Hoan nghênh Trung Quốc tham gia CPTPP, Australia đang “chìa cành ô liu”
Truyền thông Australia tối 23/11 đưa tin, Chính phủ nước này hoan nghênh Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP).
Trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang căng thẳng trong nhiều vấn đề, việc bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc gia nhập CPTPP là động thái cho thấy Australia đang “chìa cành ô liu” cho Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham (phải) hoan nghênh các quốc gia khác trong đó có Trung Quốc tham gia CPTPP. Nguồn: Alex Ellinghausen
Báo điện tử The Australian Financial Review tối nay cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo này, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho hay, Australia hoanh nghênh một số quốc gia trên thế giới tham gia CPTPP.
Bộ trưởng Simon Birmingham khẳng định, “CPTPP là một diễn đàn mở, là nơi các thành viên mới sẽ được tham gia khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cao của hiệp định và nhận được sự đồng thuận của các thành viên khác”.
Mặc dù Bộ trưởng Simon Birmingham không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc song tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nghị sỹ Ted O’Brien, người đang chủ trì một ủy ban điều tra của Quốc hội Australia về việc mở rộng thành viên của hiệp định này cho biết, “các quốc gia muốn tham gia hiệp định này nên tương tác với tất cả các thành viên của CPTPP trước khi đưa ra yêu cầu chính thức”.
Nghị sỹ Ted O’Brien khẳng định, “Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham rất hoan nghênh người đồng cấp Trung Quốc gọi điện thoại để thảo luận về ý tưởng này”.
Video đang HOT
Tiến sỹ Shiro Armstrong, Giám đốc điều hành trung tâm Nghiên cứu kinh tế Đông Á thuộc trường Đại học Quốc gia Australia nhận định, Australia nên ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên của CPTPP tuy vậy quá trình này sẽ diễn ra trong một thời gian dài bởi Trung Quốc cần nhiều thời gian để thay đổi chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như chính sách thương mại điện tử cho phù hợp với tiêu chuẩn được nêu trong CPTPP.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang căng thẳng trong nhiều vấn đề, việc Australia ủng hộ Trung Quốc tham gia CPTPP là một hành động thiện chí, thể hiện nỗ lực của Australia muốn hạ nhiệt mối quan hệ.
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc đang xem xét về việc tham gia CPTPP như một phần của việc hiện thực hóa khu vực thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng để ngỏ khả năng ủng hộ Trung Quốc tham gia CPTPP khi tuyên bố “Nhật Bản mong muốn xây dựng Châu Á-Thái Bình Dương thành khu vực thương mại tự do thông qua việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) cũng như việc thực hiện và mở rộng thành viên của CPTPP với tư cách là chủ tịch vào năm tới”.
Mặc dù vào lúc này vẫn chưa rõ việc Australia thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc gia nhập CPTPP có đủ để khiến Trung Quốc nguôi ngoai hay không song trong bối cảnh Trung Quốc đang cần thêm các bạn hàng mới thì việc tham gia Hiệp định thương mại tự do khu vực là một sự lựa chọn không tồi./.
Australia kiên quyết không thay đổi chỉ trích nhắm vào Trung Quốc
Bộ trưởng Canada cho biết Canberra đã tiếp cận Trung Quốc ở mọi góc độ trong nỗ lực cải thiện quan hệ, nhưng sẽ không thay đổi những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình mới đây, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham nhấn mạnh "là viển vông khi cho rằng Canberra không tìm kiếm và thử mọi con đường có thể để đối thoại với Bắc Kinh".
"Tôi và các bộ trưởng sẵn sàng nhận điện thoại, đối thoại, có các cuộc gặp với những người đồng cấp. Chúng tôi đã thể hiện rất rõ ràng rằng chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Nhưng mọi chuyện phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng như liệu họ có sẵn sàng nói chuyện hay không", ông khẳng định.
Tuyên bố này được ông Birmingham đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 17/11 cung cấp một danh sách các vấn đề chính trị mà ông cho là nguyên nhân dẫn tới rạn nứt quan hệ giữa hai nước trong năm nay.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham. (Ảnh: SCMP)
Trong số đó có việc Australia chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, Tân Cương và kêu gọi quốc tế đánh giá độc lập về nguồn gốc COVID-19.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông Triệu cũng đề cập tới việc Canberra cấm các công ty Trung Quốc tham gia vào xây dựng mạng 5G và cáo buộc Canada can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước này.
Nhưng ông Birmingham nhấn mạnh Australia sẽ không thay đổi quan điểm trong các vấn đề này.
"Tôi muốn nói rằng quan điểm của Australia về các vấn đề đó sẽ không thay đổi", Ngoại trưởng Australia cho hay.
Ông nói thêm rằng quan điểm này được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua dù nó đôi khi là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Australia-Trung Quốc cũng như quan hệ với các nước khác.
Hôm 17/11, Thủ tướng Scott Morrison ký kết một hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản. Hiệp ước nhằm gia tăng hợp tác quân sự nhiều hơn giữa hai nước ở Biển Đông - vùng biển mà Trung Quốc đang muốn mở rộng ảnh hưởng.
Trong tuyên bố chung dường như nhắm vào Bắc Kinh, ông Morrison và người đồng cấp Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định không nên sử dụng thương mại như một công cụ gây áp lực chính trị.
Cuộc tranh chấp giữa Australia và Trung Quốc kéo dài nhiều tháng qua, bắt đầu từ việc Trung Quốc áp một loạt thuế và lệnh cấm vận với hàng hóa Australia, từ lúa mạch, thịt bò và bông, đến rượu, than và gỗ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia với sức mua 39% hàng xuất khẩu của Canberra.
Thương mại song phương giữa hai nước trị giá khoảng 171 tỷ USD. Các tranh chấp mới đây thêm một lần nữa cho thấy mức độ phụ thuộc của Australia vào Trung Quốc về thương mại hàng hóa.
Trung Quốc hối thúc Australia hành động trước để cải thiện quan hệ song phương Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia ngày càng căng thẳng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Australia ngày càng căng thẳng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Giới chức Trung Quốc đã hối thúc Canbera cần hành động trước để cải thiện mối quan hệ này. Ông Lý Thành Cương,...