Hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu vắc xin ngừa bệnh MERS
Theo The Lancet Infectious Diseases, loại vắc xin GLS-5300 do Inovio Pharmaceuticals và GeneOne Life Science bào chế đã hoàn thành giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng ở Walter Reed Army Institute of Research, Mỹ, với kết quả khả quan.
Coronavirus MERS-CoV kết hợp giữa 2 yếu tố nguy hiểm: khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao – Ảnh: Scinceside
Đây là loại vắc xin nhằm phòng ngừa hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS), một bệnh về đường hô hấp gây ra bởi coronavirus MERS-CoV kết hợp giữa 2 yếu tố nguy hiểm: khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh lần đầu tiên được xác định ở Ả Rập Saudi vào năm 2012. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, ho và khó thở. Người bệnh thường bị viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do hội chứng là khoảng 35%. Một trong những vụ dịch lớn cuối cùng xảy ra ở Hàn Quốc vào năm 2015. Trong vòng hai tháng, MERS-CoV đã ảnh hưởng đến 186 bệnh nhân, 36 người trong số họ đã chết.
Mới đây, giai đoạn đầu của các thử nghiệm lâm sàng hiện đã được hoàn thành, khẳng định tính an toàn, khả năng dung nạp tốt và khả năng miễn dịch của vắc xin thử nghiệm mới GLS-5300 trong việc phòng ngừa hội chứng hô hấp Trung Đông.
Cho đến gần đây, tất cả các loại vắc xin ngừa MERS-CoV đã được thử nghiệm trên lạc đà, vì lạc đà thường là nguồn lây nhiễm cho con người. Đây là lần đầu tiên GLS-5300 được thử nghiệm trên người với sự tham gia 75 tình nguyện viên khỏe mạnh.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Video đang HOT
Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan nhanh khắp Đông Nam Á, chuyên gia cảnh báo chủ động phòng bệnh
Theo các nhà khoa học, các dòng ký sinh trùng sốt rét kháng nhiều loại thuốc khác nhau đang lây lan nhanh chóng khắp Đông Nam Á, khiến tỷ lệ điều trị bệnh sốt rét gặp thất bại ở mức cao kỷ lục.
Báo động ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan nhanh khắp Đông Nam Á
Theo BBC, trong hai báo cáo đăng tải trên chuyên san The Lancet Infectious Diseases hôm 23.7, các chuyên gia công bố phát hiện mới cho thấy tại nhiều khu vực ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, giờ đây có đến 80% số ký sinh trùng gây bệnh sốt rét phổ biến nhất đã kháng được 2 loại thuốc sốt rét thường được bác sĩ kê đơn.
Trước đó, một hỗn hợp thuốc DHA-PPQ ban đầu chứng tỏ hiệu quả khi điều trị, nhưng các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu kháng thuốc vào năm 2013. Tỷ lệ điều trị DHA -PPQ thất bại đã tăng đến 53% ở miền tây nam Việt Nam và 87% ở khu vực đông bắc Thái Lan. 50% số trường hợp sử dụng một trong những tổ hợp thuốc mới và lâu nay chứng tỏ hiệu quả điều trị cao nhất.
Đây thực sự là tin chấn động khi Bộ Y tế và quản lý nhà nước Việt Nam quyết tâm xóa sổ sốt rét khỏi đất nước vào năm 2030.
Phòng chống sốt rét, tránh lạm dụng kháng sinh trong tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở mức cao nhất
Theo Wikipedia, sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác qua đường muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi.
Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1-3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.
Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium.
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn.
Sốt rét lây lan qua các nốt muỗi đốt. Theo ước tính của WHO, khoảng 220 triệu người bị nhiễm sốt rét năm 2017 và khoảng 400.000 người đã thiệt mạng vì dịch bệnh. Phần lớn các trường hợp tử vong là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở cận Sahara Châu Phi.
Theo thông báo từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương, sốt rét có thể điều trị thành công bằng thuốc nếu phát hiện sớm nhưng khả năng kháng thuốc chống sốt rét đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Do đó đây là nhiệm vụ của toàn khu vực cần chung tay đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này.
Sốt rét có thể điều trị thành công bằng thuốc nếu phát hiện sớm.
Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và nôn. Sau khi thuyên giảm từ 2 đến 3 ngày, các biểu hiện trên sẽ tái phát trở lại. Người mắc bệnh sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt rét dễ bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ác tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
Để phòng chống bệnh sốt rét, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi nếu ở vùng có dịch.
Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi nếu ở vùng có dịch.
- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như dùng vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi....
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi, phát quang bụi rậm, sắp xếp vật dụng sinh hoạt trong gia đình ngăn nắp.
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống.
- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng, sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Helino