Hoãn phiên tòa liên quan vụ ngân hàng Mỹ biển thủ từ quỹ 1MDB, Malaysia
Một thẩm phán Malaysia ngày 24/6 đã quyết định lùi phiên tòa liên quan đến vụ ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ bị cáo buộc biển thủ một lượng tiền lớn từ Quỹ Đầu tư nhà nước 1Malaysia (1MDB) đến tháng 9 tới, do luật sư biện hộ cho rằng có vấn đề về thủ tục liên quan đến vụ việc.
Tại phiên tòa diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur, luật sư của Goldman Sachs, Hisyam Teh Poh Teik cho biết chi nhánh của ngân hàng này tại Hong Kong (Trung Quốc) đã nhận trát hầu tòa vào tuần trước, trong khi trát hầu tòa gửi đến chi nhánh Goldman Sachs tại Singapore chỉ nêu rõ 3 trong tổng số 4 cáo buộc chống lại ngân hàng này.
Trụ sở Goldman Sachs tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Do đó, luật sư biện hộ của Goldman Sachs đã yêu cầu thời gian 3 tháng để chuẩn bị tài liệu tham gia bào chữa cho khách hàng của mình. Thẩm phán Malaysia đã quyết định phiên tòa tới sẽ diễn ra vào ngày 30/9 với sự tham gia đầy đủ của đại diện chi nhánh Goldman Sachs tại Hong Kong, Singapore và London (Anh).
Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, phía Malaysia đã đệ đơn kiện 3 văn phòng trên của Goldman Sachs và 2 cựu lãnh đạo ngân hàng này tại Phố Wall gồm ông Ng Chong Hwa, gọi là Roger Ng (Rô-giơ), cùng ông Tim Leissner (Tim Lây-nơ), với cáo buộc biển thủ 2,7 tỷ USD từ Quỹ 1MDB và có hành vi vi phạm liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu của quỹ này do những tổ chức và cá nhân trên đã thực hiện.
Video đang HOT
Ngân hàng Goldman Sachs đang là tâm điểm của vụ bê bối tham nhũng tại Quỹ 1 MDB bởi hai cựu lãnh đạo trên được cho là có vai trò trong việc dàn xếp 3 đợt phát hành trái phiếu từ năm 2012-2013 của Quỹ 1MDB với tổng giá trị 6,5 tỷ USD và “bỏ túi” 1 tỷ USD từ phí giao dịch liên quan đến quỹ này và các khoản lãi từ trái phiếu.
Goldman Sachs kiên quyết đấu tranh vụ kiện này đến cùng và cho rằng đã bị chính phủ tiền nhiệm ở Malaysia và Quỹ 1MDB “lừa dối”. Ông Roger Ng và ông Tim Leissner đã bị giới chức Mỹ cáo buộc âm mưu rửa tiền và hối lộ hàng tỷ USD lấy từ 1MDB. Ông Leissner đã nhận tội tại Mỹ, trong khi ông Roger Ng đã bị dẫn độ từ Malaysia về Mỹ hồi tháng 5. Ông này bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình.
1MDB là quỹ đầu tư do cựu Thủ tướng Rajak Najib sáng lập năm 2009 với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Ông Najib bị cáo buộc có liên quan tới việc để thất thoát hàng tỷ USD trong các giao dịch với nước ngoài thông qua 1MDB.
Do đó, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ưu tiên đối phó với nạn tham nhũng và quyết tâm thu hồi khoản tiền thất thoát từ quỹ 1MDB. Chính phủ Malaysia đã thành lập lực lượng đặc trách điều tra vụ bê bối nhằm truy tố những cá nhân sai phạm và thu hồi các tài sản liên quan, với sự hỗ trợ của nhà chức trách Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Canada và một số nước khác.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Trung Quốc không chấp nhận làm "Bãi rác quốc tế"
Những bãi rác nhỏ tại các khu xóm trong khu vực Đông Nam Á, cho đến các nhà máy rác tại Mỹ, Úc... đang lâm vào tình cảnh "khốn đốn", khi chính phủ Trung Quốc quyết định ngừng nhập rác thải nhựa. Số lượng rác đang chuyển sang Malaysia.
Chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc nhận rác thải nhựa đã đẩy dây chuyền tái chế rác thải toàn cầu lâm vào tình cảnh hỗn loạn.
Trung Quốc từng là nơi chứa rác thải nhiều nhất trên toàn thế giớ i
Hàng chục năm nay, Trung Quốc là nơi đón nhận tất cả các loại rác thải nhựa, rác tái chế từ khắp nơi trên thế giới rồi tái chế thành loại "nhựa hảo hạng", được các công ty sản xuất lớn nhỏ sử dụng lại.
Chính sách năm 2018 của Trung Quốc khiến các nước láng giềng "khốn đốn", các công ty tái chế rác Trung Quốc đang ào ạt chuyển số lượng rác thải khổng lồ sang các quốc gia láng giềng ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia. Đây là nơi có cộng đồng người bản xứ nói tiếng Hoa nhiều nhất Đông Nam Á, nên các tập đoàn Trung Quốc ưu tiên lựa chọn.
"Bãi rác thế giới" nay đã chuyển giao cho Malaysia
Các số liệu thống kê từ chính phủ Malaysia cho thấy 870,000 tấn nhựa thải đã nhập cảng vào năm 2018, gấp ba lần so với năm 2016.
Tại thành phố Enjarom, gần thủ đô Kuala Lumpur, các xí nghiệp tái chế nhựa thải chất thải đen ra kênh, ống khói đen nghịt trời từ ngày đến đêm.
Chính phủ Malaysia đã có những giải pháp nhằm xoa dịu nhân dân, họ đã đóng cửa nhiều nhà máy tái chế nhựa và thông báo việc ngưng cấp thêm giấy phép nhập cảng nhựa trên toàn quốc.
Ô nhiễm chất dẻo là sự tích tụ các sản phẩm nhựa trong môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người. Rác thải nhựa bao gồm các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, và nhiều thứ khác.
Ô nhiễm chất dẻo có thể ảnh hưởng không tốt đến đất đai, đường thủy và đại dương. Các sinh vật sống, đặc biệt là động vật biển, bị ảnh hưởng bởi sự vướng víu, ăn trực tiếp phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với hóa chất trong chất dẻo làm rối loạn các chức năng sinh học. Con người cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, chẳng hạn như thông qua sự gián đoạn trục hoocmon tuyến giáp hoặc mức hoocmon.
Giải pháp duy nhất cho vấn đề ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới chính là "Sản xuất ít, tái chế nhiều".
Theo baophapluat/CNN
Công tác cứu hộ thảm họa sóng thần ở Indonesia gặp nhiều khó khăn Ngày 23/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã yêu cầu tất cả các cơ quan hữu quan tại quốc gia này phản ứng khẩn cấp để ứng phó với thảm họa sóng thần quanh eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java. Nhân viên cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân vụ sóng thần ở Carita, Indonesia ngày 23/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN Chia...