Hoãn mổ để đợi thẻ BHYT mới
Nhiều bệnh nhân điều trị nội trú đang lo lắng phải gánh khoản viện phí khổng lồ vì thẻ bảo hiểm y tế hết hạn
Gần một tuần qua, anh Phùng Văn Hải (quê Thái Bình) tất tả ngược xuôi lo thủ tục cho người thân đang điều trị tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai – Hà Nội.
Cha anh Hải mới nhập viện điều trị cách đây ít ngày vì phổi bị tắc nghẽn mãn tính.
Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của ông thuộc diện tự nguyện nên sau ngày 31/12 sẽ không còn giá trị.
‘Ông cụ đổ bệnh bất ngờ, thẻ BHYT chưa kịp mua trong khi bác sĩ nói ông sẽ phải điều trị 1 – 2 tuần nữa.
Tuần tới mà vẫn chưa nhận được thẻ BHYT mới thì không biết chạy đâu cho đủ tiền thanh toán viện phí’ – anh Hải lo lắng.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân lo lắng vì chưa nhận được thẻ BHYT mới
Chị Phạm Hồng Minh, đang chạy thận nhân tạo tại BV Bạch Mai, cho biết: ‘Từ 1-2 tháng trước, những bệnh nhân thuộc diện tự nguyện mua thẻ BHYT đã nhắc nhở nhau đổi thẻ.
Đến thời điểm này, phần lớn những người mắc các bệnh mãn tính như chúng tôi đều đã có thẻ BHYT mới’.
Tại Bệnh viện K Trung ương, bệnh nhân Đỗ Thị Hợi (56 tuổi, quê Thái Nguyên) được chẩn đoán bị u tuyến giáp có chỉ định mổ nhưng đã xin hoãn để chờ cấp thẻ BHYT mới.
Bà Hợi cho biết gia đình thuộc diện cận nghèo, nếu không có thẻ BHYT thì không dám đi chữa bệnh, nhất là trong thời điểm giá dịch vụ y tế tăng cao.
Theo bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch (Viện Tim mạch quốc gia):
‘Trường hợp có chỉ định mổ trong khi thẻ BHYT lại sắp hết hạn mà bệnh nhân không có khả năng thanh toán, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp bệnh không tới mức nguy cấp, chúng tôi có thể hoãn mổ cho đến khi bệnh nhân nhận được thẻ BHYT mới’.
Theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam:
‘Cơ quan bảo hiểm đã có thông báo tới giám định viên BHYT của các cơ sở y tế về việc thẻ hết hạn mà người bệnh vẫn đang trong quá trình điều trị.
Những trường hợp hưu trí, người nghèo, đối tượng chính sách, hành chính sự nghiệp… sẽ tiếp tục được hưởng chế độ BHYT cho tới hết đợt điều trị.
Những trường hợp mua thẻ BHYT tự nguyện theo hộ gia đình chưa mua thẻ mới hoặc không xuất trình được giấy xác nhận do BHXH quận, huyện, phường cấp thì sẽ không được bảo hiểm thanh toán chi phí điều trị.
BHXH Việt Nam đã đề nghị các địa phương đẩy nhanh việc cấp đổi thẻ BHYT để người dân dù thuộc diện nào nếu chẳng may có bệnh thì quyền lợi cũng sẽ không bị ảnh hưởng vì thẻ hết hạn’.
Theo Tinngan
"Cậy" sức khoẻ, nhiều sinh viên chê thẻ BHYT
Tuổi trẻ đúng thực "bẻ gãy sừng trâu" nhưng không ốm thì thôi, chứ nếu phải đi viện thì còn tốn kém hơn các tuổi khác rất nhiều. Và chỉ đến lúc này, người trong cuộc mới thấm thía giá trị của thẻ bảo hiểm y tế.
Tuổi trẻ đúng thực "bẻ gãy sừng trâu" nhưng...
"Ăn khoẻ, ngủ tốt, thể thao đều... nhưng chỉ sau lần lên cơn sốt, mệt lả đến mức bạn bè phải đưa vào viện Bạch Mai, N.V.C (SV ĐH KHXHNV Hà Nội) mới biết mình bị suy thận độ 3 và phải vào lọc thận tuần 3 buổi với chi phí lên tới 7,5 triệu đồng/tháng. Lúc này, gia đình mới cuống cuồng vừa lo tiền chữa trị cho con, vừa lo đăng kí thẻ BHYT tại trường. Lúc này, gia đình em mới thấy khoản tiền 300.000 mua thẻ, có thể rất lớn đối với gia đình khó khăn nhưng giờ chẳng có ý nghĩa gì...", một bác sĩ khoa Thận, tiết niệu chia sẻ với phóng viên Dân trí mới đây.
May mắn hơn là trường hợp một sinh viên năm thứ 3 bị uốn ván do bật móng chân trong khi đá bóng đã được miễn giảm tới 80% trong tổng chi phí hơn 100 triệu điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ. Trước ngày xuất viện, bệnh nhân này chia sẻ: "Chưa từng nghĩ có lúc mình lại trong tình trạng thập tử nhất sinh nên cũng không mặn mà BHYT. Nhưng đầu năm học vừa rồi, gia đình cho tiền bắt đóng vì có em hàng xóm đang khỏe khoắn, bỗng dưng phát hiện ung thư và phải điều trị vô cùng tốn kém trong thời gian chưa mua được BHYT".
Trên thực tế, có tới gần 30% những trường hợp như sinh viên N.V.C trong khi đây là nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Nguyên nhân là do "Bản thân học sinh, sinh viên không tự đóng góp tiền được mà là bố mẹ phải trả chi phí này. Số tiền này cũng tăng thêm gánh nặng về tài chính với các gia đình có con học đại học", ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) cho biết.
Một rào cản khác là mức đóng BHYT cho nhóm đối tượng này khá cao, khoảng 300 ngàn/năm. "Đây là mức giá khá cao với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trước kia, mức đóng nhóm đối tượng này ở khu vực thành thị cũng chỉ chừng 120 ngàn đồng/năm. Nay không có sự phân biệt mức đóng theo khu vực, giá tiền lại tăng, trong khi đây là nhóm ít có khả năng ốm đau nhất... khiến khá nhiều phụ huynh băn khoăn trong việc mua thẻ BHYT cho con", ông Sơn nói.
Do đó, để số sinh viên, học sinh tham gia BHYT không dừng lại ở con số 70%, Bộ Y tế và BHXH VN đang bàn việc xây dựng quy chế phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo. Ngoài ra, một đề xuất khác cũng đang được tính tới, đó là sửa đổi mức đóng theo phân vùng kinh tế xã hội. khu vực thành thị mức khác, nông thôn khác sẽ tháo gỡ khó khăn cơ bản cho phụ huynh
Theo dantri
Doanh nghiệp khó khăn, 4.100 lao động mất việc Ngày 26.12, Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 đã có 4.100 lao động mất việc do doanh nghiệp (DN) giải thể, thu hẹp sản xuất. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng, trong năm 2012, các ngành chức năng đã giải thể, xóa tên 203 DN ngừng hoạt động, thông báo đến 406 DN vi...