng túng. Trong khi đó, áp lực của xã hội đòi hỏi triển khai nhanh thu phí không dừng để minh bạch hóa doanh thu các dự án đường bộ vẫn ngày càng lớn.
Sẽ đẩy nhanh tiến độ
Bộ GT-VT cho biết, với dự án ETC giai đoạn 1, việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đã thực hiện đúng quy định. Do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia nên đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần TASCO và VECT (công ty con của TASCO). Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 của dự án (thực hiện với 33 trạm thu phí còn lại do Bộ GT-VT quản lý, dự kiến mở thầu quốc tế trong ngày 7-3) sẽ có nhiều nhà thầu tham gia, trong đó có các tập đoàn viễn thông lớn.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đây là các doanh nghiệp đã có sẵn hạ tầng công nghệ nên dự báo là việc triển khai sẽ nhanh hơn giai đoạn 1, hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu hoàn thành trong năm 2019. Để đạt được tiến độ này, bộ trưởng khẳng định sẽ khẩn trương tháo gỡ vướng mắc và có chế tài mạnh các trường hợp vi phạm. Những nhà đầu tư trì hoãn không lắp đặt công nghệ phù hợp để thu phí ETC sẽ bị tạm dừng thu phí đến khi lắp đặt xong. Bộ GT-VT sẽ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chậm nhất 30-6, tất cả xe công trên cả nước phải dán thẻ. Bên cạnh đó, bộ sẽ sửa và trình sửa quy định hiện hành để sau 30-12, các phương tiện không dán thẻ Etag sẽ không được phép đi vào làn ETC mà buộc phải xếp hàng ở làn thu thủ công, không giới hạn độ dài dòng xe.
Bộ cũng sẽ ưu tiên thực hiện thu phí không dừng ở các cửa ngõ Hà Nội, TPHCM. Trong quý 2 sẽ thu phí không dừng tại cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sau khi kết nối được với Ninh Bình – Cầu Giẽ. Những tuyến còn lại như: Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây… sẽ thực hiện trong quý 3.
Đối với số trạm thu phí BOT trên các tuyến đường do địa phương quản lý, Bộ GT-VT cho biết, hiện có 14 địa phương có trạm thu phí, trong đó 4 địa phương đã triển khai việc chuẩn bị thu phí ETC, 2 địa phương đang triển khai, 8 địa phương còn lại đang nghiên cứu. Bộ GT-VT sẽ có công văn gửi cho các địa phương này để thúc tiến độ thực hiện cho đồng bộ, nếu chậm trễ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ ETC, Bộ GT-VT cho biết đã làm việc với một số ngân hàng về việc sẽ kết nối liên thông tài khoản của lái xe với thẻ tín dụng.
Trả lời về việc hiện người dân muốn mua thẻ nhưng chưa thực sự thuận tiện do chưa có nhiều điểm cung cấp thẻ, Bộ trưởng GT-VT cho biết, sẽ đề nghị nhà cung cấp dịch vụ mở rộng các điểm dán thẻ, không chỉ tại tất cả trung tâm đăng kiểm, sở GT-VT, trạm thu phí mà có thể tại cửa hàng bán ô tô để dán thẻ ETC ngay cho khách.
BÍCH QUYÊN
Theo SGGP
Bỏ trần phí trạm BOT: Doanh nghiệp hào hứng, chuyên gia băn khoăn
Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, sửa đổi quy định thu phí tại các trạm BOT đặt trên dự án xây mới, cao tốc theo hướng, Nhà nước không quy định mức trần, tuỳ doanh nghiệp quyết định theo kiểu "lời ăn lỗ chịu".
Theo quy định hiện nay, việc thu phí qua các trạm BOT do Nhà nước quản lý giá trần. Doanh nghiệp BOT muốn ấn định mức thu phí phải có văn bản đề xuất với Bộ GTVT, Bộ Tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp BOT muốn tăng phí qua trạm BOT cũng phải xin ý kiến từ cơ quan quản lý Nhà nước.
Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ nghiên cứu, chỉnh sửa quy định theo hướng, bỏ trần mức phí tại các dự án BOT xây mới, dự án đường cao tốc. Mức trần phí BOT tùy doanh nghiệp quyết định, Nhà nước chỉ quy định mức trần tại các dự án BOT đường độc đạo.
Chỉ quy định trần tại các dự án BOT độc đạo?
Xung quanh nội dung này, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT) cho rằng, theo quy định hiện hành, Bộ GTVT là cơ quan ban hành mức phí giá dịch vụ đường bộ tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
Trước đây, khi Bộ GTVT chưa ban hành Thông tư 35, Thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính quy định, định kỳ 3 năm kể từ năm 2016 sẽ xem xét, điều chỉnh tăng phí một lần. Hiện nay, trong các hợp đồng BOT đã ký, tạm ký với nhà đầu tư đều quy định như vậy.
"Quan điểm của chúng tôi là khi sửa đổi Nghị định 149/2016 và Thông tư 35, cần bỏ trần giá sử dụng dịch vụ đối với các dự án đường cao tốc, dự án đường BOT có tuyến song hành cho người dân lựa chọn, mức giá sẽ do thị trường quyết định.
Bộ GTVT muốn sửa đổi mức phí qua trạm BOT xây mới sẽ do nhà đầu tư quyết định
Nhà đầu tư đưa ra giá cao, người dân sẽ không lựa chọn, nếu giá thấp, hợp lý, phương tiện sẽ đi vào. Cơ quan Nhà nước chỉ kiểm soát giá trần đối với các dự án đường độc đạo.
Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện thu giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc theo giờ cao điểm với mức cao, giờ thấp điểm họ giá xuống rất thấp để người tham gia giao thông lựa chọn. Đây là giải pháp hiệu quả để điều tiết giao thông"- ông Huy nói.
Từng loại công trình nên có mức giá riêng
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho hay, vướng mắc lớn nhất trong Thông tư 35 của Bộ GTVT là quy định trần giá sử dụng dịch vụ cho các dự án đường bộ. Các dự án không phân biệt là cầu, hầm hay dự án đường bộ đều bị khống chế bởi trần giá vé.
"Khi sửa đổi Thông tư 35 sắp tới, việc bỏ trần giá dịch vụ tại các dự án đường bộ sẽ khó khả thi vì bị ràng buộc bởi nhiều quy định hiện hành, nhất là từ phía Bộ Tài chính.
Bất cập khi quy định trần giá vé là chúng ta khống chế giá vé bên trên nhưng giá vé dưới đáy là bao nhiêu thì không quy định. Để giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng, Bộ GTVT có thể đưa ra khung giá dịch vụ cho từng loại công trình đường cao tốc, hầm đường bộ, cầu... Trong đó, sẽ quy định mức giá thấp nhất và cao nhất về phí sử dụng dịch vụ cho từng loại công trình" - ông Ngô Trí Long chia sẻ.
Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về đầu tư dự án đường cao tốc trên cả nước, ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho rằng, các tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư đều là những tuyến xây mới và có đường song hành để người tham gia giao thông lựa chọn.
Tuy nhiên, mức giá sử dụng dịch vụ của các tuyến đường này đều đang chịu ảnh hưởng của Thông tư 35.
"Với các tuyến xây mới, có đường song hành, mức giá cần phải được điều chỉnh linh hoạt chứ không thể chốt cố định như hiện nay tại Thông tư 35. Trước đây, chúng tôi cũng đã từng đề xuất điều chỉnh mức giá trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây theo khung giờ thấp điểm, cao điểm. Phương tiện đi vào giờ cao điểm sẽ trả phí cao, thấp điểm trả phí thấp.
Đây là hình thức điều tiết giao thông bằng kinh tế khuyến khích các phương tiện đi vào các khung giờ thấp điểm nhằm giảm thiểu ùn tắc. Tuy nhiên, do vướng phải những quy định trong Thông tư 35 nên phương án trên đã không thể được thực hiện.
Hơn nữa, đối với những dự án cao tốc làm mới, hiệu quả rất cao, nếu chúng ta cứ giới hạn mức giá sử dụng dịch vụ sẽ dẫn tới việc hoàn vốn của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, khó thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Mức giá dịch vụ của các dự án đường cao tốc này cần tuân theo cơ chế nền kinh tế thị trường, phương tiện đi đường tốt được phục vụ với chất lượng cao thì phải trả giá cao"- ông Tuấn Anh phân tích.
Theo ANTD
Bộ trưởng GTVT đề xuất quy định 'làm mất bằng lái xe phải thi lại' Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề xuất quy định "làm mất bằng lái xe phải thi lại" nhằm tránh tình trạng một số trường hợp lợi dụng việc cấp lại bằng lái để "xin thêm". Sáng 6/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể dự phiên giải trình tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về tình hình vi phạm pháp luật và...