Hoàn thành khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, đô thị và nông thôn
Liên quan đến Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch của Đoàn Giám sát của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm rõ một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, kể từ sau khi Luật Quy hoạch được ban hành và có hiệu lực, các loại quy hoạch theo pháp luật chuyên ngành về xây dựng và đô thị đã và vẫn tiếp tục phát huy vai trò quan trọng. Đây cũng chính là cơ sở đầu tiên cho việc lập các dự án đầu tư, định hướng phát triển không gian kinh tế – xã hội vùng và địa phương.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Quy hoạch năm 2017, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng khu chức năng, thực hiện theo pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng. Mặc dù còn tồn tại, hạn chế nhất định nhưng hệ thống quy hoạch theo pháp luật chuyên ngành về xây dựng và đô thị từ sau khi Luật Quy hoạch được ban hành và có hiệu lực thì đến nay đang được triển khai và thực hiện ổn định; cơ bản không có vướng mắc và ngày càng được các cấp ngành, địa phương quan tâm hơn – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhận xét.
Đến nay, một khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn đã hoàn thành. Tính đến tháng 5/2022, cả nước có tổng số 870 đô thị với tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Trong số đó, quy hoạch phân khu tại các đô thị loại I, loại đặc biệt đạt khoảng 78%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 40% so với diện tích đất xây dựng đô thị. quy hoạch vùng huyện hiện đạt tỷ lệ khoảng 35%. Đáng chú ý, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên cả nước đạt gần tới 99,8%.
Video đang HOT
Về quy hoạch xây dựng các khu chức năng cơ bản hiện nay gồm khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu hay khu chức năng khác như khu du lịch, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu giáo dục – đào tạo… sau khi được thành lập đều được phê duyệt quy hoạch xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch tỉnh lập cho các thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch 2017 có sự trùng lắp, chồng chéo.
Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phân tích, theo quy định tại khoảng 8 Điều 3 Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Mối quan hệ giữa quy hoạch chung đô thị và quy hoạch tỉnh đã được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật số 35/2018/QH14 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị). Theo đó, nội dung quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương là cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở.
Cũng theo quy định ở Luật Quy hoạch đô thị, nội dung Đồ án quy hoạch chung đô thị, thành phố trực trực thuộc trung ương bao gồm xác định mô hình phát triển cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; xác định nguyên tắc, yêu cầu những định hướng không gian, kiến trúc, cảnh quan, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn đô thị… Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm giao thông, cao độ nền, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn…
Như vậy, theo quy định ở Luật Quy hoạch 2017 thì nội hàm quy hoạch tỉnh không bao gồm các nội dung trên – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lý giải. Do đó, kết quả nghiên cứu, sản phẩm đầu ra của quy hoạch chung đô thị là cụ thể hơn, khác biệt với quy hoạch tỉnh được lập cho các thành phố trực thuộc Trung ương.
Sản phẩm quy hoạch chung đô thị là công cụ chủ yếu để cơ quan quản lý nhà nước thành phố, quản lý về đất đai, hạ tầng, không gian kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, và để thu hút đầu tư. Đây vừa là công cụ để kiểm soát, đồng thời là quy mô định hướng phát triển của từng đơn vị chức năng, cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, triển khai các dự án đầu tư đô thị, đầu tư xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng trong đô thị cũng như cấp phép xây dựng.
Do đó, kết quả và sản phẩm đầu ra của các sản phẩm quy hoạch chung đô thị là cụ thể và khác biệt so với quy hoạch tỉnh được làm cho các thành phố trực thuộc Trung ương – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho hay.
Công khai đồ án quy hoạch các địa phương đề hạn chế 'sốt đất'
Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 4363/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên Cổng thông tin điện tử.
Theo công văn này, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương đăng tải công khai các đồ án quy hoạch, nhằm hạn chế nạn tình trạng "sốt đất" ảo, chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Trước đó, ngày 2/3/2021, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 854/BXD-QHKT về việc đề nghị các địa phương đăng tải thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (www.quyhoach.xaydung.gov.vn). Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số địa phương chưa thựa hiện hoặc đăng tải với số lượng hạn chế.
Công khai đồ án quy hoạch các địa phương đề hạn chế sốt đất.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có 53 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc đăng tải, với tổng số 1.087 hồ sơ đồ án quy hoạch và 10 địa phương chưa thực hiện việc đăng tải. Việc không đăng tải hoặc công bố hạn chế đồ án quy hoạch đã và đang tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu cơ lợi dụng để tung tin, thổi giá đất, tạo các cơn sốt đất ảo... trục lợi. Đơn cử, như việc điều chỉnh phê duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn, Cần Giờ, Phú Quốc... Mỗi lần địa phương đề xuất điều chỉnh và được Chính phủ phê duyệt, thị trường bất động sản tại các khu vực này cũng điều chỉnh giá bán theo chiều hướng tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, việc các địa phương thiếu đồ án quy hoạch cũng tác động đến thị trường bất động sản. Điển hình, TP Hà Nội dự kiến ban hành quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6/2021, ngay sau đó, giá đất tại các khu vực ven sông Hồng đã tăng lên gấp 1,5 - 2 lần so với trước đó, trong khi đó, quy hoạch này đã được đề xuất từ hơn 20 năm trước.
Vì vậy, việc các địa phương công bố rõ ràng thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (www.quyhoach.xaydung.gov.vn) sẽ làm cơ sở kiểm soát chặt chẽ giá đất, thị trường bất động sản.
Kon Tum: Làm rõ dấu hiệu sai phạm để vợ Bí thư Thành uỷ có đất 4 mặt tiền Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP.Kon Tum có dấu hiệu cố ý làm trái công tác về quy hoạch, quản lý đô thị để bà Nguyễn Thị Ánh, vợ Bí thư Thành uỷ Kon Tum năm 2011, có lô đất hiện nay 4 mặt tiền với lợi thế đặc biệt. Liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai tại...