Hoàn thành 186 cầu treo dân sinh trước mùa mưa
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh: 186 cầu treo dân sinh phải hoàn thành trước mùa mưa tới (30/6). Mục đích cao nhất để người dân có cầu đi lại càng sớm càng tốt.
Cầu Gạo Bạc (xã Hưng Thi , Lạc Thủy , Hòa Bình) , một trong những cầu treo dân sinh đã đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2015. Ảnh: VGP/Phan Trang
Nhiều khó khăn
Tại cuộc họp triển khai Đề án đầu tư xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiếu số diễn ra chiều 17/3, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ) Nguyễn Trung Sỹ cho biết, 46 đơn vị đang triển khai thi công 183/186 cầu.
4 cầu còn lại là cầu Sảo Phong (tỉnh Quảng Bình), cầu Làng O2 (Bình Định), cầu Bèo Bọt (Thanh Hóa) và cầu Kon Nu (Kon Tum) sẽ triển khai ngay khi có hồ sơ thiết kế.
Theo lý giải của ông Nguyễn Trung Sỹ, 4 cây cầu nói trên kích thước lớn, giá trị trên 15 tỷ đồng, nên phải lập dự án đầu tư theo Luật Xây dựng.
Tổng cục Đường bộ và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đang khảo sát và xây dựng phương án để chuyển 4 cầu này sang giai đoạn 2.
Đánh giá về tiến độ thi công và chất lượng công trình, ông Sỹ nhìn nhận, các đơn vị thi công đều nỗ lực đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, thi công chậm như: CTCP Thành Long, CTCP Xây dựng công trình 3… Tổng cục Đường bộ đang xem xét điều chuyển cho các đơn vị khác có năng lực phù hợp hơn để hoàn thành xong giai đoạn 1.
“Nhà thầu trong quá trình thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng đã được điều chuyển liên tục để dự án về đích đúng tiến độ”, đại diện Tổng cục Đường bộ cho hay.
Ông Phạm Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho rằng, công tác lập dự toán chính là nút thắt lớn nhất trong việc chưa thể triển khai xây dựng giai đoạn 1 một số cầu treo.
Video đang HOT
Nguyên nhân do khi chỉ định về đấu thầu theo Luật Đấu thầu 43 và Nghị định 63 thì chỉ định trọn gói, không được bổ sung giá, chuyển giá, nên khó khăn cho 2/3 số cầu này.
Bên cạnh đó, đại diện các nhà thầu thi công và phía tư vấn thiết kế cũng tranh luận về các vấn đề thiết kế, kỹ thuật như: Hố, móng cầu, cáp sàn và giằng gió… và kiến nghị Bộ GTVT xem xét nên đưa về một đơn vị thiết kế, vì nếu nhiều đơn vị thì chi phí sẽ tốn kém, không kiểm soát được chất lượng.
Sẽ tạo điều kiện làm cầu treo nhanh nhất
Chia sẻ với nhà thầu, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, giai đoạn 1 trong Đề án xây dựng 186 cầu treo đã đi được 2/3 đoạn đường. Dự kiến, trước ngày 30/6 tới sẽ hoàn thành thiết kế 30 cầu và đưa vào làm ngay.
Bộ GTVT đề nghị các địa phương hỗ trợ trong công tác rà soát, đề xuất các cầu dân sinh cần thiết đầu tư để đưa vào Đề án, đồng thời thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn trong quá trình thực hiện.
Về công tác thiết kế, Thứ trưởng yêu cầu TEDI phải có đánh giá hợp lý, thiết kế chuẩn hơn. Nếu cần thiết tổ chức cùng nhà thầu phân tích từng vấn đề một nhằm đạt mục tiêu xây cầu nhanh, bền vững, sử dụng tốt, giá thành hợp lý,
“Dứt điểm trước ngày 15/4 phải xong dự toán, lắp ghép vào để đưa ra một cây cầu giá bao tiền, đồng thời cho đơn vị ứng tiền theo quy định bảo hành 5%”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
Về phía Tổng cục Đường bộ, Thứ trưởng nhấn mạnh, đơn vị nào chậm thì hỗ trợ bổ sung lực lượng và nhắc nhở, tuyệt đối không gây phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu có khó khăn thì Bộ sẽ giải quyết ngay trong ngày để tạo điều kiện làm cầu nhanh nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng đề nghị Tổng cục Đường bộ công bố danh mục các cầu chưa có nguồn tiền, nhà thầu để thi công, ưu tiên tất cả các nhà tài trợ đăng ký để làm cầu có nguyện vọng tài trợ, tránh trường hợp một nhà thầu làm nhiều cầu.
Đồng thời, Bộ GTVT đề nghị Tổng cục Đường bộ xây dựng phần mềm quản lý tất cả các cây cầu này để đánh giá tuổi thọ cầu, cập nhật theo dõi làm cơ sở quản lý. Sau đó, giao từng địa phương quản lý các cầu trong địa bàn mình.
“Tổng cục Đường bộ chuẩn bị báo cáo sơ kết đợt 1 với 186 cầu này, mời các tỉnh về để sơ kết, làm đánh giá về sự phối hợp triển khai và phát động thi công đợt 2 với 295 cầu tiếp theo, dự kiến kết thúc ngày 30/6/2016″, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.
Phan Trang
Theo_Báo Chính Phủ
Thứ trưởng GTVT giới thiệu kinh nghiệm cải cách hành chính
"Cán bộ trong ngành GTVT nếu trước kia ngồi thì nay phải đứng, nếu đứng thì phải đi, mà đi thì phải chạy, thậm chí chạy nhanh mới có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ của mình", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Theo số liệu thống kê về chỉ số cải cách hành chính năm 2013 mà Bộ Nội vụ vừa công bố, Bộ GTVT là đơn vị dẫn đầu bảng trong số 19 bộ ngành với chỉ số đạt 81,06%,
Đây là kết quả sau hàng loạt nỗ lực của lãnh đạo Bộ GTVT để đánh giá chính xác nhất năng lực làm việc của cán bộ, công chức, đồng thời hạn chế tối đa nhũng nhiễu, tiêu cực.
Nói về lý do Bộ GTVT đạt được kết quả này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết trên báo Giao thông vận tải: "Nhiều người nói vui với tôi, cán bộ trong ngành GTVT nếu trước kia ngồi thì nay phải đứng, nếu đứng thì phải đi, mà đi thì phải chạy, thậm chí chạy nhanh mới có thể hoàn thành công việc, nhiệm vụ của mình. CCHC triệt để rõ người, rõ việc, tránh tư tưởng đùn đẩy, trông chờ, ỷ lại".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: GTVT
Theo Thứ trưởng GTVT, khi thực hiện công tác CCHC thông qua các bộ quy chuẩn rõ ràng, sẽ đánh giá chính xác nhất từng vị trí cán bộ trong bộ máy, từ đó tạo sự thay đổi căn bản hoạt động của cán bộ, nhân viên, chuyển từ thụ động giao việc sang chủ động từ suy nghĩ để hoàn thành công việc. Việc đó cũng giúp cán bộ, nhân viên trong từng ngành, từng cấp tích cực làm việc và khẳng định giá trị, năng lực của bản thân trong bộ máy. Qua đó, những người có năng lực thực sự sẽ có cơ hội thể hiện. Cán bộ ngành GTVT cũng sẽ biết được việc nào là của anh, việc nào anh phải làm, loại bỏ tối đa tình trạng "sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về". Những cán bộ, nhân viên nào không làm được việc sẽ tự đào thải, luân chuyển.
"Điều này còn có tác dụng rất lớn trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ để có thể đánh giá đúng người, đúng việc, trách nhiệm của từng cấp, ngành, chuyên viên, lãnh đạo rất rõ ràng, tránh tình trạng sai sót thì không ai nhận, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, còn thành tích ai cũng đứng ra xí phần", ông Trường nói.
Theo ông Trường, một nhiệm vụ quan trọng nữa cũng thông qua CCHC mà Bộ thực hiện rất hiệu quả là tăng cường chất lượng đội ngũ công chức thông qua việc luân chuyển theo quy định, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tổ chức thi tuyển cán bộ, lãnh đạo các cục, vụ quan trọng.
Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Niên
Cũng trên tờ này, Thứ trưởng GTVT tiết lộ: "Bộ GTVT rất quan tâm đến công tác cải cách thể chế, trong đó có việc cải cách cơ chế chính sách phục vụ quản lý Nhà nước và người dân. Bộ đã rà soát tất cả các Nghị định, Thông tư đã ban hành để xem xét, đánh giá tính hiệu quả và mức độ hợp lý đến đâu. Với những văn bản không hợp lý, Bộ kiên quyết loại bỏ, điều chỉnh. Thậm chí, Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi trước thời hạn nhiều văn bản tránh phiền hà cho người dân, doanh nghiệp".
Như tin tức đã đưa, sáng 5/9, Hội nghị toàn quốc công bố Chỉ số cải cách hành chính Par Index 2013 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Cụ thể, ở Trung ương có 19 Bộ, cơ quan ngang bộ và ở địa phương có 63 tỉnh, thành được đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2013.
Theo đó, kết quả PAR INDEX 2013 cho thấy, Bộ GTVT xếp số 1 nhóm bộ, ngành (đạt 81,06%); thành phố Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu nhóm địa phương (đạt 87,02%), cao hơn mức trung bình cả nước là 9,46%.
Được biết, chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý mới trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, khắc phục được tính chủ quan, định tính, một chiều trong việc theo dõi, đánh giá cải cách hành chính giai đoạn 10 năm trước.
Chỉ số cấp bộ được xác định trên 7 lĩnh vực, tương ứng với 7 chỉ số thành phần, 31 tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần. Trong đó có 24 tiêu chí, tiêu chí thành phần được đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được xác định trên 8 lĩnh vực, tương ứng với 8 chỉ số thành phần, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần. Trong đó có 33 tiêu chí, tiêu chí thành phần được đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả tự đánh giá của các bộ, các tỉnh (có thẩm định cuối cùng của Bộ Nội vụ) và đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy hiện kết quả tự đánh giá vẫn chiếm tới 60% thang điểm đánh giá trên tổng số 100 điểm (đối với cấp bộ) và 62% (đối với cấp tỉnh).
Theo_Người Đưa Tin
Tai nạn tàu hỏa ở Quảng Trị: Nỗ lực giải cứu các toa tàu lật Đến 10h ngày 11/3, các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực dùng cần cẩu đưa các toa tàu bị lật ra khỏi đường ray. Dự kiến đến 12h trưa nay mới có thể thông tuyến. Theo ghi nhận, một chiếc cần cẩu cứu hộ của Đường sắt Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã được điều đến hiện trường để cẩu...