Hoàn Cầu: “Việt Nam lo ngại kho vũ khí Trung Quốc bố trí trái phép ở Hoàng Sa”
Do ngày càng không tin vào mưu đồ bành trướng của TQ ở Biển Đông như chứa kho vũ khí ở Hoàng Sa, Việt Nam gia tăng quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản…
Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quân đao Hoang Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đôt ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
Theo bài báo, gần đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng các hình ảnh liên quan đến công trình này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 9 tháng 10 cho biết, Trung Quốc xây dựng đường băng dài 2.000 m này trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là một hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Đầu năm nay, một doanh nghiệp Trung Quốc do Bắc Kinh chỉ huy đã hạ đặt (bất hợp pháp) một giàn khoan dầu khí ở vùng biển sát bờ biển Việt Nam (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam), tàu thuyền Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra va chạm (Trung Quốc dùng lực lượng tàu chiến, tàu cảnh sát biển, tàu dịch vụ, tàu cá vỏ sắt, máy bay quân sự… quần thảo uy hiếp, đe dọa, khủng bố lực lượng chấp pháp Việt Nam, không khác gì một chiến dịch xâm lược biển đảo của Việt Nam), ở Việt Nam cũng đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Sau đó, giàn khoan này đã buộc phải rút đi vào giữa tháng 7.
Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo bài báo, sự hiện diện của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm ( tên quốc tế là Woody Island) có thể làm trầm trọng hơn quan hệ căng thẳng giữa họ với các nước liên quan tranh chấp Biển Đông. Công trình quân sự của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm có thể thúc đẩy các nước như Việt Nam chuyển sang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ, dùng máy bay trên biển tiên tiến của họ để chống lại hành động của Trung Quốc.
Trợ lý nha nghiên cưu Colin Koch, Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Singapore cho rằng: “Đối với khả năng thực thi chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam sẽ không dễ dàng bỏ qua. Điều này se làm trâm trong hơn quan hệ ngoại giao căng thẳng”.
Theo bài báo, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố, Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm đã vi phạm luật pháp quốc tế, đã phá hoại quan hệ hai nước. Ông nói, hành động này đã vi phạm thỏa thuận đạt được giữa Việt-Trung về giải quyết tranh chấp biển và một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN ký kết vào năm 2002 (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông/DOC).
Video đang HOT
Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo Colin Koch, mùa hè năm nay, tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra va chạm liên quan đến giàn khoan dầu mỏ của Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc yếu kém về năng lực trinh sát trên không ở vùng biển này. Ngoài ra, Malaysia chủ động đề xuất Mỹ triển khai máy bay trinh sát P-8 Poseidon ở vùng biển này đã làm gia tăng mối lo ngại của Trung Quốc.
Ông nói, tiền tiêu đảo Phú Lâm sẽ trở thành một mạng lưới chỉ huy và kiểm soát quân sự.
Colin Koch cho rằng: “Đây không chỉ là vấn đề mở rộng đường băng, mà là cung cấp bảo vệ cho công sự dự trữ nhiên liệu và đạn dược dưới lòng đất và máy bay cỡ nhỏ như máy bay chiến đấu phản lực”.
Trung Quốc căn cứ vào cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” tuyên bố có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông (một yêu sách phi pháp, vô hiệu, bất chấp luật pháp quốc tế). Bản đồ này đã bao trùm lên phần lớn vùng biển phía nam đảo Hải Nam, đồng thời bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Chuyên gia an ninh Alexander L. Vuving cho rằng: “Trung Quốc đã truyền đi một thông điệp với toàn thế giới: Họ quyết tâm &’bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ’ (đã ăn cướp của Việt Nam bằng vũ lực). Những hành động này cho thấy, lập trường của Trung Quốc ngày càng cứng rắn”.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo cho Phó thủ tướng kiêm Bô trương Ngoai giao Việt Nam Pham Binh Minh, Mỹ se huy bo một phần cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đối với vấn đề này, Colin Koch cho rằng, trọng điểm mua sắm của Việt Nam sẽ là máy bay trinh sát P-3 Orion, loại máy bay này mặc dù không tiên tiến bằng máy bay trinh sát P-8 Poseidon, nhưng tính năng trội hơn máy bay trinh sát Trung Quốc.
Theo Colin Koch, các nước Việt Nam va Philippines lo ngại Trung Quốc tìm cách lập ra Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (một cách bất hợp pháp).
Alexander L. Vuving cho rằng, Trung Quốc đang đánh cược: Sợi dây gắn bó về ý thức hệ Trung-Việt và sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ làm cho Việt Nam tiếp tục “xoay quanh Trung Quốc”. Nhưng, sự thực lại là, các nhà lãnh đạo Việt Nam (bài báo cho là ngày càng không tin vào Trung Quốc – do các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông) đang tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.
Alexander L. Vuving nói: “Đây là vụ cá cược thất bại. Anh sẽ thấy được, sức mạnh của khu vực này sẽ được tổ chức lại”.
Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Theo Giáo Dục
Indonesia duyệt binh trên biển răn đe Trung Quốc?
Cuộc duyệt binh qui mô trên biển vừa qua của Indonesia được xem là động thái biểu dương sức mạnh trước sự đe dọa trên biển từ Trung Quốc.
Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, Quân đội Indonesia đã tổ chức một lễ duyệt binh với qui mô lớn chưa từng có nhân dịp kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội nước này. Điểm đáng chú ý trong lễ duyệt binh này là, Hải quân Indonesia phô trương hàng loạt tàu chiến mới, động thái trên được đánh giá là nhằm thể hiện sức mạnh của hải quân nước này trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng bất ổn.
Được biết buổi lễ duyệt binh trên cũng là cách để Quân đội Indonesia nói lời chia tay với Tổng thống Indonesia sắp mãn nhiệm là ông Susilo Bambang Yudhoyono, người vốn từng là một vị tướng bốn sao trong Quân đội Indonesia trước khi về hưu và trở thành Tổng thống Indonesia vào năm 2004. Ông Susilo Bambang Yudhoyono cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình cải cách và hiện đại hóa Quân đội Indonesia.
Một trong 4 tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Malaysia.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Yudhoyono đã tập trung vào các chương trình hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự đã lỗi thời của Indonesia, trong đó có thể kể tới nỗ lực không mệt mỏi của Indonesia trong chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa của nước này. Ngoài việc tự phát triển trong nước, Quân đội Indonesia còn mua lại các công nghệ quốc phòng từ các quốc gia khác.
Ngân sách quốc phòng của Indonesia đã tăng đáng kể trong các nhiệm kỳ mà ông Yudhoyono nắm quyền từ 1,7 tỷ USD trong năm 2005 lên gần 7,8 tỷ USD vào năm 2015. Đáng chú ý nhất là hàng loạt các hợp đồng mua sắm vũ khí mới như: tàu ngầm tấn công lớp Chang Bogo từ Hàn Quốc, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức, trực thăng tiến công Apache AH-64E của Mỹ và nhiều mẫu vũ khí khác đến từ khắp nơi trên thế giới.
Quân đội Indonesia cho biết, họ sẽ triển khai các trực thăng tiến công Apache tới các đảo nằm gần vùng biển giáp với biên giới Brunei, Malaysia và một phần khu vực giáp biển Đông. Động thái trên của Indonesia được xem là để đề phòng nguy cơ tiềm ẩn đến từ Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này ngày càng tỏ thái động hung hăn hơn trên các vùng biển có tranh chấp với các quốc gia láng giềng của mình.
Trực thăng tấn công AH-64E Apache cũng xuất hiện trong lễ diễu binh hôm 7/10, cùng với đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4, hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield và lựu pháo KH179 155mm.
Bên cạnh đó lực lượng Hải quân Indonesia cũng góp mặt với hàng loạt tàu chiến mới như tàu tuần tra ven biển PC-43, tàu tên lửa tàng hình KCR-40, KCR-60M và các tàu hộ vệ tên lửa lớp Bung Tomo.
Theo Kiến Thức
Tàu sân bay Nhật Bản chở F-35B sẽ thắng J-15 Trung Quốc trong không chiến Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản có 3 "thanh đao nhọn" là máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J, trực thăng vũ trang Apache, máy bay chiến đấu F-35B. Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013 Tờ "Nhật báo Hải Nam" Trung Quốc ngày 12 tháng 10 đưa tin, ngày 2 tháng...