Hoàn Cầu tự đắc: Đã đến lúc Trung-Mỹ cùng nhau “thống trị” thế giới
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 19/11 đăng tải bài phân tích về tình hình quốc tế “hậu APEC”: Liệu mô hình G2 có tái hiện? Trung Quốc và Mỹ có thể bắt tay “bảo vệ” thế giới hay không, và những nhân tố nào khiến cho hai cường quốc này xích lại gần nhau?
Khái niệm mô hình G2 được truyền thông phương Tây nêu lên tại 2 cuộc họp G20 trong năm 2009, sau đó lại được tiếp tục đề cập tới trong Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Copenhagen, để chỉ liên kết kinh tế Trung Quốc – Mỹ và cho rằng thế giới đã tiến sang thời đại “Trung – Mỹ cùng thống trị toàn cầu”.
Thời báo Hoàn Cầu phân tích, có ít nhất 3 nhân tố thúc đẩy Trung – Mỹ thu hẹp khoảng cách. Thứ nhất, nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ còn 2 năm nữa là “đi đến hồi kết”. Nếu như trước khi ông Obama rời khỏi Nhà Trắng, Trung Quốc và Mỹ hiện thực hóa được “sự gần gũi một cách thực chất trong lập trường của đôi bên”, thì tên tuổi của ông sẽ “đi vào sử sách” – Hoàn Cầu đánh giá.
Báo Trung Quốc dự đoán mô hình G2 “đã tái hiện”, rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ “tạo sức ảnh hưởng trên toàn thế giới”. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Thứ hai, tờ báo Trung Quốc nhận định việc Mỹ duy trì quan hệ tốt với nước này sẽ chỉ có lợi cho nội bộ nước Mỹ, bao gồm đảng Dân chủ và Cộng hòa. Hoàn Cầu chỉ ra, 2 vấn đề mà Trung Quốc đánh giá là vô cùng trọng yếu, gồm tăng trưởng kinh tế và vấn đề việc làm, chính là những lĩnh vực có thể kéo quan hệ Trung – Mỹ lại gần nhau hơn.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu cũng nhấn mạnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc nhở không dưới 1 lần, rằng 2 vấn đề trên chính là những đường hướng quan trọng được ưu tiên trong chính sách của ông. Nói cách khác, ông Tập đánh giá, việc đạt được thỏa thuận cụ thể trong các lĩnh vực mậu dịch và quy tắc đầu tư với Mỹ là điều vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc.
Nhân tố thứ ba ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Trung – Mỹ là vấn đề đấu tranh chống khủng bố và biến đổi khí hậu. Đây cũng là 2 vấn đề được đánh giá là “không biên giới”.
Ông Obama và ông Tập Cận Bình tản bộ bên trong Trung Nam Hải hôm 11/11, khi Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh tham dự hội nghị APEC.
Tờ Hoàn Cầu “tự tin” đưa ra nhận định, nếu không có sự tham dự của Trung Quốc và Mỹ thì không thể giải quyết được những vấn đề mang tính quốc tế. Theo đó, việc Trung – Mỹ “bắt tay hành động” có thể tạo ra sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Trong cuộc gặp 2 ngày, mặc dù ông Obama và Tập Cận Bình đã đi đến nhận thức chung rằng Trung – Mỹ cần phải tăng cường hợp tác nhằm duy trì hòa bình ổn định và ứng phó thiên tai, qua đó thể hiện quan hệ “tốt đẹp”, nhưng vấn đề tranh chấp tầm ảnh hưởng tại Châu Á – Thái Bình Dương giữa 2 quốc gia này là điều không thể phủ nhận – Hoàn Cầu cho hay.
Ông Tập đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong lĩnh vực an ninh, đó là “sự vụ của Châu Á phải do người Châu Á giải quyết”. Tổng thống Mỹ Obama cũng bày tỏ rằng, nước Mỹ “cần một đối tác là nền kinh tế đứng thứ 2 và đông dân nhất thế giới”.
Tổng thống Obama cho thấy kỳ vọng của ông rằng Trung Quốc sẽ trở thành “mảnh ghép” mà Mỹ tìm kiếm. Qua đó thấy được, mô hình G2 “dường như đã trở thành hiện thực” – Thời báo Hoàn Cầu kết luận.
Theo Đại Lộ
Ông Tập đề nghị Tổng thống Mỹ học thêm lịch sử Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh. Tại đây, ông Tập đã đề nghị người đứng đầu Nhà trắng chịu khó học thêm lịch sử Trung Quốc để hiểu tốt hơn về Bắc Kinh.
Ông Tập và ông Obama đi dạo tại Trung Nam Hải
Hôm thứ ba, truyền hình trung ương Trung Quốc thông báo lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã gặp nhau tại Trung Nam Hải, nơi ở của quan chức cấp cao Trung Quốc. Ông Tập đã đề nghị ông Obama tìm hiểu đất nước và con người Trung Quốc bằng cách học lịch sử Trung Quốc.
"Sự hiểu biết về lịch sử của Trung Quốc là rất quan trọng để hiểu biết về lý tưởng và nguyện vọng của người dân Trung Quốc lúc này", ông Tập nói với Tổng thống Mỹ Obama khi họ cùng tản bộ ở Trung Nam Hải.
Trong cuộc đi dạo, ông Tập cũng không quên giới thiệu cho Tổng thống Mỹ về lịch sử của Trung Nam Hải. Sau khi đi dạo, hai nhà lãnh đạo bắt đầu đàm phán các vấn đề về chính trị, quân sự và kinh tế.
Tuy nhiên, họ không nêu việc ông Obama trả lời ra sao trước đề nghị "khuyến học" của người đứng đầu Trung Nam Hải. Trong khi đó, báo chí Mỹ không hề đề cập nửa câu về chuyện Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu ông Obama nghiên cứu thêm lịch sử.
Ngoài ra, ông Tập còn đề nghị Trung - Mỹ tăng cường hợp tác khi ví von một hồ nước được bắt đầu từ nhiều hạt nước rơi. Còn ông Obama đáp lại một cách thẳng thắn: "Khi Mỹ - Trung làm việc hiệu quả cùng nhau thì cả thế giới cùng hưởng lợi".
Trong thời gian qua, Mỹ và Trung Quốc có nhiều bất đồng và Trung Quốc cho rằng Mỹ không hiểu về "lịch sử Trung Quốc" như các vấn đề về Biển Đông, quần đảo Senkaku hay vấn đề Hồng Kông. Để giải quyết một yếu tố tranh cãi, Trung Quốc thường lôi ra khái niệm là "chủ quyền trong lịch sử" dù có lúc điều đó đi ngược lại về luật pháp quốc tế.
Ngược lại, Mỹ muốn Trung Quốc phải tôn trọng luật chơi quốc tế và thách thức Bắc Kinh khi tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền của Nhật tại Senkaku và an ninh hàng hải trên Biển Đông. Chính điều đó đã khiến họ có những va chạm mà nổi bật là máy bay đối đầu trên không Biển Đông cách đây chưa lâu.
Theo Một Thế Giới
Mỹ-Trung sẽ ký thỏa thuận tránh đối đầu quân sự Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị ký kết hai thỏa thuận nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước. Theo Wall Street Journal ngày 12/11, việc ký kết các văn kiện này sẽ được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình công bố vào ngày 12/11. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái)...