Hoãn nhận 6 học bổng đại học Mỹ để đi làm tình nguyện
Trần Thị Thùy Dương, 20 tuổi, nguyên học sinh trường THPT chuyên Hà Tĩnh, được 6 trường đại học Mỹ cấp học bổng toàn phần, nhưng cô xin hoãn một năm để sang khu ổ chuột và những vùng khốn khó nhất ở Philippines và Thái Lan làm tình nguyện.
Gặp Thùy Dương sau hành trình tình nguyện đáng nhớ, cô tâm sự: Tôi thi vào cấp 3 tổng điểm đứng thứ 4, các bạn tôi hồi đó ai cũng mong ước vào đội tuyển quốc gia môn tiếng Anh nhưng tôi thì chưa từng nghĩ vậy.
Tôi chọn hướng đi khác, tự trau dồi tiếng Anh và kỹ năng mềm để đi du học. Tôi thích tham gia hoạt động ngoại khóa và gặp gỡ các bạn tình nguyện viên quốc tế. Năm lớp 10 tôi tập trung học chứng chỉ IELTS. Lên lớp 11 tôi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng.
Thùy Dương (ở giữa) đang dạy tiếng Anh cho các bạn trẻ ở Indonesia
Vì Sao Dương lại chọn con đường khác với các bạn?
Tôi luôn tự vạch ra mọi kế hoạch của mình. Bố mẹ tôi tôn trọng điều đó. Bố mẹ ủng hộ vì hiểu rất rõ tính cách và sức lực của tôi còn tôi thì luôn tin rằng thành công là kết quả tất yếu cho ai kiên trì. Tôi biết rõ điều mình muốn và tôi làm việc rất cẩn thận, tôi tin mình làm được. Nhưng tôi đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn.
Hồi bắt đầu học IELTS, tôi kém phần nghe và nói lắm, nên đêm nào học bài trên lớp xong tôi cũng ngồi học thêm phần nghe tận 2h sáng. Xung quanh nhà tôi có nhà mổ lợn nên khá ồn ào, tôi phải đợi họ mổ lợn xong mới bật đài nghe.
Tôi chai mặt đến các buổi thi thử IELTS miễn phí. Nhà tôi không có anh em họ hàng ở Hà Nội nên mỗi lần ra đi thi tôi phải đi một mình. Có lần sáng 4h xe đến nơi, mẹ xin một nhà người quen cho ở nhờ một ngày, xe buýt thả tôi xuống chỗ cách nhà đó 1 km. Tôi phải đi bộ giữa đường vắng.
Và Dương đã được đền đáp xứng đáng cho những ngày mệt mài học và ra Hà Nội đi thi?
Đến lớp 11 thì cuối cùng tôi cũng được học bổng sang Canada, học bổng toàn phần 80.000 USD cho 2 năm học dự bị tại trường Pearson (Canada). Ở Canada tôi cũng tham gia làm việc với một số tổ chức phi chính phủ, kết quả học tập tốt nên xin học bổng sang Mỹ dễ hơn. Kết quả tôi được 6 trường Đại học của Mỹ nhận.
Vì sao được 6 trường ở Mỹ nhận mà Dương lại tự “hành xác” bằng cách đi tình nguyện ở các khu ổ chuột và vùng khó khăn ở Philippines, Thái Lan?
Khoảng 3 tháng trước lúc khóa học ở Canada kết thúc trường tôi có một buổi nói chuyện với cựu học sinh. Tôi nghe họ kể chuyện một hồi thì say mê luôn. Đó là những câu chuyện về đi tình nguyện ở các nước nghèo. Có một anh đi tình nguyện ở châu Phi về, kể khổ lắm nhưng rất vui.
Video đang HOT
Tôi chưa khi nào sống khổ nên tôi nghĩ mình cũng phải đi để trải nghiệm và giúp đỡ những người khổ hơn mình. Nhưng khi tôi nói ý tưởng này ra thì bố mẹ phản đối dữ dội. Tôi nghĩ muốn bố cho phép thì phải lên một kế hoạch chi tiết.
Tôi xin các anh chị cựu học sinh địa chỉ liên lạc của mấy tổ chức họ làm. Trước lúc nghỉ hè tôi đã kịp xin vào các tổ chức làm việc. Sau khi trình bày đầy đủ kế hoạch và những công việc sẽ làm tình nguyện, bố mẹ tôi đã đồng ý.
Dương đã có những thời gian trải nghiệm trong công việc tình nguyện như thế nào?
Tôi đến Philippines khi nước này vừa trải qua một cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp. Tôi đến đó giúp dọn dẹp rác thải và tạo ra máy lọc nước giúp người dân. Sau đó về nước được một ngày tôi bay sang Indonesia cho dự án tình nguyện tiếp theo.
Chưa bao giờ tôi sống trong điều kiện cực khổ như ở Indonesia. Tôi sống ở một làng trên núi, mới 4 giờ chiều muỗi đã bay như trấu, vơ một tay được cả nắm, bôi thuốc xịt muỗi xong muỗi vẫn cắn như thường.
Cả đoàn 25 người sống trong ngôi nhà nhỏ (được coi là đẹp nhất làng). Nhưng tối ngủ mưa dột, trong nhà không có đồ đạc gì cả. Chúng tôi đào, xây giếng nước sạch cho người dân, phát sách về kỹ năng sống cho bố mẹ để dạy con.
Trong 3 tuần, xây 3 cái giếng, dân làng quý chúng tôi lắm, lần đầu tiên họ có nước sạch dùng. Sau 3 tuần ở Indonesia tôi về Hà Nội một ngày rồi sang Thái Lan làm tình nguyện ở khu ổ chuột Bangkok.
Khu ổ chuột lắm tệ nạn xã hội và người có HIV rất nguy hiểm với một cô gái Việt Nam như Thùy Dương. Tại sao Dương lại tình nguyện đến đó?
Khu ổ chuột nghèo nàn và nhiều tệ nạn xã hội nhưng tôi vẫn đến vì nơi đây cần có sự giúp đỡ. Học sinh ở đây hầu hết là trẻ em đường phố, mồ côi. Mỗi ngày một em được cấp 20 bạt (bằng 14 nghìn đồng Việt Nam).
Tôi dạy tiếng Anh cho các em. Nhiều em thông minh lắm. Các em rất quý tôi, gọi tôi là chị Suny. Tôi đã bị lây chấy rận từ các em. Các em bị chấy, trứng chấy trắng toát đầu, tôi lên lớp thường phải bắt chấy cho học sinh.
Học sinh có những đứa bị HIV thương lắm. Có những đứa mẹ đang làm ở khu đèn đỏ. Có những em 13- 14 tuổi đã vào khu đèn đỏ, họ coi đó là một nghề. Tôi vào khu đèn đỏ phát bao cao su cho họ.
Chúng tôi xây lều bạt cho những người ở khu ổ chuột. Có lần tôi đang ngủ, một người chị gõ cửa bảo đi với chị, đến nơi thấy em gái chị tự tử trong khu ổ chuột. Tôi đã vượt qua nỗi sợ hãi để đến với những người cần giúp đỡ.
Những chuyến đi tình nguyện đã giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều. Tôi nhận ra lối đi ngay dưới chân mình, tự tìm đường đi cho mình chứ đừng đi theo những lối mòn có sẵn chỉ vì nhiều người đi trên đó.
Cảm ơn Thùy Dương!
Trần Thị Thùy Dương được 6 trường đại học Mỹ cấp học bổng toàn phần gồm: College, Bates College, School of Art and Design of Chicago – Class of 2017, University of Michigan, NYU, University of Florida.
Theo Phùng Nguyên
Tiền phong
"Xóm trọ đầu trọc" ổ chuột có giá...đắt như khách sạn
Đã nhiều năm nay, hàng nghìn bệnh nhân bị ung thư từ khắp nơi đổ về TP.HCM đã quá quen với cảnh sống chen chúc trong những khu nhà trọ xập xệ, không khác gì ổ chuột nhưng lại có giá ngang ngửa với những khách sạn.
Xóm ổ chuột có giá khách sạn
Khu nhà trọ trong hẻm số 5, đường Nơ Trang Long, P.14, Q. Bình Thạnh ngoằn nghèo, hun hút. Nếu như không nhìn thấy những chữ "cho thuê phòng trọ" treo ngay lối vào thì khó lòng mà nhận ra rằng đằng sau những tiệm cắt tóc, quán ăn, cửa hàng bán thuốc tây ấy... lại có vô số nhà trọ cho bệnh nhân thuê.
Đa phần người đến thuê là phụ nữ và trẻ em bị mắc bệnh ung thư đầu trọc lóc đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu. Bởi vậy mà khi có người thân tìm thăm, các bác xe ôm hay những cô hàng nước thường nói: "Tìm xóm trọ đầu trọc phải không?".
Dừng chân tại một quán cắt tóc tại cuối con hẻm này và ngỏ ý muốn thuê phòng trọ để tiện chữa bệnh cho mẹ, chúng tôi được chị chủ quán nói ngay: "Ở đây hết ghế bố rồi nha, chỉ còn phòng VIP thôi. Em thuê chị lấy giá hữu nghị cho".
Căn phòng VIP mà chị chủ quán "lăng xê" ban đầu là phòng riêng, sạch sẽ, có giường đệm và tivi. Nhưng đến khi vào trong chúng tôi mới tá hỏa vì căn phòng rộng chưa đầy 10m2, chỉ có độc một chiếc tivi màu nhỏ và đủ kê một chiếc giường đơn với một chiếc đệm cũ mốc cũ meo. Xung quanh phòng là những ván gỗ mỏng được lắp ghép sơ sài. Trong khi đó, mùi thức ăn, mùi người, mùi nhà vệ sinh quyện vào nhau trong thời tiết oi bức của mùa hè lúc nào cũng chực xộc vào mũi. Thấy vậy chị chủ quán cười nói: "Ở mấy bữa rồi quen thôi. Có người ở cả năm trời chẳng sao đâu".
"Giá hữu nghị" ở đây lên đến 180.000 đồng/ngày. Nếu thuê theo tháng, giá được chủ trọ giảm xuống chỉ còn khoảng 2,5 - 3 triệu/tháng. Có tổng cộng 5 phòng VIP và một phòng tập thể gồm 10 chiếc ghế bố kê sát nhau. Mọi sinh hoạt chung như tắm giặt, vệ sinh đều chỉ gói gọn trong một công trình phụ duy nhất ở cuối dãy.
Lấy lý do còn hơn một tuần nữa mẹ mới xuống Sài Gòn chữa bệnh, chúng tôi tới một nhà trọ khác ở đầu hẻm. Chưa kịp hỏi han, vài người đàn ông đã bám theo, kéo tay chúng tôi vào một quán internet với mục đích cho thuê phòng. Người đàn ông xưng tên Tú chỉ vào bên trong quán cho biết, vẫn còn 1 phòng VIP, 1 phòng bình dân trống và 1 phòng tập thể trên lầu.
Dù có giá cắt cổ nhưng nhiều người vẫn chấp nhận vì nhà trọ gần bệnh viện, tiện đi lại
Phòng VIP ở đây có kết cấu khá giống với nhà trọ trước. Phòng bình dân thì có chừng chục chiếc ghế bố với la liệt người bệnh nằm chen chúc nhau. Riêng phòng tập thể trên lầu không có giường cũng như ghế bố, bệnh nhân phải trải chiếu nằm trong căn phòng rộng chừng 15m2 nhưng có đến hơn 10 người tá túc.
Nằm ghế bố có giá 40.000 đồng/ngày, nằm chiếu giá rẻ hơn với 30.000 đồng/ngày. Còn giá phòng VIP từ 180.000 - 200.000 đồng/ngày. Riêng nghỉ trưa, giá chỉ có 80.000 đồng. Khi PV thắc mắc giá thuê ở đây đắt như ở khách sạn, anh Tú liền cáu gắt nói: "Thế thì ra khách sạn mà ở... Muốn tiện lợi, gần bệnh viện mà còn chê. Có ối người đang cuống cuồng đi tìm nhà trọ gần bệnh viện mà không có đấy".
Chốn dung thân cuối đời
Theo ghi nhận của PV, ngoài những con hẻm trên đường Nơ Trang Long còn có hàng trăm nhà trọ lớn nhỏ cho bệnh nhân thuê ở gần bệnh viện Ung Bướu trên đường Trần Văn Kỷ, Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu... Hầu hết, các nhà trọ được xây dựng rất tạm bợ, xập xệ và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Có những dãy nhà gần khu đổ rác, ẩm ướt, bốc mùi hôi thối. Các phòng là những ván gỗ ép lỏng lẻo, chăn màn cáu bẩn, được dùng không biết bao nhiêu lượt người. Thế nhưng, trái ngược với chất lượng ổ chuột đây, các chủ nhà trọ thi nhau hét giá đắt ngang với những khách sạn.
Nhiều người không chịu được giá tại các khu nhà trọ đành lấy bệnh viện làm nhà, hành lang làm giường trong những ngày mưa gió
Bởi vậy mà có người không chịu được "nhiệt" đã phải âm thầm chịu cảnh lấy bệnh viện làm nhà, hành lang bệnh viện làm giường trong những ngày mưa nắng. Cô Nguyễn Thị Là, 51 tuổi, ngụ tại An Giang cho hay, cô bị ung thư vú và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu đã 2 năm nay. Song do bệnh viện quá đông người nên cô không được nằm trong danh sách được điều trị nội trú. Hai vợ chồng cô Là đành bàn nhau đi thuê nhà trọ ở bên ngoài. Thuê được 3 hôm thì hai vợ chồng đành chạy vào bệnh viện nương náu.
"Ở đấy mắc quá, không chịu nổi nên tôi mới phải ra đây. 2 năm nay tôi cùng chồng cứ vạ vật ở khắp các hành lang bệnh viện. Ngày nắng thì còn đỡ, chứ ngày mưa khổ sở lắm. Đang đêm nằm mà mưa hắt vào người phải nhỏm dậy lấy chiếu che mưa. Có hôm mưa to quá, tràn vào hết hành lang, chúng tôi đành co ro trên những chiếc ghế ngồi chờ trong bệnh viện", cô Là chua xót nói.
Không được may mắn như cô Là, nhiều người phải tìm đến những nhà trọ này vì ngay cả những hành lang cũng không còn chỗ cho họ. Anh Tình kể, cha anh bị ung thư phổi nên phải thường xuyên đến bệnh viện chữa bệnh. Với số tiền ít ỏi, anh không dám thuê phòng VIP mà chỉ thuê ghế bố với giá 40.000 đồng cho 2 bố con và nằm chung phòng với hơn 10 người nữa. Phòng nhỏ, không có cửa sổ nên rất bí bách, nhiều lần anh Tình định chuyển nơi ở cho cha nhưng cuối cùng đành căn răng chịu đựng chỉ vì ở gần bệnh viện, tiện đường đi lại.
Đắng lòng hơn là có những bệnh nhân coi đây là chốn dung thân cuối cuộc đời của mình. Anh Tâm đang cùng cậu con trai 6 tuổi trọ tại đây chia sẻ, mới tháng trước một cặp ông bố trẻ và đứa con gái bị ung thư máu vẫn còn ở cùng phòng trọ. Vậy mà nay, cháu bé đã vĩnh viễn lìa xa cõi đời này.
Thế nên các ông bố, bà mẹ có chung hoàn cảnh thường sống trong nỗi phập phồng, lo sợ rằng không biết khi nào thì con mình sẽ ra đi. Bởi những căn bệnh ung thư quái ác đó có thể cướp đi sinh mạng của một người bất cứ lúc nào. Cũng vì vậy mà người đến trọ cũng rất đông, người mất đi cũng nhiều. Chỗ cũ chưa nguội hơi đã có người mới lấp vào.
Theo Thúy Ngà (Infonet)
Cô dâu trẻ bị hôn phu giết trước ngày cưới Chuyện tình buồn chưa mặc áo cưới đã mang tiếng một đời chồng vợ. Chưa làm đám cưới đã chuẩn bị ly hôn. Chưa kịp hạnh phúc đã người về thế giới bên kia, kẻ trả giá cuộc đời sau song sắt nhà tù. Chân dung thủ phạm sát hại vợ vì ghen tuông 1. Vụ án xảy ra vào khoảng 10h ngày...