Hoàn Cầu vạch 5 biện pháp “đoạt” Điếu Ngư/Senkaku
Hôm nay 21-3, Hoàn Cầu đã có bài xã luận của với tựa đề 5 biện pháp phi quân sự để Trung Quốc đối phó với những tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Ngày 20-3, báo chí Nhật Bản đưa tin chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ sẽ đề ra kế hoạch phòng ngự chung để đối phó với cuộc khủng hoảng trên đảo Điếu Ngư (Senkaku) trước mùa hè năm nay. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản, Mỹ đưa ra kế hoạch phòng ngự cụ thể nhằm vào “khu vực đặc biệt thuộc lãnh thổ Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Hoàn Cầu cho rằng, trước hàng loạt hành vi quân sự và phi quân sự cứng rắn của Nhật Bản xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku), chính phủ Trung Quốc ngoài hoạt động giám sát thông thường và sẵn sàng trực chiến chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự, có thể áp dụng 5 biện pháp phi quân sự dưới đây:
Một là ủng hộ người Hoa trên toàn thế giới triển khai phong trào bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku), yêu cầu chính quyền Đài Loan gánh vách chủ yếu trách nhiệm bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku). Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, về mặt phân định hành chính, đảo Điếu Ngư (Senkaku) trực thuộc sự quản lý của huyện Nghi Lan, Đài Loan, là hòn đảo của Đại lục nằm ở Đài Loan, là một bộ phận của tỉnh Đài Loan (Trung Quốc). Do mối quan hệ đặc biệt giữa Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản, nếu Đài Loan chủ động áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) (bao gồm biện pháp quân sự) thì Nhật Bản và Mỹ sẽ khó ra tay, chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược châu Á Thái Bình Dương của Mỹ – Nhật Bản thông qua việc bá chiếm đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Trung Quốc đại lục cần công khai trả lời vấn đề liên minh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) và thông qua một kênh phù hợp, ủng dộ dân chúng Đài Loan coi thái độ bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) và những hành động có hiệu quả của các chính đảng ở Đài Loan là một điều kiện quan trọng để tham gia tranh cử. Hoàn toàn có thể thông qua một kênh nhất định cam kết ủng hộ hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) tích cực của chính quyền Đài Loan, không để Đài Loan bị thiệt hai trong cuộc đấu tranh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật Bản. Cần ủng hộ người Hoa trên toàn thế giới đốc thúc chính quyền Đài Loan đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku), tạo làn sóng dư luận lớn trong lực lượng người Hoa trên toàn cầu, buộc chính quyền Đài Loan trở thành người có trách nhiệm đầu tiên trong vấn đề bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Thứ hai, Hoàn Cầu nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc trực tiếp hoặc thông qua kênh thứ ba, gây sức ép trong vấn đề Nhật Bản mong muốn trở thành thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hoàn Cầu cho rằng, trở thành ủy viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là mục tiêu “vĩ đại” mà các đảng phái và sự vụ ngoại giao Nhật Bản nỗ lực trong nhiều năm qua. Rõ ràng Nhật Bản cũng rất hiểu, lá phiếu của Trung Quốc sẽ quyết định việc Nhật Bản có thực hiện được giấc mơ này hay không. So với trọng trách lịch sử yêu cầu Nhật Bản giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) theo chủ trương của Trung Quốc thì việc lấy “con bài” ủng hộ Nhật Bản gia nhập ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để trao đổi vẫn khá “kinh tế”.
Vì việc Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không gây thiệt hại gì cho Trung Quốc, lợi ích của các nước thành viên thường trực khác vẫn được bảo toàn. Nếu Trung Quốc cần bỏ phiếu chống trong những vấn đề then chốt, kể cả phe Mỹ có thêm một phiếu của Nhật Bản, cũng không thể hình thành nên nghị quyết chung của Hội đồng bảo an. Hoàn Cầu đánh giá, đối với Nhật Bản – quốc gia một lòng muốn trở thành nước lớn có quyền quyết sách, lại có sức hấp dẫn lớn. Điều này thực tế là tạo cho Nhật Bản một cơ hội xuống nước có thể diện và là sự lựa chọn để cân nhắc thiệt hơn. Đối với quốc gia mà giữa các đảng phái đang tồn tại nhiều ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) như Nhật Bản thì đây là cơ hội để trong tương lai, các chính trị gia Nhật Bản có thể triển khai các cuộc đàm phán hòa bình trong vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) và vấn đề trên đảo Hoa Đông.
Video đang HOT
Thứ ba, Hoàn Cầu nhận định việc cắt giảm một cách phù hợp hoạt động trao đổi thương mại với Nhật Bản sẽ có lợi nhiều hơn hại. Hoàn toàn có thể lợi dụng việc Nhật Bản lệ thuộc lớn và các tài nguyên mang tính chiến lược quan trọng như đất hiếm và một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc để cắt giảm một cách có lựa chọn, phù hợp Đồng thời từng bước cắt giảm lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản, tìm thị trường ở nước thứ ba để thay thế. Điều này ảnh hưởng khá ít đến kinh tế Trung Quốc, trong khi lại ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nhật Bản.
Thứ tư, Hoàn cầu cho rằng, cần có sự bày tỏ thái độ xung quanh vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Nga, Hàn Quốc với Nhật Bản, gây sức ép với Nhật Bản. Theo các văn kiện quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Trung Quốc có thể trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba cảnh cáo Nhật Bản: Nếu Nhật Bản nhất quyết làm theo ý mình trong vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku), Trung Quốc sẽ ủng hộ lập trường của Nga, Hàn Quốc trong vấn đề quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima) và đảo Tokto ( Nhật Bản gọi là đảo Take-shima), gây sức ép cho Nhật Bản. Ví dụ, cho phép các công ty Đại lục tham gia vào hoạt động khai thác trên quần đảo Kuril (Chishima) do Nga tổ chức, khuyến khích công dân Trung Quốc tham quan, du lịch trên đảo Kuril (Chishima) Cử học giả Trung Quốc tham gia các hoạt động học thuật liên quan đến quần đảo Kuril (Chishima) hoặc đảo Tokto (Take-shima) do Nga, Hàn Quốc tổ chức…
Thứ năm, Hoàn Cầu vạch rõ cần tiếp tục thông qua các biện pháp, ủng hộ các nhân sĩ Nhật Bản có thiện cảm với Trung Quốc tích cực phát huy vai trò. Vài tháng trở lại đây, Trung Quốc đã làm được khá nhiều việc, hiện tại vẫn phải đẩy mạnh công tác. Các nhân sĩ, trí thức Nhật Bản đã nhận thấy được tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Thông qua họ làm công tác xã hội đối với Nhật Bản, ngăn cản và phân hóa thế lực khuynh hữu hiếu chiến, làm suy yếu khả năng cổ súy và phá hoại của họ.
Theo Dantri
Tên lửa Trung Quốc diệt máy bay Nga
FN-6 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không mang vác dùng đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ 3 HongYing-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 13/3 đưa tin lực lượng nổi dậy Syria đã sử dụng tên lửa vác vai FN-6 bắn cháy 2 chiếc trực thăng Mi-8/17 của quân chính phủ. Đây là các trực thăng do Liên Xô cũ và Nga sản xuất.
Báo Trung Quốc mô tả một đoạn hình ảnh do Quân đội Tự do Syria (FSA) tải lên mạng Internet cho thấy cho thấy hai máy bay trực thăng Mi-8/17 đã bị các tên lửa vác vai FN-6 của Trung Quốc bắn hạ.
Báo này cho biết không rõ làm thế nào mà lực lượng phiến quân Syria đã có được các tên lửa này, song Thời báo Hoàn cầu "đắc chí" rằng thành công của FN-6 có thể nâng hình ảnh tổng thể của các sản phẩm quốc phòng Trung Quốc.
Hình ảnh một chiếc Mi-8/17 bị bắn hạ do quân nổi dậy Syria đăng tải
Báo này cũng cho biết các tên lửa của Trung Quốc đã bắn hạ nhiều mục tiêu trong một vài cuộc xung đột khác, song tại Syria là thành công lần đầu tiên được ghi lại bằng video.
Trước đó, hôm 4/3, quân nổi dậy Syria cũng cho đăng tải hình ảnh một chiếc trực thăng vận Mi-8 của quân chính phủ bị bắn hạ bằng FN-6. Hình ảnh này sau đó thậm chí còn được kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc phát lại trên bản tin.
Một tay súng nổi dậy Syria tay cầm thiết bị phóng tên lửa FN-6 ăn mừng sau khi bắn hạ máy bay
FN-6 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không mang vác dùng đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ 3 HongYing-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc, do Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc phát triển (CNPMIEC).
Công ty này đã từ chối bình luận về thông tin tên lửa FN-6 bắn hạ trực thăng chính phủ Syria. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại buổi họp báo định kỳ rằng bà chưa biết về thông tin này.
Tên lửa vác vai FN-6 là loại tên lửa tầm nhiệt. FN-6 có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 6km và ở độ cao 3.500m. Tên lửa dài gần 1,5m với tổng trọng lượng là 16kg (không kể ống phóng là 10,77kg). Với khối lượng như vậy, FN-6 có tính cơ động cao và được sử dụng đa dạng trong nhiều điều kiện chiến trường.
Tên lửa HongYing-6 (phiên bản nội địa của FN-6) trang bị cho quân đội Trung Quốc
Ngoài việc chưa rõ nguồn gốc của FN-6 ở Syria, thì Trung Quốc đã xuất khẩu loại tên lửa này sang một số nước. Ngày 25/6/2009, truyền hình quốc gia Campuchia đã cho phát đi hình ảnh tên lửa FN-6 xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của quân đội nước này. Trước đó, những hình ảnh tên lửa FN-16, phiên bản sau của FN-6, được bố trí tại khu vực biên giới giáp với Thái Lan hồi năm 2008 cũng xuất hiện trên truyền hình Campuchia.
Các chuyên gia vũ khí cũng cho rằng Trung Quốc đã bán FN-6 cho Sudan khi loại vũ khí này xuất hiện trong lễ duyệt binh nhân dịp quốc khánh Sudan năm 2007. Trước đó, tháng 5/2004, Trung Quốc cũng chính thức chuyển giao công nghệ sản xuất FN-6 cho Malaysia.
Tháng 7/2009, Trung Quốc bán cho Peru một lô FN-6 trị giá 1,1 triệu USD. Quân đội Pakistan, một nước được coi là đồng minh của Trung Quốc, cũng được trang bị loại tên lửa tầm nhiệt vác vai này.
Theo soha
Tàu chiến Mỹ mô phỏng bắn hạ hàng loạt tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc Công ty Raytheon đã giới thiệu hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới nhất của mình. Trong phần mô tả tính năng có tình huống hệ thống này bắn hạ đồng loạt 8 tên lửa C-802 của Trung Quốc. Trong chuyên mục "Ảnh quân sự" của Thời báo Hoàn Cầu ngày 03/03 có chùm ảnh với chú thích: "Nhóm tên lửa...