Hoan nghênh thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria
Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong vấn đề Syria sau khi Mỹ và Nga ngày 14-9 đạt được thỏa thuận khung về việc tiêu hủy vũ khí hóa học của nước này.
Theo thỏa thuận trên, Syria phải cung cấp đầy đủ danh sách các kho vũ khí hóa học trong vòng 1 tuần, cho phép các thanh sát viên LHQ tiếp cận từ tháng 11-2013 và việc tiêu hủy vũ khí hóa học phải được hoàn tất vào giữa năm 2014.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hy vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho một giải pháp chính trị, tiến tới chấm dứt cuộc xung đột tại Syria. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, thỏa thuận này là “một bước tiến vững chắc và quan trọng hướng đến mục tiêu đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế và tiêu hủy chúng”. Ông Obama cũng cảnh báo Mỹ sẽ hành động nếu giải pháp ngoại giao thất bại.
LHQ cũng xác nhận Syria đã đáp ứng các quy định bắt buộc để gia nhập Tổ chức cấm vũ khí hóa học và sẽ trở thành thành viên của tổ chức này từ ngày 14-10 tới.
Theo ANTD
Video đang HOT
Giải giáp vũ khí hóa học Syria: Nhiệm vụ bất khả thi?
Đòi hỏi Syria trao nộp toàn bộ vũ khí hóa học giữa thời điểm nội chiến đang diễn ra nghiêm trọng ở nước này sẽ là một công việc vô cùng khó khăn cho các thanh sát viên.
Một chiến binh nổi dậy lắp rocket tự chế để phóng về phía quân đội Syria đóng tại sân bay quân sự Kwers thuộc thành phố Aleppo ngay 9/9. (Ảnh: Reuters)
Đó là khuyến cáo của các quan chức và chuyên gia Mỹ. Họ cũng khẳng định rằng việc phá hủy chúng có thể sẽ kéo dài nhiều năm.
Nga một đồng minh thân thiết nhất của Syria - hôm 9/9 đề xuất Damascus có thể tự cứu mình khỏi một cuộc tấn công quân sự của Mỹ bằng cách đặt các kho vũ khí của nước này vào tầm kiểm soát quốc tế.
Đề xuất mới đã được phía Syria đón nhận và được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hoan nghênh. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng đề nghị là một bước đột phá tiềm năng song phải được thực hiện mà không hoàn toàn tin tưởng vào nó.
Syria chưa từng ký một hiệp ước toàn cầu cấm cất trữ các vũ khí hóa học và được tin là có trong tay rất nhiều khí sarin, khí mù tạt và chất độc thần kinh VX. Việc sử dụng các vũ khí này bị cấm bởi hiệp ước năm 1925 và Syria đã tham gia hiệp ước này.
Việc kiểm kê số lượng vũ khí hóa học của Syria - được tin là được cất giữ ở hàng chục địa điểm khác nhau - sẽ vô cùng khó khăn vì sẽ phải bảo vệ các thanh sát viên khỏi bạo lực.
"Đây là một ý kiến hay nhưng khó thực hiện", một quan chức Mỹ giấu tên bình luận. "Bạn đang ở giữa một cuộc nội chiến tàn khốc nơi chính phủ Syria đang giết chết dân chúng của mình. Liệu có ai nghĩ họ sẽ bỗng nhiên dừng việc giết chóc lại để cho phép các thanh sát viên thu gom và phá hủy toàn bộ các vũ khí hóa học đó?", ông này cáo buộc và lập luận.
Theo Amy Smithson, một chuyên gia về vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học tại Trung tâm James Martin về Các nghiên cứu Ngăn chặn hạt nhân ở Washington, việc thiếu các dữ liệu kiểm kê vũ khí hóa học của Syria sẽ càng làm cho nhiệm vụ thanh sát thêm phức tạp. Bà viện dẫn những năm tháng diễn trò mèo-vờn-chuột giữa các thanh sát viên vũ khí Liên Hợp Quốc và Tổng thống Iraq Saddam Hussein ở Iraq như một ví dụ về những gì có thể xảy ra ở Syria.
"Người Iraq nói dối trắng trợn. Họ làm mọi thứ có thể để giấu nhẹm các chương trình vũ khí tối mật của mình. Libya cũng không trong sạch hoàn toàn khi từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ".
Theo Trung tâm Các nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ, Trung tâm Các nghiên cứu Khoa học của Syria là đơn vị giám sát các cơ sở vũ khí hóa học ở Dumayr, Khan Abou, Shamat, và Firaqlus.
Mustafa al-Sheikh, một thiếu tướng đào tẩu khỏi quân đội Syria, tiết lộ hồi mùa hè vừa qua rằng hầu hết các vũ khí hóa học của chính quyền Damascus đã được chuyển tới các khu vực người Alawite ở Latakia và gần bờ biển. Một số đầu đạn hóa học vẫn được cất giữ ở các căn cứ xung quanh thủ đô, ông cho biết.
Washington đã chứng kiến Syria di chuyển các vũ khí hóa học kể từ năm ngoái. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tuần trước nói rằng ông nghĩ các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang làm điều đó để đảm bảo an toàn cho các vũ khí. Tuy nhiên, động cơ của chính quyền Damascus là không rõ và giới chức Mỹ cho rằng thực tế đó càng làm phức tạp thêm việc nhận dạng các kho vũ khí.
"Mặc dù Assad kiểm soát các kho vũ khí hóa học, chúng đã được di chuyển theo thời gian", một quan chức Mỹ giấu tên bình luận. "An ninh và việc di chuyển những vũ khí ấy trong bối cảnh hết sức biến động trên chiến địa với các lực lượng nổi dậy có thể đặt ra nhiều thách thức".
Giới chuyên gia đánh giá sẽ phải mất nhiều tháng mới định vị và đảm bảo an toàn được các vũ khí hóa học của Syria và mất nhiều năm mới phá hủy được chúng - và luôn có khả năng một số còn sót lại.
Đối với Tổng thống Obama, người đang nỗ lực huy động sự ủng hộ của dân chúng Mỹ cho một hành động quân sự chống Syria, một thỏa thuận tại Liên Hợp Quốc có thể giúp ông tránh được một thất bại thảm hại tiềm tàng tại Quốc hội.
Nhưng ngay cả khi ông miêu tả đề nghị của Nga là lạc quan tiềm năng thì trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC, ông chủ Nhà Trắng vẫn thừa nhận: "Tôi nghĩ trước hết bạn sẽ phải thực hiện mà không thể đặt trọn niềm tin vào đó".
Theo VNN
Mỹ cung cấp thiết bị và vũ khí phòng hóa cho quân nổi dậy Syria Trong một động thái lạ và tương đối bất ngờ, Nhà trắng đã quyết định cung cấp các trang, thiết bị phòng hóa cho lực lượng đối lập ở Syria, bất kể là hiện nay nguy cơ xảy ra các vụ tấn công hóa học gần như đã không còn. Ngày 16-9, Nhà Trắng cho biết, họ đã cho phép cung cấp viện...