Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó “vẫy vùng” ở Biển Đông
Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này.
Muốn lập ADIZ ở Biển Đông cũng khó
Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tham vọng đầu tiên của Trung Quốc khi tiến hành việc cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và xây các căn cứ quân sự tại đó không có gì khác ngoài việc biến khu vực đó thành của riêng mình thông qua việc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như đã từng làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Hình ảnh mà Trung Quốc công bố đã hoàn tất cải tạo một đảo ở Biển Đông (Ảnh Tân Hoa xã)
Nhận định này dù được cho là nhiều khả năng xảy ra nhất khi chính Trung Quốc cũng từng ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ ở Biển Đông và thời điểm thiết lập còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại đó.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, những tuyên bố trên của phía Trung Quốc mang nhiều tính “dọa dẫm” hơn thực tế bởi Trung Quốc không muốn “há miệng mắc quai” như vụ thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông.
Tại thời điểm đó, dù hùng hồn tuyên bố thiết lập ADIZ và đưa ra một loạt các yêu sách cho máy bay, tàu các nước đi qua khu vực mà mình thiết lập, Trung Quốc đã gần như “im lặng hoàn toàn” khi 2 pháo đài bay B-52 của Mỹ bay qua.
Đáng chú ý, loại máy bay B-52 này thuộc biên chế của Không lực Hoa Kỳ đã hơn nửa thế kỷ qua. Đây là những chiếc máy bay có tốc độ bay khá chậm so với những chiến đấu cơ hiện đại và lại rất dễ để nhận diện so với các loại máy bay tàng hình hiện nay.
Video đang HOT
Không những thế, điều duy nhất mà Trung Quốc làm được chỉ là tuyên bố đã giám sát 2 máy bay này, bất chấp việc sau vụ đó người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren lên tiếng thách thức: “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch bay của mình qua khu vực quần đảo Senkaku như trước đây và sẽ không cung cấp kế hoạch bay, thông báo bằng điện đàm hay đăng ký tần số chuyến bay với phía Trung Quốc”.
Hơn thế nữa, cùng với Mỹ, các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã “phớt lờ” ADIZ của Trung Quốc và coi ADIZ như “chưa hề tồn tại”.
Khu vực ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương thiết lập ở Biển Hoa Đông năm 2013 (Ảnh AP)
Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, dù có muốn thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng phải tính toán cực kỳ kỹ lưỡng bởi Biển Đông là khu vực được coi là có tính chất chiến lược đối với Mỹ và các đồng minh nhằn ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vấp phải phản ứng “mạnh mẽ hơn gấp bội” nếu dám cả gan thành lập ADIZ ở Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã “thấm” bài học ADIZ ở biển Hoa Đông và rõ ràng là không muốn một lần nữa “biến mình thành con rồng giấy” khi những tuyên bố mà mình đưa ra lại bị phớt lờ mà không thể có những hành động đáp trả xứng đáng.
Chính những khó khăn như trên đã khiến những lời đe dọa “có quyền đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông” của Trung Quốc trở nên khôi hài hơn bao giờ hết.
Chỉ sở hữu 1 tàu sân bay, Trung Quốc khó vươn xa
Một tham vọng nữa của Trung Quốc mà nhiều chuyên gia cũng đã từng chỉ ra là biến các bãi đá mà Trung Quốc đã cải tạo thành các tiền đồn quân sự để từ đó làm bàn đạp vươn ra khắp Thái Bình Dương và các đại dương khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ước vọng này cũng khó trở thành hiện thực nếu so tương quan về Hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là khi một nước muốn mở rộng tầm hoạt động trên đại dương thì yếu tố quan trọng hàng đầu cần tính đến chính là sức mạnh của tàu sân bay trong hạm đội hải quân của chính bản thân nước đó.
Rõ ràng, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc khó có thể đối chọi với 10 tàu sân bay hiện đang hoạt động trên khắp các đại dương của Mỹ.
Được coi là “căn cứ Hải quân trên đại dương” các tàu sân bay thường giúp đảm bảo sự hiện diện thường xuyên, liên tục của Hải quân các nước trên biển. Chính vì thế, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, dù có cố đến đâu, Trung Quốc cũng khó có thể vươn quá xa ra khỏi Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chưa thể giúp nước này vươn xa khỏi Biển Đông (Ảnh Reuters)
Điều này là bởi, Trung Quốc không hề có các căn cứ Hải quân trên bộ đặt tại các nước đồng minh như Mỹ nên tàu sân bay của Trung Quốc sẽ buộc phải rút về căn cứ Hải quân của nước này trước khi thời hạn hoạt động của tàu kết thúc. Điều này khiến cho sự hiện diện của tàu tại một khu vực nào đó sẽ bị gián đoạn đáng kể.
Hơn thế nữa, khác với các tàu sân bay đang hoạt động của Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng chỉ là “bằng giấy” khi mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể cất cánh hay hạ cánh trên tàu. Điều này cũng có nghĩa tính năng cơ bản nhất để đảm bảo sự cơ động của Hải quân Trung Quốc trên đại dương là hoàn toàn không có.
Như vậy, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh chỉ nhằm phục vụ ảo tưởng về một quốc gia hùng cường đủ khả năng sở hữu tàu sân bay hơn là thực tế sử dụng tàu sân bay này.
Chính vì vậy, cũng như việc “năm lần bẩy lượt” dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông, việc sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh cũng có thể chính là “con dao hai lưỡi với Trung Quốc” bởi không khó để nhận ra rằng, sự phô trương ấy cũng chỉ che đậy tiềm lực Hải quân còn rất hạn chế của Trung Quốc so với Mỹ.
Có thể nói, dù đã hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn vấp phải muôn vàn khó khăn khi muốn thúc đẩy tham vọng bành trướng của mình. Tham vọng ấy vượt xa tiềm lực thực tế của Trung Quốc và khiến nước này cho đến nay vẫn chưa thể tính tiếp được “hải trình” phía trước của mình./.
Theo VOV Online
Hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông là phản tác dụng
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1-6 cảnh báo về hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành động khiêu khích trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
"Chúng tôi cho rằng, các hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông là phản tác dụng và là mối đe dọa đối với sự thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông Obama nói với nhóm các nhà lãnh đạo trẻ đến từ các nước Đông Nam Á tại Nhà Trắng. Theo ông Obama, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền nào ở Biển Đông, nhưng Washington quan tâm đến việc đảm bảo các tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, theo con đường ngoại giao, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng thống Mỹ nói rằng, Hoa Kỳ sẽ phối hợp với bất kỳ nước nào sẵn sàng "thiết lập và thực thi những chuẩn mực và luật lệ có thể duy trì tăng trưởng và thịnh vượng trong khu vực".
Tuyên bố của ông Obama được đưa ra giữa lúc Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án vì hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Liên quan đến vấn đề này, Đô đốc Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, Trung Quốc sẽ khó giữ đảo nhân tạo nếu Bắc Kinh tiến hành hoạt động quân sự ở Biển Đông. "Nếu Trung Quốc toan tính hành động quân sự từ các đảo này, họ hoàn toàn không có khả năng phòng thủ", ông Dennis trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal.
Trong một diễn biến khác liên quan, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 2-6 kêu gọi tìm kiếm một giải pháp làm giảm căng thẳng ở Biển Đông. "Bảo vệ tự do hàng hải là hoạt động không thể thiếu cho sự ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang-il nói. Theo ông Noh Kwang-il, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng các quốc gia liên quan sẽ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo_An ninh thủ đô
Đối thoại Shangri - La: Nóng bỏng diễn biến trên Biển Đông Các quan chức quốc phòng của 26 quốc gia sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La vào ngày 29/5 trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày. Trung Quốc sẵn sàng hứng chịu nhiều chỉ trích Theo Straits Times, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu quan trọng tại cuộc Đối thoại kéo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Vắng Ngoại trưởng Mỹ, cuộc họp bàn về hòa bình của Ukraine tại London bị hạ cấp

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump: 'Cú hích' cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á

Ấn Độ siết chặt an ninh ở Kashmir sau vụ tấn công khủng bố

Thuế Mỹ 'giáng đòn' vào ngành gạo Thái Lan

Singapore khởi động chiến dịch vận động tranh cử

Lãnh đạo Palestine thúc giục Hamas trả tự do cho các con tin

Indonesia: Khu hành chính trung ương Nusantara sắp được hoàn thành

Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo về 'tác động sâu sắc' với nền kinh tế

Đấu giá bức thư của Napoleon liên quan đến vụ giam giữ Giáo hoàng Pius VII

Hành động tự vệ của Ấn Độ với thép Trung Quốc giữa bão thuế quan

Tổng Thư ký LHQ: Không chính phủ nào có thể cản trở tương lai năng lượng sạch
Có thể bạn quan tâm

Cựu vương MSI lâm cảnh khốn cùng, nguy cơ bay màu ngay trong mùa giải 2025
Mọt game
08:50:04 24/04/2025
Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện
Tin nổi bật
08:38:28 24/04/2025
Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch
Sức khỏe
08:36:01 24/04/2025
Bùi Anh Tuấn: "Có những sự bất ổn không muốn ai thấy. Tôi thuyết phục chính mình trở lại để đứng cùng với Trung Quân"
Nhạc việt
08:33:20 24/04/2025
Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt
Sao châu á
08:28:12 24/04/2025
Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu
Sao việt
08:16:45 24/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"
Hậu trường phim
07:56:01 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá
Phim việt
07:43:56 24/04/2025
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu
Netizen
07:18:09 24/04/2025
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối
Ôtô
07:10:27 24/04/2025