Hoạn quan đẹp trai bị đồn có con riêng với Từ Hy Thái hậu
Cuối thời phong kiến Trung Quốc, nhà Thanh rơi vào vòng xoáy bất ổn, Từ Hy Thái hậu ngày đêm vui đùa cùng hoạn quan, bỏ bê triều chính, gián tiếp khiến cho người phương Tây can thiệp.
An Đức Hải là một trong những hoạn quan được Từ Hy Thái hậu sủng ái nhất. Ảnh minh họa từ phim truyền hình Trung Quốc.
An Đức Hải (1844-1869) là hoạn quan phục vụ trong triều đình Nhà Thanh và là một trong những người thân cận được Từ Hy Thái hậu sủng ái nhất. Có thông tin nói rằng An Đức Hải là hoạn quan giả, vào cung để phục vụ Hoàng thái hậu.
Hoạn quan được Thái hậu hết mực sủng ái
Theo báo chí Trung Quốc, An Đức Hải sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ và bị đem bán qua hết người này đến người cho đến khi vào cung làm thái giám năm 8 tuổi.
Bước ngoặt cuộc đời An Đức Hải đến vào năm 1861, khi hoạn quan này mới 17 tuổi. Vua nhà Thanh Hàm Phong qua đời dẫn đến khoảng trống quyền lực lớn.
An Đức Hải là một trong những trợ thủ đắc lực giúp Từ Hy Thái hậu và Từ an Thái hậu tiến hành đảo chính, thâu tóm quyền lực. Bản Thân An Đức Hải trở thành Tổng quản thái giám của triều đình nhà Thanh.
Theo sử liệu Trung Quốc, An Đức Hải là người vô cùng trung thành, tận tụy và biết chiều lòng chủ nhân. Biết Từ Hy Thái hậu thích xem kịch, An Đức Hải cho xây dựng sân khấu kịch rộng lớn, lộng lẫy ngay trong hậu cung.
Người trong chốn kinh thành đồn với nhau rằng, Từ Hy Thái hậu ân sủng An Đức Hải đến mức cho hoạn quan này mặc long bào, thưởng nhiều châu báu, ngọc ngà. Những lời nói của An Đức Hải có “trọng lượng” không khác gì thánh chỉ. Hàng ngày, cả hai người vui đùa ở ngự hoa viên.
Thái giám họ An được miêu tả là một người sở hữu gương mặt tuấn tú với dáng vẻ thư sinh, hát kịch rất hay. Nhiều người nói rằng sở dĩ Từ Hy sủng ái An Đức Hải như vậy là vì họ An vốn không phải là một thái giám thực sự.
Nhân vật An Đức Hải trong phim truyền hình Trung Quốc.
Trong giai đoạn cuối thời nhà Thanh, việc tịnh thân của thái giám không được giám sát chặt chẽ. Quá trình tịnh thân “không sạch sẽ” có thể khiến An Đức Hải vẫn còn khả năng của một người đàn ông. Thậm chí có tin đồn rằng Từ Hy còn có con riêng với hoạn quan An Đức Hải.
Sử sách Trung Quốc không hề ghi chép về vấn đề này. Nhưng theo các sử gia hiện đại, những câu chuyện như vậy phần nào phản ánh sự sủng ái mà từ Hy dành cho An Đức Hải và việc Từ Hy Thái hậu khuynh đảo chốn hậu cung.
Cái chết cay đắng
Ngày ngày ở gần bên Từ Hy Thái hậu, An Đức Hải dần tỏ thái độ khinh thường các vị đại thần trong triều, thậm chí còn đắc tội với cả vài vị vương gia, bao gồm Cung Thân vương Dịch Hân.
Video đang HOT
Một lần nọ, Cung Thân vương tới xin cầu kiến Thái hậu, nhưng Từ Hy lại phái người ra nói rằng mình đang bận chuyện với An Đức Hải nên không gặp. Sự việc đó khiến Cung Thân vương cảm thấy mình bị sỉ nhục, đem lòng oán hận An Đức Hải, tìm mọi cách loại trừ bằng được Tổng quản thái giám đang rất được Từ Hy Thái hậu sủng ái này
Năm 1869, cảm thấy ngột ngạt do ở mãi trong cung cấm, An Đức Hải muốn ra ngoài du ngoạn nên đã xin phép Từ Hy Thái hậu xuống Giang Nam may long bào, mua sắm.
Được Từ Hy cho phép, An Đức Hải quên mất rằng mình đã vi phạm quy định của tiên đế nhà Thành, rằng phận thái giám không bao giờ được phép ra khỏi cung.
Tự xưng là quan khâm sai, nhưng An Đức Hải không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh, trên đường lại diễu võ giương oai.
Từ Hy Thái hậu hết sức căm phẫn khi biết tin An Đức Hải bị hại chết. Ảnh minh họa.
Đây được coi là cơ hội ngàn năm có một để Cung Thân vương kiếm cớ trả thù. Khi đi qua Sơn Đông, An Đức Hải lập tức bị Tuần phủ Đinh Bảo Trinh bắt giữ.
Đinh Bảo Trinh cực kỳ căm ghét những kẻ mượn danh nghĩa Từ Hy ngạo mạn vô lễ, dọa nạt kẻ khác như An Đức Hải. Vì vậy quan tuần phủ đem chuyện này báo lại với Cung Thân vương.
Khi bản tấu vạch tội An Đức Hải tới tay Cung Thân vương thì Từ Hy đang bận xem kịch. Cung Thân vương liền xin chỉ dụ của Từ An Thái hậu để có thể xử tử An Đức Hải ngay trong đêm.
Từ An Thái hậu bất đắc dĩ phải đồng ý, nhưng vẫn tỏ ra lo sợ khi ra chỉ dụ, “Tây Thái hậu sẽ giết ta vì chuyện này mất”.
Từ Hy Thái hậu không hề biết về chuyện hoạn quan An Đức Hải bị xử tội chém đầu. Sự việc chỉ đến tai Thái hậu khi một thái giám trong đoàn tùy tùng của An Đức Hải về được đến kinh thành bẩm báo.
Sau khi hỏi rõ mọi việc, Từ Hy nổi giận đùng đùng, lập tức chạy sang Nhân Thọ cung, tỏ ý trách móc Từ An Thái hậu. Từ An thấy Từ Hy nổi giận thì đem mọi chuyện đổ sang cho Cung Thân vương. Trước khi phất áo ra về, Từ Hy thề rằng sẽ báo thù.
Có thể sự kiện An Đức Hải bị xử tử trở thành một bước ngoặt lớn trong quãng thời gian nắm quyền của Từ Hy.
Từ Hy Thái hậu âm thầm thâu tóm quyền lực, không tin tưởng một ai. Nhiều người còn nói rằng, cái chết của Từ An Thái hậu sau này cũng là do Từ Hy gây ra nhằm trả thù chuyện xưa.
Theo Danviet
Hoạn quan mê tiền cực độ, giàu có nhất lịch sử Trung Quốc
Hoạn quan Lưu Cẩn thời nhà Minh nổi tiếng lộng quyền, vơ vét khối tài sản khổng lồ, khiến các quan lại trong triều căm phẫn đến tận xương tủy.
Hoạn quan Lưu Cẩn từng khuynh đảo triều đình nhà Minh. Ảnh minh họa.
Hoạn quan là những người không thể thiếu trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Họ thường là người thân cận, được hoàng đế tin dùng, nên dễ dẫn đến lộng quyền, nắm đại quyền, thậm chí có thể phế bỏ hoàng đế. Loạt bài này sẽ kể lại chuyện về những hoạn quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Theo History, Lưu Cẩn (1451-1510) là một trong những hoạn quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Minh.
Lưu Cẩn là hoạn quan thân tín hầu hạ bên cạnh Thái tử Minh Vũ Tông. Năm 1505, Minh Vũ Tông lên ngôi hoàng đế khi mới 14 tuổi. Hoạn quan Lưu Cẩn từ đó cũng thăng tiến một cách nhanh chóng.
Lưu Cẩn thống lĩnh đội ngũ gọi là "Bát hổ", bao gồm 8 thái giám lộng hành quyền lực nhất triều đình lúc bấy giờ.
Do hầu hạ Minh Vũ Tông từ lúc còn chưa lên ngôi nên Lưu Cẩn rất được nhà vua quý trọng, phong làm Tư lễ giám, chuyện phê duyệt sớ của các quan tấu trình. Với chức quan đó, Lưu Cẩn giả mệnh hoàng đế tự ý định đoạt mọi công việc trong nước.
Cánh tay đắc lực của Hoàng đế hoang dâm số 1 triều Minh
Khi mới lên ngôi, Minh Vũ Tông tỏ ra là ông vua ngang ngược, đem cả chó khỉ lên điện Phụng Thiên, khiến triều đình náo loạn, mất hết không khí trang nghiêm.
8 hoạn quan hầu hạ hoàng đế, dẫn đầu là Lưu Cẩn ngày đêm phục vụ Minh Vũ Tông ăn uống vui chơi, đánh cầu đua ngựa....
Khi thấy vua chán những trò chơi này, Lưu Cẩn bày kế mở khách sạn, nhà hàng, kỹ viện... ngay trong hoàng cung. Các thái giám đóng vai ông chủ, người dân, còn Minh Vũ Tông giả làm thương nhân.
Theo kịch bản, hoàng đế triều Minh mua đồ xong thì đi nhà hàng, sau đó vào kỹ viện say sưa, bạ đâu ngủ đó". Hoàng cung như biến thành một cái chợ nhỏ bởi mỗi lần vua "xuống phố vi hành".
Về sau, Lưu Cẩn lại tham mưu cho vua xây Báo Phòng ở ngay bên cạnh cung cấm. Gọi là "phòng" nhưng thực chất Báo Phòng có tới hơn 200 gian nhỏ, xây dựng mất hơn 5 năm mới hoàn thành để vua ăn chơi trụy lạc.
Minh Vũ Tông, Hoàng đế nhà Minh thời phong kiến Trung Quốc.
Lưu Cẩn và đám hoạn quan "Bát hổ" ngày càng cổ xúy cho sở thích biến thái của vua. Bọn chúng cho người đi khắp nơi lùng bắt phụ nữ về cho vua "ân sủng", có khi nhiều tới... 10 xe chở người.
Đại thần trong triều nhiều lần khuyên can nhưng vua chỉ "nghe tai nọ lọt tai kia". Nhiều lão thần chán nản mà từ chức về quê, có người vì can gián quá nhiều mà bị giáng chức chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại đại thần Lý Đông Dương đối đầu với đám hoạn quan Lưu Cẩn.
Hoạn quan giàu có nhất lịch sử Trung Quốc
Không chỉ giúp Minh Vũ Tông ngày đêm vui thú, ăn chơi trụy lạc, hoạn quan Lưu Cẩn cũng có những toan tính riêng. Theo sử sách Trung Quốc, hoạn qua họ Lưu đặc biệt quan tâm đến quyền lực và tiền bạc.
Chỉ trong vòng 5 năm khi Minh Vũ Tông làm hoàng đế, Lưu Cẩn đã thừa cơ khuynh đảo triều chính nhà Minh.
Quyền lực của Lưu Cẩn lúc bấy giờ ở vào địa vị "dưới một người, trên vạn người". Dân gian khi đó gọi họ Lưu là "Hoàng đế đứng", ám chỉ quyền lực sánh ngang với "Hoàng đế ngồi" Minh Vũ Tông.
Lưu Cẩn bắt đầu nhận hối lộ, tự ý đặt ra nhiều sưu cao, thuế nặng, tìm mọi cách tham ô từ các quan lại. Dù ai hối lộ ít hay nhiều, Lưu Cẩn đều không từ chối, thậm chí còn không ít lần còn gợi ý quan lại chuyện tiền bạc.
Bất cứ vị quan lớn nhỏ nào thăng chức, muốn có được thánh chỉ thăng cấp thì phải nộp tiền hạ ấn cho Lưu Cẩn, nếu không đưa ra sẽ bị giáng cấp hay thậm chí là phải rời kinh thành.
Ngược lại, những kẻ hối lộ cho hoạn quan họ Lưu nhiều tiền bạc, chẳng bao lâu sau sẽ nhanh chóng thăng quan tiến chức, thậm chí còn nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
Lưu Cẩn là hoạn quan mê tiền vàng cực độ. Ảnh minh họa.
Các quan lại địa phương muốn vào kinh, trước nhất đều phải dâng cho Lưu Cẩn số tiền gọi là "lễ bái kiến", người lên chức thì phải dâng "lễ tạ ơn".
Cứ như vậy, quan trường trở thành thương trường, còn chức vị cũng trở thành vật phẩm để hoạn quan họ Lưu tùy ý mua quán.
Thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn đã khiến các quan lại trong triều căm phẫn, tìm cách lật đổ. Năm 1510, các quan lại mua chuộc hoạn quan Trương Vĩnh, xúi giục người này tố cáo Lưu Cẩn làm phản.
Minh Vũ Tông ban đầu không tin, nhưng việc cấm quân tìm thấy nhiều vàng bạc, thấy long bào, đai ngọc, khôi giáp, vũ khí trong nhà Lưu Cẩn đã khiến hoàng đế triều Minh thay đổi suy nghĩ.
Minh Vũ Tông liền lập tức ra lệnh xử tử Lưu Cẩn bằng hình thức lăng trì. Sử sách Trung Quốc chép lại, án tử hình thi hành suốt 3 ngày mới chấm dứt. Lưu Cẩn bị phanh thây bởi 3.357 nhát chém. Hoạn quan họ Lưu chết vào ngày thứ hai, khi bị chém 300-400 nhát.
Tổng số tài sản cấm quân thu được từ Lưu Cẩn ước tính lên tới 449.750kg vàng và 9.682.470kg bạc. Lượng bạc tìm thấy trong nhà Lưu Cẩn thậm chí còn vượt xa ngân khố nhà Minh khi đó.
Năm 2001, Lưu Cẩn được tờ Asian Wall Street Journal đưa vào danh sách 50 nhân vật giàu nhất thế giới trong 1000 năm qua.
_________________
Lịch sử phong kiến Trung Quốc không chỉ ghi nhận hoạn quan quyền lực, mê tiền cực độ mà còn có người trở thành tướng lĩnh, ra trận lập nhiều đại công. Bài viết tiếp theo sẽ tập trung khai thác nhân vật quyền lực này.
Theo Danviet
Hoạn quan TQ chỉ huy hạm đội 3 vạn người chu du khắp thế giới Hoạn quan thời nhà Minh là người đã 7 lần chỉ huy hạm đội 300 chiến thuyền chu du thế giới và được đánh giá là một trong những Đô đốc nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Phác họa hình ảnh Đô Đốc Trịnh Hòa. Theo History, Trịnh Hòa (1371-1433), là hoạn quan phục vụ dưới triều đại của hoàng đế...