Hoàn Cầu viết: Campuchia nói “Trung Quốc là đại ca ASEAN”
Bài viết cho thấy Campuchia có nhu cầu đối với đầu tư từ Trung Quốc, nên áp dụng lập trường có lợi cho họ, qua đây nhìn rõ thêm mối quan hệ TQ-Campuchia.
Phay Siphan – phát ngôn viên Chính phủ Campuchia
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 25 tháng 6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, trong vân đê Biên Đông, chinh phu Campuchia luôn có lập trường rõ ràng, cho rằng “nên thảo luận trong khuôn khổ Trung Quốc-ASEAN, không nên đưa ra các trường hợp (cơ chế) quốc tế và khu vực”.
Theo bài báo, người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan vào trung tuần tháng 6 đã thăm Trung Quốc và trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, ông ta nói thoải mái, cho rằng, Trung Quốc là “đại ca” của khu vực ASEAN, không muốn bất cứ ai gây rối sự phát triển của Trung Quốc, cũng không hy vọng thấy nước thứ ba bị kéo vào hoặc can thiệp vấn đề Biển Đông.
Theo báo Hoàn Cầu, cơ quan phát ngôn của ĐCS TQ, ông Phay Siphan còn tiến hành bác bỏ quan điểm của phương Tây cho rằng “Campuchia xem ra muốn bán mình cho Trung Quốc”, cho biết Campuchia là một quốc gia “ôn hòa”, bất kể người khác làm thế nào khiêu khích Campuchia thù địch với Trung Quốc thì Campuchia-Trung Quốc luôn là “bạn bè”.
Trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Phay Siphan nói: “Tôi đã đến thăm Trung Quốc 2 lần, nhưng đây là lần đầu tiên đến Bắc Kinh, khi tôi nhìn thấy Trường Thành, tôi vô cùng xúc động trước sự nỗ lực của cổ nhân Trung Quốc đối với hòa bình và an ninh quốc gia, nhân dân Trung Quốc luôn là người yêu chuộng hòa bình và ổn định”.
Theo Phay Siphan, so sánh Trường Thành của Trung Quốc và Angkor Wat của Campuchia, thì Angkor Wat mang nhiều yếu tố văn hóa hơn, trong khi Trường Thành ghi lại “quyết tâm kiên định yêu chuộng cuộc sống hòa bình” của người Trung Quốc.
Trung Quốc bán cho Campuchia 12 máy bay trực thăng Z-9
Video đang HOT
Phay Siphan nói, “Trung Quốc đã giành được độc lập và thống nhất. Bất kể người Trung Quốc đi đâu “đều mang theo hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế, chứ không phải bạo lực. Đồng thời, Trung Quốc cũng coi Campuchia là người bạn bình đẳng” – Chắc ông Phay Siphan hay tờ Hoàn Cầu cố tình viết mà quên hẳn vấn đề Biển Đông hiện nay, chưa đọc tin Trung Quốc đang làm thực dân, khủng bố, cướp biển ở Biển Đông.
Nói về viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia, ông Phay Siphan cho rằng, do giao thông không thuận lợi, trước đây từ Phnom Penh đến các tỉnh, thành xa xôi khác cần thời gian một tuần, nhưng hiện nay chỉ cần đi 4-5 giờ đồng hồ. Campuchia từng bị sông Mekong và sông Tonle Sap chia làm nhiều khu vực, hiện nay, Trung Quốc giúp xây dựng nhiều cầu, liên kết đất nước Campuchia. Đường ô tô do Trung Quốc làm đã giúp cho giao thông thông suốt giữa Campuchia với Thái Lan, Lào và Việt Nam, giúp Campuchia có được “vị thế bình đẳng” với những nước láng giềng này. “Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, lưu thông hàng hóa của chúng tôi”.
Còn đối với một số chỉ trích từ Mỹ cho rằng “Campuchia xem ra muốn bán mình cho Trung Quốc”, ông Phay Siphan nói điều này “không phải là sự thực”, rằng các nước phương Tây coi Trung Quốc là một quốc gia có tình hình nhân quyền rất xấu để gây sức ép, nhưng “Campuchia học được rất nhiều từ Trung Quốc”.
Hoàn Cầu Thời báo nói “Ông Phay Siphan khẳng định “chưa từng nghe Trung Quốc điều quân chiếm nước nào và chỉ nghe thấy Trung Quốc điều kỹ sư đến nước khác làm đường, bắc cầu. Có những tiếng nói bảo chất lượng công trình không tốt do công nhân Trung Quốc làm, nhưng tôi thấy họ sống ở trong rừng, bận rộn làm việc đến đổ máu đổ mồ hôi. Campuchia có một số nhà trung gian không tốt lấy tiền của họ, trong quan chức chính phủ có hiện tượng tiêu cực, Campuchia hiện rất quan tâm đến vấn đề này và toàn lực giúp doanh nghiệp Trung Quốc hoàn thành các dự án một cách thuận lợi, có tiêu chuẩn và uy tín cao”.
Trung Quốc là nước viện trợ rất lớn về kinh tế và quân sự cho Campuchia
Về nhà máy thủy điện cấp 2 do Trung Quốc xây dựng ở hạ lưu sông Sesan bị phê phán về vấn đề sinh thái, môi trường, di dân… ông Phay Siphan cho rằng: an ninh năng lượng đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển của Campuchia và cải thiện đời sống nhân dân Campuchia. Nhưng, Campuchia là thiên đường của các tổ chức phi chính phủ toàn cầu (NGO), có tới trên nghìn tổ chức NGO, trong đó một số muốn thông qua dự án đập lớn để phê phán chính phủ Campuchia và Trung Quốc. Có NGO lấy tiền của nước ngoài, không muốn để “Campuchia được lợi từ sự phát triển và giúp đỡ của Trung Quốc”, càng lo ngại Trung Quốc “tạo uy” ở Campuchia hoặc khu vực Đông Nam Á.
“Có rất nhiều phương án khác nhau có thể giúp cho thôn làng ở xung quanh nhà máy điện, nhưng thế lực bên ngoài đang gây khó khăn cho chúng tôi. Song, chính phủ Campuchia vẫn kiên trì. Chúng tôi đem người dân nông thôn vào rừng, chia sẻ đời sống của xã hội hiện đại, đồng thời đã tiến hành bồi thường rất tốt cho họ”.
Về biện pháp thúc đẩy tư nhân Trung Quốc đầu tư ở Campuchia, ông Phay Siphan cho rằng, chính phủ hai nước Campuchia-Trung Quốc có chính sách kiện toàn để bảo vệ đầu tư. Campuchia cần điện lực, cần hỗ trợ vốn, cần tiến hành xây dựng hạ tầng. Là thành viên cốt lõi của ASEAN, “rất nhiều chính sách của Campuchia khả thi với Trung Quốc”. Campuchia là “quốc gia ôn hòa”, “bất kể ai thúc đẩy Campuchia đối đầu với Trung Quốc như thế nào, Campuchia và Trung Quốc luôn là bạn”.
Khi được phóng viên Trung Quốc hỏi về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La 2014 vừa qua, ông Phay Siphan cho rằng: Campuchia kiên trì nguyên tắc của Hiến pháp – trung lập và không liên kết, tuân thủ và ủng hộ Hiến chương ASEAN, tôn trọng “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông”, khuyến khích Trung Quốc đối thoại với các nước liên quan, hy vọng tình hình dịu đi, đồng thời “lấy không khí hiểu biết lẫn nhau và phương thức hòa bình để giải quyết vấn đề”. “Campuchia cũng không hy vọng nhìn thấy nước thứ ba bị kéo vào hoặc can thiệp”.
Trung Quốc làm khủng bố ở Biển Đông, ra sức đâm tàu chấp pháp, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Về phát biểu của lãnh đạo Việt Nam, Hoàn Cầu Thời báo viết rằng “Ông Phay Siphan ca ngợi phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, đó là “chiến tranh không phải là một sự lựa chọn”, điều này cho thấy “Việt Nam rõ ràng muốn đối thoại với Trung Quốc”.
“ASEAN không muốn bài xích Việt Nam hoặc Philippines, nhưng quan điểm của chúng tôi là duy trì đối thoại. Mặc dù họ đưa tranh chấp ra tòa án, họ hoàn toàn không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi không muốn bất cứ cách làm nào cô lập Trung Quốc”. – Phay Siphan được Hoàn Cầu báo TQ trích dẫn.
Về quan hệ Trung Quốc-ASEAN, Phay Siphan cho rằng: “ASEAN có 600 triệu người, Trung Quốc có 1,4 tỷ người, cộng lại là 2 tỷ người. ASEAN cần Trung Quốc về kinh tế và an ninh. Trung Quốc giống như một đại ca của khu vực này. Chúng tôi không muốn để ai gây rối Trung Quốc, chúng ta cần chuyên tâm cho hòa bình và hợp tác”.
Về mục tiêu phát triển của Campuchia, Phay Siphan cho rằng, từ sau khi Campuchia gia nhập ASEAN, Campuchia từ bắc đến nam chỉ có một mục tiêu – Campuchia cần đường cao tốc, nguồn nhân lực và khả năng lưu thông, cần cùng nhau phát triển với 9 nước ASEAN khác. Kinh tế Campuchia vẫn tăng trưởng theo phương thức truyền thống. Campuchia cần khoa học công nghệ và vốn, phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Phóng viên Trung Quốc hỏi về việc Mỹ đưa ra báo cáo nhân quyền phê phán Campuchia, ông Phay Siphan trả lời: “Báo cáo của Mỹ đã xúc phạm đến Campuchia. Họ là NGO, không phải là cảnh sát thế giới hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Nói nhân quyền không thể tách rời văn hóa, ví dụ chúng tôi tôn trọng người già, trong khi phương Tây coi trọng hơn thế hệ trẻ. Văn hóa hoàn toàn khác nhau. Bất kể Campuchia giáo dục thế nào cho mọi người tôn trọng sự tôn nghiêm của con người, đã kết thúc nội chiến, Campuchia quý trọng sự ổn định”.
Theo ông Phay Siphan: “Có thể học được rất nhiều từ bài học ở Iraq, họ tiêu tiền và dùng bom để thúc đẩy cưỡng ép dân chủ và nhân quyền. Nhưng, phương Tây đã đạt được thành công gì? Dân chủ không phải là để người dân chia rẽ với chính phủ do mình lựa chọn. Nhân quyền cần dựa vào pháp chế để bảo vệ, chứ không phải là NGO hoặc một siêu cường nào. Điều mà Campuchia cần là luật sư, thẩm phán, cán bộ kiểm sát xứng đáng, tránh lạm dụng tư pháp”.
Có lẽ lời nói cuối cùng của ông Phan Siphan cũng áp dụng thích hợp cho vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần thẩm phán, cán bộ kiểm sát, luật sư… xứng đáng để phán quyết đúng sai ở Biển Đông. Trong thế giới văn minh này, khi kẻ mạnh đầy lòng tham thì không gì khác chúng ta phải có những sự can dự hoặc quan tòa.
Hiện chưa có xác minh chính thức về vấn đề đây thực sự có phải là những phát biểu của người phát ngôn chính phủ Campuchia tại Trung Quốc hay đây là chiêu trò mượn câu, chữ để lồng vào chủ ý của mình – thủ đoạn thường thấy trên báo chí Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Thủ tướng Lý Hiển Long cảnh báo Trung Quốc "sụp đổ" vì vũ lực
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định các vấn đề tranh chấp trên biển Đông cần phải được giải quyết bằng luật quốc tế, thay vì quan điểm "vũ lực là quyền lực" như của Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 26/3/2013
Đó là câu trả lời của ông Lý Hiển Long trước câu hỏi của báo giới hôm 24-6 về việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết biển Đông khiến các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á không khỏi bất bình. Tuyên bố nói trên của Thủ tướng Singapore được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế lên án vì những hành động hung hăng trên biển Đông sau khi ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh Singapore không liên quan tới vấn đề biển Đông nhưng luôn nhất quán ủng hộ hỗ lực của các quốc gia ASEAN nhằm đàm phán với Trung Quốc để đưa ra bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và giảm thiểu căng thẳng khu vực.
Thủ tướng Singapore cũng tỏ ra không đồng tình với khẳng định từ Bắc Kinh cho rằng có cơ sở lịch sử cho những tuyên bố của mình và những cơ sở đó có trước cả luật quốc tế.
"Tôi không phải luật sư nên tôi không bàn luận về tuyên bố gây tranh cãi đó. Nhưng từ quan điểm của một quốc gia tồn tại trong hệ thống quốc tế - nơi có những nước lớn và cả nước nhỏ, tôi cho rằng không thể dùng vũ lực để đòi quyền lợi. Cần phải giải quyết các tranh chấp bằng luật quốc tế" -Ông Lý nói trong chuyến thăm tới Washington.
Thủ tướng Singapore cũng cảnh báo Trung Quốc về bài học của các nước lớn từng theo đuổi con đường đi lên bằng vũ lực và hậu quả là sự sụp đổ. "Trung Quốc không nên đi theo vết xe đổ đó" - ông Lý nhấn mạnh.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 24-6 tuyên bố Manila đã nối lại kế hoạch kêu gọi tổ chức một cuộc họp giữa 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, để tiến tới một lập trường chung về cách thức đối phó với một Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này.
Theo Người Lao Động
Tập Cận Bình tự biến mình thành kẻ thù của toàn thế giới Đem vũ lực giết người chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên sáp nhập thành lãnh thổ Trung Quốc, xây dựng thành căn cứ quân sự - "những chiến hạm không thể đánh chìm" của hải, lục, không quân, khống chế cả vùng biển, vùng trời có tuyến đường...