Hoàn thành điều này thì tên lửa Triều Tiên bắn được Mỹ
Mỹ xác nhận quả tên lửa Triều Tiên bắn ra là tên lửa đạn đạo liên lục địa, vậy mối nguy này có gần tới mức Washington phải ngày đêm lo lắng?
Thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ.
Ngày 4.7, Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và đạt được thành công lớn khi quả tên lửa này được Bình Nhưỡng tuyên bố lên tới độ cao trên 2.800 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng quả tên lửa đạn đạo chỉ bay tới độ cao 510 km trong thời gian 37 phút rồi mới rơi xuống biển. Báo cáo đầu tiên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho rằng tên lửa bay cao ít nhất 2.500 km và thời gian bay là khoảng 40 phút. Dù con số chưa được xác thực nhưng khoảng thời gian này cũng không sai lệch nhiều giữa Nga và Mỹ.
Với hầu hết các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, nước này sử dụng quỹ đạo bay “võng xuống” để tránh tên lửa vượt tầm kiểm soát và bay sang các quốc gia khác. Nếu số liệu là chính xác, tên lửa đạn đạo Triều Tiên hoàn toàn có thể bay cao tới 8.000 km.
David Wright, chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thông số trần bay 8.000 km là đủ để xác định đây là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, tuy chưa thể bắn tới Mỹ nhưng chắc chắn Hawaii và Alaska là trong tầm với. Câu hỏi đặt ra là Mỹ có nên “lo lắng là vừa” với thành tựu quân sự mà Triều Tiên vừa đạt được hay không?
Tên lửa đạn đạo KN-14 Triều Tiên từng “khoe” năm 2015.
Quả tên lửa được Triều Tiên định danh là Hwasong-14, rất giống loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng từng xuất hiện trong lễ duyệt binh cuối năm 2015. Một điểm khác biệt là tên lửa Hwasong-14 sử dụng hai tầng nhiên liệu, trong đó tầng đầu tiên giống tên lửa KN-17 từng bắn thử nhiều lần trước đây.
Một điểm khác biệt nữa của tên lửa đạn đạo lần này là tầng trên cùng và công nghệ quay lại khí quyển đã được thay đổi. Thiết kế mới giúp tăng khả năng khí động học khi bay và không chứa đầu đạn. Điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn và không bị ảnh hưởng bởi các tác động như khí quyển hay lực hút nhiều như các thiết kế cũ.
Cuối cùng, Hwasong-14 được khai hỏa bằng xe phóng từng xuất hiện ở quảng trường Kim Nhật Thành. Xe phóng chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ, bắn tên lửa rồi rời đi nơi khác. Điều này giúp giảm nguy cơ xe phóng đắt tiền bị tên lửa đối phương bắn hạ. Tính cơ động và nhanh nhẹn là điểm cộng với tên lửa Triều Tiên trong các cuộc tấn công phủ đầu.
Video đang HOT
Theo tờ National Interest, vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được đánh giá là thành công, nhưng chỉ một phần. Với khả năng cao nhất là tên lửa bay cao 8.000 km và quay trở lại khí quyển, Triều Tiên sẽ không thể tấn công được các thành phố đông đúc ở miền đông nước Mỹ.
Nếu chỉ thành công một phần thì Triều Tiên sẽ phải làm rất nhiều điều nữa mới thực hiện được tham vọng bắn tới nước Mỹ. Một tên lửa đạn đạo cần biết cách tắt động cơ chính xác để tấn công các mục tiêu khi quay về khí quyển, dù mục tiêu lớn như căn cứ quân sự hay một thành phố. Nếu tên lửa hết nhiên liệu chỉ vài giây trước khi tấn công mục tiêu, một vụ bắn khác phải được thực hiện lại.
Tên lửa Triều Tiên khai hỏa từ mặt đất.
Một điều khác khiến Triều Tiên cần quan tâm là lớp vỏ bảo vệ khi tên lửa quay trở lại khí quyển. Trong điều kiện ma sát với không khí ở vận tốc cực lớn, lớp vỏ này phải đủ sức chịu nóng để bảo vệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên cũng cần thu nhỏ nhiều thiết bị điện tử khác để gắn cùng đầu đạn nổ và điều này sẽ phải mất vài năm mới có thể thực hiện.
Cuối cùng, một vụ thử tên lửa đạn đạo chưa quyết định được khả năng đáng tin dùng của loại vũ khí ghê gớm này. Tổ đội điều khiển tên lửa cũng cần chứng minh khả năng vận hành, lắp đặt tên lửa đủ nhanh trong điều kiện tấn công phủ đầu với áp lực rất lớn từ Mỹ và Hàn Quốc. Họ cần luyện tập thành thục ở các địa điểm xa xôi với các thiết bị nặng nề, nguy hiểm. Dù cho có thành thục thì khả năng thực hiện trơn tru trong thời điểm chiến tranh nổ ra vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt ở Hàn Quốc.
Tờ National Interest kết luận, ít nhất là 2 tới 3 năm nữa Triều Tiên mới có thể vận hành tên lửa đạn đạo thành thục trong tác chiến và cũng cần thời gian như thế để chỉnh sửa các thông số kĩ thuật trên tên lửa để tăng khả năng chiến đấu. Ít nhất tới năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên mới có thể đe dọa được nước Mỹ.
Theo Danviet
Nước Mỹ đang "hở toang" trước tên lửa Triều Tiên?
Hệ thống tên lửa đánh chặn được xây dựng từ lâu của Mỹ sử dụng nguyên lý "thiết bị tiêu diệt" với độ chính xác và tốc độ tấn công còn nhiều tranh cãi.
Triều Tiên phóng tên lửa hôm 4.7, đúng ngày quốc khánh Mỹ.
Khi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra kế hoạch "Star Wars" để bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công hạt nhân năm 1983, ông đã cảnh báo với dân Mỹ rằng "có thể chịu nhiều thất bại và mất mát".
Giờ đây, sau 34 năm, phó đô đốc James Syring, giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, khẳng định công nghệ tên lửa của Mỹ vẫn còn rất lạc hậu. "Tôi không cho rằng chúng ta có thể đương đầu nổi với các thách thức", James nói trước Quốc hội đầu tháng 6.
Tên lửa Mỹ khai hỏa dồn dập.
Ông nói nếu Triều Tiên tấn công phủ đầu bằng hạt nhân, cư dân các thành phố như Los Angeles và New York tốt hơn hết hãy "cầu nguyện" vì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang rất lỗi thời và không đáng tin cậy.
Đầu tháng 5, chính quyền Trump nêu ý kiến chi 40 tỉ USD nhằm củng cố sức mạnh phòng thủ tên lửa vì nhiều đồn đoán cho rằng công nghệ và cơ sở chiến lược của Mỹ còn nhiều hạn chế. Khi đối mặt với cuộc tấn công từ Triều Tiên, Mỹ chỉ có 30 phút để khai hỏa một trong 36 kho tên lửa đánh chặn của mình. Cần nhớ rằng, đầu đạn tên lửa của Triều Tiên di chuyển với vận tốc 18.000 km/giờ.
Dựa trên cảm biến rải khắp 15 múi giờ, hệ thống đánh chặn của nước Mỹ không mang theo đầu đạn mà chỉ sử dụng các "thiết bị tiêu diệt" đủ nhanh và chính xác để chặn tên lửa đối phương. Điều không hay là trong 18 lần thử từ năm 1999 tới nay, Mỹ đánh trượt 8 lần, một tỉ lệ khá cao.
Hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD Mỹ đang đặt ở Hàn Quốc.
Lầu Năm Góc năm 2016 từng tuyên bố "độ tin tưởng và khả thi của hệ thống đánh chặn hiện nay là rất thấp". Quân đội Mỹ cho biết đang phát triển một mô hình mới và cảnh báo những rủi ro tiềm tàng nhắm vào an ninh mạng hay lỗ hổng radar.
Trey Obering, cựu giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, nói "thiết bị tiêu diệt" đôi lúc đánh trượt mục tiêu trong các bài thử nghiệm. "Thế hệ đầu tiên bộc lộ nhiều khiếm khuyết và thế hệ thứ hai còn tệ hơn", Trey nói.
Các mối đe dọa ngày một tăng từ Triều Tiên đang đặt ra nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mới. Riêng trong tháng 5.2017, Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn hết 244 triệu USD với mục tiêu thiết kế hệ thống mới bay nhanh hơn, cao hơn và chính xác hơn nếu bị tên lửa liên lục địa đối phương tấn công.
Theo Norm Tew, giám đốc chương trình phát triển tên lửa đánh chặn của hãng Boeing, "hệ thống mới hoạt động hoàn hảo". Tuy nhiên, hiện nay Mỹ chưa có bất kì hệ thống mới nào được lắp đặt và phải tới cuối năm 2018, 8 dàn phòng thủ tên lửa này mới có mặt.
Hệ thống phòng thủ hiện tại của Mỹ bị đánh giá là lạc hậu.
"Chúng tôi tự tin trước khả năng của hệ thống mới trước mọi cuộc tấn công", Tew nói. Dù vậy, nhiều ý kiến vẫn bày tỏ lo ngại vì điều kiện thử nghiệm và thực tế khác xa nhau. Laura Grego, nhà khoa học tại Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ nói vụ thử nghiệm chỉ thực hiện với các mục tiêu đánh chặn đơn giản và chưa được thực hiện trong đêm tối. "Hệ thống này vẫn chưa đủ tin cậy và chưa thực nghiệm với các điều kiện thời tiết, môi trường có khả năng bị tấn công cao. Vì sao cần chi tiền lắp đặt hệ thống này?".
Mỹ đang dự định lắp đặt 28 hệ thống phòng thủ đời mới trong thời gian tới và có thể tăng lên 100 hệ thống phòng không nếu được thông qua. Thậm chí, hệ thống này còn được đặt ở vùng Trung Tây và phía Đông để đề phòng mối nguy từ Iran.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ ngày 30.5 cho biết đã đánh chặn thành công một tên lửa cách đó 6.700 km ở quần đảo Marshall. Quả tên lửa được phóng từ căn cứ Vandenberg ở bang California và tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển Thái Bình Dương, theo CNN.
Theo Danviet
Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ra là đạn đạo liên lục địa Theo đánh giá của chuyên gia quân sự, tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới bang Alaska của Mỹ. Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ngày 4.7 là đạn đạo liên lục địa. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa lên tiếng chỉ trích hành động thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên và nói rằng...