Hoàn thành nâng cấp QL53 cuối năm 2020
Ban quản lý dự án 7 cho biết đã khởi công nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn và sẽ hoàn thành cuối năm 2020.
Lãnh đạo Ban quản lý dự án 7 và Sở GTVT tỉnh Trà Vinh trao quà cho người nghèo tại xã Đôn Sơn, tỉnh Trà Vinh
Ban QLDA7 đã khởi công xây dựng gói thầu số XL.01 và XL.02 trong tháng 12/2019. Ngoài ra, Ban đã tổ chức đấu thầu các gói số 03, 05; phát hồ sơ mời thầu gói XL04, đang thẩm định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công gói thầu XL06.
Công tác GPMB đã cơ bản hoàn thiện từ giai đoạn trước cách đây 2 năm, riêng đoạn 520m cuối tuyến đang thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân.
Dự án cải tạo nâng cấp QL.53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn đã được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 12/2018. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.201 tỷ đồng, trong đó phần đã thực hiện 401 tỷ đồng, phần chưa thực hiện là 800 tỷ đồng.
Dự án có điểm đầu từ Km68 828,72, giao với cuối tuyến tránh TP. Trà Vinh thuộc địa bàn xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành. Điểm cuối tuyến tại Km114 862,53, giao với Hương lộ 81, thuộc địa bàn thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải. Theo đó, bổ sung đoạn cuối tuyến khoảng 520m, tổng chiều dài toàn tuyến 43,88km.
QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn sẽ được nâng cấp mở rộng để đảm bảo an toàn giao thông
Video đang HOT
Dự án sẽ xây dựng mới 2 là cầu Nhị Trung và Lộ Đá bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cùng với đó sẽ mở rộng 5 cầu trên tuyến, đầu tư hệ thống thoát nước dọc, hệ thống an toàn giao thông. Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án, trong đó Ban quản lý dự án 7 được giao nhiệm vụ làm cơ quan đại diện nhà nước có thẩm quyền, trực tiếp quản lý dự án.
Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, Công đoàn Ban quản lý dự án 7 đã tổ chức đi thăm, tặng quà cho các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa tại xã Đôn Sơn, mỗi phần quà trị giá 500 nghìn đồng.
Phan Tư
Theo GTVT
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới biển Trà Vinh
Về thăm những khóm, ấp ven biển Trà Vinh hôm nay mới thấy nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn sau tròn một thập kỷ chung tay xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ BĐBP. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đỗ Hữu Lộc, Chính ủy BĐBP Trà Vinh về vấn đề này.
Đại tá Đỗ Hữu Lộc trao Giấy khen của Bộ Chỉ huy BĐBP Trà Vinh cho các tập thể đạt thành tích trong 10 năm thực hiện phong trào thi đua "BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới". Ảnh: Hồ Phúc
- Đề nghị đồng chí chia sẻ về các chương trình, hoạt động của BĐBP Trà Vinh trong thực hiện phong trào thi đua "BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới" thời gian vừa qua?
- Khu vực biên giới tỉnh Trà Vinh có 9 xã, 2 thị trấn thuộc 3 huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Đa phần cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua "BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2010-2020, đơn vị đã phối hợp, hiệp đồng cùng các sở, ban, ngành trong tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân các xã biên giới về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh.
Các đồn Biên phòng đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn khu vực biên giới biển sử dụng các nguồn kinh phí tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, ấp, khóm; phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức sửa chữa các trường học, trạm xá, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng ở các ấp, khóm, các công trình trọng điểm và công trình dân sinh, phúc lợi xã hội. Cán bộ phụ trách địa bàn thuộc các đồn Biên phòng thường xuyên phối hợp với các trường học vận động các em học sinh bỏ học giữa chừng trở lại lớp.
Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở còn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã biên giới tổ chức lực lượng khai thông kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất cho bà con trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích người dân, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng khu vực, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong sản xuất.
- Những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Trà Vinh rất đáng ghi nhận. Đề nghị đồng chí cho biết kết quả cụ thể?
- Tính đến thời điểm hiện tại, BĐBP Trà Vinh đã nâng cấp 43,3km đường giao thông liên thôn, ấp, đào 16,9km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất cho bà con, tham gia xây dựng mới 15 cầu giao thông nông thôn; sửa chữa đưa vào sử dụng 21 phòng học mẫu giáo và tiểu học; xây mới và sửa chữa 80 căn nhà tốc mái, hư hỏng do mưa bão, lốc xoáy gây ra... Tổng số tiền cho các hoạt động khoảng 620 triệu đồng.
Bên cạnh đó, BĐBP Trà Vinh cũng đã tham mưu, phối hợp với chính quyền các địa phương củng cố 163 tổ tự quản, phát động phong trào quần chúng nhân dân tố giác tội phạm. Các đồn Biên phòng cũng đã phát hiện, giáo dục, giải tán 276 vụ tụ điểm đánh bạc, đá gà ăn tiền, 92 nhóm thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya gây mất trật tự; phát hiện 75 phương tiện/138 đối tượng vi phạm quy chế biên giới biển, 65 phương tiện/97 đối tượng khai thác cát trái phép. Tất cả các vụ việc được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn hướng dẫn, giới thiệu việc làm cho hơn 5.143 lao động trong và ngoài tỉnh. Các đồn Biên phòng cùng với địa phương, nhà trường các xã khu vực biên giới biển của tỉnh vận động 243 em học sinh bỏ học trở lại lớp; vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm tặng tiền, xe đạp, cặp, tập, sách, bảo hiểm thân thể cho 430 học sinh, với số tiền gần 140 triệu đồng; tổ chức cấp phát 1.500 bồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo; vận động hơn 38.000 hộ dân sử dụng nước sạch, gần 175.000 người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt, hiện nay, trong số 9 xã trên địa bàn biên giới mà các đồn Biên phòng phụ trách, đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới, BĐBP Trà Vinh đã có những cách làm hay, hiệu quả, những mô hình tiêu biểu, đồng chí có thể chia sẻ về vấn đề này?
- Trong những năm qua, đơn vị triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình dân vận khéo đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cụ thể, thực hiện Chương trình "Nâng bước em tới trường", đơn vị đã nhận đỡ đầu 34 em học sinh nghèo (mỗi em 500.000 đồng/tháng); thực hiện Chương trình "Chung tay bảo vệ môi trường sinh thái biển sạch, đẹp", đơn vị đã tham gia xử lý khoảng 32 tấn rác thải các loại, làm sạch 45/65km chiều dài bờ biển của tỉnh, vận động 7.767 hộ dân ký cam kết bảo vệ môi trường biển. Đơn vị cũng đã khám chữa bệnh cho 51.785 lượt người dân, cấp thuốc miễn phí cho 11.472 lượt người là gia đình chính sách, gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, BĐBP Trà Vinh thăm hỏi, tặng gạo cho hộ nghèo trên địa bàn. Ảnh: Hồ Phúc
Đặc biệt, đầu năm 2018, đơn vị đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình "Người chiến sĩ quân hàm xanh chung tay xây dựng chi đoàn ấp, khóm biên giới vững mạnh", đưa hoạt động cũng như sinh hoạt thường lệ của 4 chi đoàn ấp đi vào nền nếp. Các hoạt động, phong trào, hành động của Đoàn được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên thanh niên địa phương tham gia; 4/4 chi đoàn đều được Ban Thường vụ Đoàn thanh niên các xã, thị trấn công nhận đạt vững mạnh.
- Để tiếp tục tham gia có hiệu quả vào phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, thời gian tới, đơn vị sẽ triển khai những hoạt động nào, thưa đồng chí?
- Trong thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục xác định nội dung kế hoạch cụ thể trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, sẽ tập trung vào 2 xã còn lại trên địa bàn chưa đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Xã Long Hòa, huyện Châu Thành và xã Long Khánh, huyện Duyên Hải. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò từng cá nhân, tổ chức và hộ gia đình thi đua xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có kế hoạch kiểm tra củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được, không để tụt giảm, bảo đảm phát triển bền vững.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Hồ Phúc (thực hiện)
Theo Biên phòng
Cua biển miền Tây tăng giá mạnh trước rằm Trung thu Cua gạch và cua thịt loại một (2-4 con/kg) có giá 380.000-400.000 đồng/kg, cua thịt loại hai (3-4 con/kg) có giá từ 270.000-300.000 đồng/kg, tăng bình quân từ 20.000-40.000 đồng. Giá này đang giúp người nông dân có thu nhập khá nên ai cũng phấn khởi. Nông dân nuôi cua biển ở các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang,...