Hoãn phiên tòa xử “Tiến sỹ Học làm giàu” Phạm Thanh Hải IDT
Sáng nay (27.3), Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Thanh Hải – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty IDT bị cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ khi phiên tòa chưa diễn ra, hàng trăm nhà đầu tư đã tập trung trước cổng TAND cấp cao tại Hà Nội đề nghị được vào dự phiên tòa xét xử công khai.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng để đảm bảo an ninh và điều kiện cơ sở vật chất của tòa án nên chỉ những người được tòa triệu tập mới được vào dự phiên tòa.
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thanh Hải đã đề nghị HĐXX phúc thẩm triệu tập thêm một số người liên quan đến vụ án, ví dụ như bà Lê Thị Hằng – người đã nộp đơn tố cáo đối với Phạm Thanh Hải.
Bị cáo Phạm Thanh Hải – nguyên Giám đốc Công ty IDT (áo đen) được dẫn giải ra xe rời tòa.
HĐXX sau đó đã tiến hành hội ý vì phiên tòa vắng mặt một số người có giấy triệu tập trước đó. Sau đó, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đã đề nghị hoãn phiên tòa.
Thẩm phán Thái Duy Nhiệm – Chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố hoãn phiên tòa. Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ thông báo cho những người được triệu tập khi phiên tòa được mở lại vào thời gian thích hợp.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 27.10.2015, Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thanh Hải về tội Kinh doanh trái phép.
Cùng ngày, cơ quan này có đơn đề nghị VKSND TP Hà Nội phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư không có giấy triệu tập của tòa đã tập trung trước cổng Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Ngay sau đó, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ để thay đổi bằng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Thanh Hải.
Một ngày sau, ngày 28.10.2015 Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hà Nội nhận được đơn tố cáo của bà Lê Thị Hằng đối với Phạm Thanh Hải. Bà Lê Thị Hằng lúc này đang là bị can trong một vụ án khác. Sau đó, Cơ quan CSĐT xác định vụ án Phạm Thanh Hải có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 29.10.2015, Cơ quan CSĐT, Công an TP.Hà Nội đã ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Phạm Thanh Hải. Ngay sau đó, bị can Phạm Thanh Hải bị bắt tạm giam.
Ngày 16 – 21.5.2018, TAND TP.Hà Nội đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Thanh Hải.
Sau khi tòa tuyên hoãn phiên xét xử, nhiều “bị hại” đã vẫy tay chào “bị cáo” Phạm Thanh Hải.
Sau khi bị cáo Phạm Thanh Hải bị tuyên án Chung thân, nhiều nhà đầu tư được cho là bị hại trong vụ án đã liên tục đi kêu oan cho ông Hải. Họ cho rằng trong vụ án này còn nhiều uẩn khúc cần phải làm rõ.
Nhiều bị hại của vụ án cho rằng quan hệ vay tiền giữa họ và Phạm Thanh Hải – Giám đốc Công ty IDT là quan hệ dân sự, đến trước khi bị bắt, ông Hải chưa chậm trả tiền cho bất kỳ nhà đầu tư nào.
“Tôi được biết, trước ngày ông Phạm Thanh Hải bị bắt, chưa có ai thắc mắc hay khiếu kiện vì các hợp đồng vẫn chưa đến hạn thanh toán. Cơ quan điều tra cũng từng nhận xét trong công văn ký ngày 28.10.2015 là “đến nay Hải vẫn trả đầy đủ tiền cho khách theo hợp đồng, chưa có khách hàng nào thắc mắc hay khiếu kiện. Vậy sao lại gọi là chiếm đoạt tài sản? “, bà Trần Thị Thanh Tâm , một trong những nhà đầu tư cho biết.
Cơ quan điều tra đã làm việc với toàn bộ 2574 người cho Phạm Thanh Hải vay vốn, nhưng chỉ có 508 người hợp tác. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm có 8 người có đơn đề nghị Tòa buộc bị cáo phải bồi thường số tiền đang chiếm giữ của họ. Nhiều người không hợp tác hoặc không cho mình là người bị hại, không bị Phạm Thanh Hải lừa đảo.
Theo Danviet
Truy tố 6 bị can Trung tâm hỗ trợ người nghèo chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng
Các bị can bị truy tố nguyên là lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, đã đưa ra các chương trình đa cấp trái luật, lừa đảo trên 1.000 người dân ở 16 tỉnh, thành.
Trần Đức Trung bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt giữ ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG
Ngày 25.2, Viện KSND (gọi tắt VKS) tối cao ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, trụ sở tại đường Bưởi, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Trần Đức Trung, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên; Lê Thị Hằng, nguyên Tổng giám đốc; Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc và Phan Thị Thoa (cùng là nhân viên).
Lôi kéo làm giàu theo mô hình đa cấp
Theo cáo trạng, Trung tâm hỗ trợ người nghèo do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn ra quyết định thành lập từ năm 2013 và bổ nhiệm Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Lê Thị Hằng làm Tổng giám đốc.
Đầu năm 2015, Hằng giới thiệu Lực vào làm việc cho Trung tâm hỗ trợ người nghèo. Thời điểm này, Lực, Oanh và Phúc đang điều hành "Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu", hoạt động theo mô hình đa cấp nhưng chưa được cấp phép.
Sau đó, Trung sáp nhập "Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu" vào Trung tâm hỗ trợ người nghèo; giao Lực khai thác với nội dung: mỗi hội viên mua 1 hộp thực phẩm chức năng với giá 1,2 triệu đồng; mua liên tục trong 12 tháng thì nhận được "hỗ trợ" của Trung tâm hỗ trợ người nghèo (không nêu rõ là hỗ trợ gì).
Tháng 4.2015, do thấy kém hiệu quả, Trung ký văn bản hủy bỏ chương trình "Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu" và triển khai chương trình "Trái tim VN".
Để thu hút người tham gia, Hằng ký ban hành các chính sách như: người tham gia đóng 1,2 triệu đồng để trở thành thành viên nhưng từ mã thứ 2 chỉ phải đóng 700.000 đồng; hứa hẹn người tham gia được hỗ trợ từ 5,2 - 5,7 triệu đồng (lợi nhuận từ 400 - 800%).
Hơn 1.000 người sập bẫy
Theo cáo trạng, chỉ trong thời gian ngắn, Trung, Hằng và các đồng phạm đã lập được 26 điểm tư vấn, 6 nhóm thu tiền; thu của người tham gia tại 16 tỉnh, TP, sau đó chuyển về Trung tâm hỗ trợ người nghèo tổng cộng 148 tỉ đồng.
Các bị can đã sử dụng một phần tiền của người nộp sau trả cho người nộp trước, mua sản phẩm hỗ trợ; còn lại sử dụng vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt của người tham gia chương trình.
Tháng 12.2015, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn giải thể trung tâm nhưng Trung, Hằng tiếp tục móc nối với Nguyễn Tuấn Lân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP quốc tế Newstar tổ chức chương trình "Liên kết ba bên"; thực hiện mô hình kinh doanh đa cấp, ban hành chính sách hỗ trợ có mức lợi nhuận lớn, với mục đích lấy tiền của người tham gia để trả cho người tham gia vào chương trình "Trái tim VN".
Theo các cơ quan tố tụng, chương trình "Liên kết ba bên" về bản chất là kinh doanh thực phẩm chức năng theo mô hình đa cấp nhưng chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng. Trong đó, Phúc thực hiện theo chỉ đạo của Trung, qua đó thu của những người tham gia 17,4 tỉ đồng. Ngày 8.1.2016, các bị can rút tiền trong tài khoản đưa cho Trung; Trung trả lại một phần cho người tham gia và chiếm đoạt trên 2,7 tỉ đồng.
Theo Viện KSND tối cao, trong các chương trình nêu trên ở Trung tâm hỗ trợ người nghèo, các bị can đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hơn 1.093 bị hại (các nạn nhân có đơn trình báo, có cơ sở để chứng minh) với số tiền chiếm đoạt là hơn 42 tỉ đồng. Trung là chủ mưu, tổ chức và điều hành hoạt động của các chương trình trái pháp luật; gian dối trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ chiếm đoạt 26,3 tỉ đồng từ chương trình "Trái tim VN"; chiếm đoạt 2,7 tỉ đồng từ chương trình "Liên kết ba bên". Hằng là người thực hành tích cực, chiếm hưởng cá nhân hơn 8,8 tỉ đồng. Các bị can còn lại ở Trung tâm hỗ trợ người nghèo đều được xác định là đồng phạm thực hành tích cực và chiếm hưởng những khoản tiền lớn...
Hơn một nghìn người "sập bẫy" chương trình Trái tim Việt Nam Bị can Trần Đức Trung là người chủ mưu và các đồng phạm đã chiếm đoạt 49,1 tỉ đồng của người tham gia Chương trình "Trái tim Việt Nam"; Lê Thị Hằng là người tuyên truyền lôi kéo người dân tham gia các chương trình trái pháp luật, gian dối chiếm đoạt tiền của người tham gia. Ngày 25-2, Viện KSND tối cao...