Hoàn Cầu thời báo đăng bài sặc mùi hiếu chiến, dọa dùng vũ lực
“Sử dụng một chút vũ lực có lựa chọn, ví như áp dụng 10% vũ lực, 90% đàm phán hòa bình để giải quyết tranh chấp sẽ không ảnh hưởng đến trỗi dậy hòa bình”.
Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, khi mới lên nắm quyền đã 2 lần đến thị sát Hạm đội Nam Hải và làng chài ở đảo Hải Nam để cổ vũ cho binh sĩ và ngư dân nước này thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” trên Biển Đông.
Tờ “ Thời báo Hoàn Cầu” ngày 10 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Chuyên gia: Trôi dây hoa binh không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng” của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông. Bài viết sặc mùi “hỏa lực mồm” cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để “trỗi dậy hòa bình”.
Theo bài viết, báo cáo Đại hội 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng “đối với Trung Quốc, 20 năm đầu thế kỷ 21 là một thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng cần phải nắm chắc và có thể mặc sức vùng vẫy”. 10 năm đầu, Trung Quốc đã nắm được thời kỳ cơ hội chiến lược phát triển kinh tế, thành tựu nổi bật.
Nhưng, cùng với việc tổng lượng nền kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản vào năm 2011, Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, môi tường kinh tế-chính trị bên ngoài của Trung Quốc đặc biệt là tình hình an ninh xung quanh có xu hướng căng thẳng rõ rệt (căng thẳng này hoàn toàn do Trung Quốc tạo ra và nước này đang cố lấy đó làm cớ để đổ lỗi cho nước khác).
Theo Trương Kiến Cương, đối với vấn đề này, tư duy chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc cần có “mở rộng mới”.
Ngày 8 tháng 3 năm 2014, tại kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc, Vương Nghị – Bộ trưởng Ngoại giao nước này đã nói đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, cho rằng: “Lập trường của Trung Quốc kiên định và rõ ràng: Thứ không phải của chúng tôi, một phân cũng không cần; thứ nên là của chúng tôi, một tấc cũng phải bảo vệ”. Nhưng, “thứ nên là của chúng tôi” mà ông ta nói đến ở đây là có rất nhiều “thứ” của nước khác, ví dụ như Trung Quốc vẽ bậy ra “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) rồi đòi “bảo vệ”. Thật nực cười cho những lý lẽ ngông cuồng như vậy.
Tác giả bài viết cho rằng, xu thế chính phát triển hòa bình của thế giới hiện nay và “ nhạc đệm chiến tranh cục bộ” là đồng thời tồn tại. Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, chiến tranh cục bộ chưa hề chấm dứt. Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, rồi đến thế kỷ 21 Mỹ phát động chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq.
Theo tuyên truyền rêu rao không biết nghĩ đến bản thân của bài báo, trong thời gian từ năm 1840 đến năm 1949, Trung Quốc luôn khát vọng “phát triển hòa bình”, nhưng chỉ có thể trở nên “tan vỡ”. Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã phát động một loạt cuộc chiến tranh, trong khi quốc gia của họ luôn “giữ hòa bình”.
Bài báo dựa vào logic đó nói lời sặc mùi hiếu chiến, cho rằng, điều này cho thấy, một quốc gia muốn có quyền phát triển, quyền hòa bình, cần phải có “quyền chiến tranh”; rằng, hiện nay, “chiến tranh cách Trung Quốc thực sự hoàn toàn không xa”.
Ngày 8 tháng 4, trong cuộc họp báo “khẩu chiến” sau hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Thường Vạn Toàn – lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với… quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh”, rằng “vấn đề chủ quyền lãnh thổ là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc “sẽ không thỏa hiệp, sẽ không nhượng bộ, sẽ không giao dịch, sẽ không cho phép xâm phạm một ly”.
Báo Trung Quốc đưa ra lập luận của kẻ to đầu nói rằng, hiện nay, mọi người tách rời 2 định nghĩa “hòa bình” và “vũ lực”. Trên thực tế, hòa bình và vũ lực là “khái niệm tương đối”. Con đường phục hưng dân tộc Trung Hoa là một con đường phát triển “trỗi dậy hòa bình” (?). Con đường hiện thực của nó vừa khác với sự trỗi dậy của bất cứ nước lớn nào trên thế giới, cũng “không khác vài vương triều thời hoàng kim” trong lịch sử của mình (?).
Video đang HOT
Theo đó, bài báo cho rằng, về lịch sử, sự trỗi dậy của nước lớn hoàn toàn không phải là thông qua chiến tranh, chinh phục, bành trướng, xâm lược và cướp đoạt để thực hiện. Sự “trỗi dậy” hiện nay của Trung Quốc là thông qua sự phát triển của mình, hợp tác phát triển với nước khác để thực hiện (?).
Nhưng, nói như vậy, Trương Kiến Cương lại quay sang cổ xúy cho sử dụng “vũ lực hạn chế”, cho rằng, không thể khi đề cập đến “trỗi dậy hòa bình” thì “không thể nổ một phát súng, bắn một quả pháo”.
Ông ta cho rằng, hiện nay, trong tiến trình “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, “để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia” (bất hợp pháp), “sử dụng một chút vũ lực có lựa chọn, chẳng hạn như áp dụng 10% vũ lực, 90% đàm phán hòa bình để giải quyết tranh chấp, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chiến lược phát triển hòa bình vĩ mô của quốc gia, cũng không chệch khỏi con đường trỗi dậy hòa bình”.
Trung Quốc thậm chí cho quân xuống tận bãi ngầm James, phía nam Biển Đông để tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp
Vì vậy, báo Trung Quốc đề xuất cần sử dụng “vũ lực hạn chế” cho rằng, khi “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia” (theo chủ trương bất hợp pháp của Trung Quốc – vẽ bậy biên giới biển đảo), không nên để cho “phát triển hòa bình” trói buộc chân tay của mình, khi cần thiết “nổ một phát súng” là “hoàn toàn chính đáng”.
Theo bài báo, “phát triển hòa bình” của Trung Quốc cần có một thời kỳ cơ hội chiến lược. Giới dư luận và giới nghiên cứu Trung Quốc thường khi nói đến thời kỳ cơ hội chiến lược là chỉ nói đến cơ hội chiến lược của phát triển kinh tế, nhưng tác giả bài viết này cho rằng, thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc có 2 mặt: Một là phát triển kinh tế, hai là “bảo vệ quyền lợi biển, thu hồi đất đã mất, thực hiện thống nhất quốc gia với ý nghĩa thực sự”.
Bài báo cho rằng, nhiệm vụ “phục hưng Trung Hoa” vừa bao gồm phát triển kinh tế, vừa bao gồm nội dung “bảo vệ biên giới biển, thu hồi đảo đá” (bất hợp pháp trên Biển Đông). Trong khi đó, theo bài báo, “thu hồi đất đã mất và đảo đá cũng cần có một thời kỳ cơ hội chiến lược”.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng tiến hành tập trận trên Biển Đông, nhìn vào các khoa mục tập trận có đối tượng rõ ràng như phòng không, săn ngầm, đổ bộ đánh chiếm đảo đá… Trung Quốc cũng đặc biệt ưu tiên triển khai các vũ khí trang bị mới, hiện đại ở Biển Đông. Họ cũng gia tăng khiêu khích, gây hấn, đe dọa và sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 tập trận trên Biển Đông, Trung Quốc đã biên chế cả 3 tàu chiến loại này cho Hạm đội Nam Hải, trong khi các hạm đội lớn khác không được biên chế.
Tác giả bài viết cho rằng, môi trường chính trị quốc tế thay đổi, có thể thời kỳ nào đó là thời kỳ cơ hội chiến lược của phát triển kinh tế, trong khi đó, thời kỳ khác lại thuộc “thời kỳ cơ hội chiến lược thu hồi đất đã mất” hoặc hai thời kỳ này cũng có thể trùng hợp. Khi thời kỳ cơ hội chiến lược đến thì phải “không được do dự mà nắm lấy, quyết không thể chỉ cân nhắc cái trước mà bỏ qua cái sau”.
Bài báo dẫn lời ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng: “Con sư tử Trung Quốc đã tỉnh”. Hiện nay, Trung Quốc cần cái gọi là “bình tĩnh, quyết đoán ứng phó với thách thức đến từ quyền lợi biển”, “tạo dựng, nắm bắt và thực hiện cơ hội, cần phải dám chủ động, giành lấy tương lai”.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo được “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng tải. Rõ ràng, quan điểm của bài báo là cổ xúy cho sử dụng vũ lực để cướp lấy biển đảo của các nước láng giềng, cho rằng hiện nay là “thời kỳ cơ hội chiến lược” cho cái gọi là “thu hồi đất đã mất, thu hồi đảo đá” do Trung Quốc tự bịa đặt ra.
Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông.
Theo dõi dư luận truyền thông và các hành động thực tế của Trung Quốc những năm qua, rõ ràng Trung Quốc có những phát ngôn và hành vi ngày càng cứng rắn nhằm ăn cướp biển đảo của nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tình hình an ninh quốc tế có nhiều thay đổi, nhất là khi Nga, Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, vướng vào nhiều điểm nóng… được dư luận Trung Quốc cho là họ đã có “thời kỳ cơ hội chiến lược” mới để hành động.
Thậm chí, gần đây, sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã cho truyền thông nước này đăng tải nhiều bài viết đe dọa sử dụng vũ lực… Đây là những động thái cần hết sức cảnh giác, phải sẵn sàng và tích cực ứng phó.
Loạt hình ảnh được báo chí Trung Quốc phô trương nhằm đe dọa láng giềng:
Tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tên mang tên Côn Minh số hiệu 172 cũng được Trung Quốc ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông (ngày 21 tháng 3 năm 2014)
Trong cuộc tập trận đa phương “Vành đai Thái Bình Dương 2014 do Mỹ chủ trì sắp tới, Trung Quốc cho tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C (trong ảnh) và tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A của Hạm đội Nam Hải tham gia để “học hỏi”, tăng cường sức chiến đấu. Tuy nhiên, 4 tàu chiến tham gia cuộc diễn tập này chỉ được tập khoa mục an ninh phi truyền thống.
Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận chung tại tại vùng biển phía bắc biển Hoa Đông. Trong các khoa mục tập trận đáng chú ý là có khoa mục săn ngầm, quân xanh là 2 tàu ngầm thông thường lớp Kilo của hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã đặt mua 6 tàu ngầm cùng lớp của Nga và những tàu này được cho là hiện đại hơn tàu ngầm Kilo Trung Quốc, nhưng cũng cùng lớp Kilo và đây là điều đáng chú ý.
Trung Quốc được cho là sắp triển khai tàu tiếp tế tổng hợp mới lớp Phúc Trì, Type 903A ở Biển Đông, biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ số hiệu 887 lớp Phúc Trì Type 903 hiện có của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Ông Tập Cận Bình nhắc đến "sai lầm" của cố Chủ tịch Mao
Ngày 26/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thừa nhận cố lãnh tụ Mao Trạch Đông đã có "những sai lầm", khi Trung Quốc kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông với mỳ và pháo hoa.
Một quầy sách cũ tại chợ trời ở Bắc Kinh.
Mặc dù theo truyền thống Trung Quốc, chu kỳ 12 thập niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng lễ kỷ niệm ngày 26/12 của các lãnh đạo Bắc Kinh đã diễn ra khá là kín đáo. Ông Tập Cận Bình đã yêu cầu việc tưởng niệm cố lãnh tụ Mao phải "trang trọng, đơn giản và thực tế".
Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Bắc Kinh: "Chủ tịch Mao là nhân vật vĩ đại, người đã thay đổi bộ mặt của đất nước và dẫn dắt người dân Trung Hoa tới một vận mệnh mới".
Nhưng ông cũng cho biết thêm: "Các nhà lãnh đạo cách mạng không phải là thần thánh, mà là con người. Chúng ta không thể tôn thờ họ như thần thánh và từ chối cho phép mọi người vạch ra và sửa chữa sai lầm của họ chỉ bởi vì họ vĩ đại."
"Không ai trong chúng ta có thể phủ định hoàn toàn họ và xóa bỏ những chiến công lịch sử của họ chỉ bởi họ đã có sai lầm".
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Tập, người thường xuyên dẫn lý thuyết của cố lãnh đạo Mao, cùng 6 lãnh đạo cấp cao khác đã thăm lăng cố Chủ tịch Mao vào buổi sáng ngày 26/12 và kính cẩn cúi mình 3 lần trước bức tượng của ông và "cùng nhau nhớ lại những thành tựu huy hoàng của đồng chí Mao".
Người Trung Quốc ăn mì nhân dịp sinh nhật ông Mao Trạch Đông.
Ngay cả tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 26/12 cũng nhìn nhận cố lãnh tụ Trung Quốc đã phạm nhiều "sai lầm tai hại", nhưng tờ báo này cũng cho rằng những người chỉ trích Mao Trạch Đông đã "bóp méo sự thật". Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tuần này đã phổ biến một tiểu sử chính thức mới về cuộc đời và sự nghiệp của cố lãnh tụ Mao, trong khi tờ báo của Đảng ca ngợi vai trò về ý thức hệ của người đã khai sinh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong khi đó, thị trấn Thiếu Sơn, sinh quán của "Người cầm lái vĩ đại", người đã lãnh đạo Trung Quốc trong 27 năm trước khi qua đời vào năm 1976, trong tuần này đã thu hút hàng ngàn "khách hành hương" từ khắp Trung Quốc, gồm những người tôn sùng cố lãnh đạo Mao và những người hoài niệm thời Mao, đến đây để kính cẩn nghiêng mình trước những bức tượng của cố lãnh tụ Trung Quốc, trong đó có một bức tượng bằng vàng ròng. Mặc dù chủ tịch Tập Cận Bình đã ra chỉ thị là phải làm lễ đơn giản, nhưng theo tiết lộ của Tân Hoa Xã, các buổi lễ kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Mao ở Thiếu Sơn đã tốn kém đến gần 2 tỷ nhân dân tệ (230 triệu euro).
Ngày 25/12, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đăng tải kết quả một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy có hơn 85% dân Trung Quốc xem cố lãnh tụ họ Mao có công nhiều hơn là tội, chứng tỏ cố lãnh đạo Mao Trạch Đông vẫn luôn được nhiều người tôn vinh tại Trung Quốc.
Theo Dantri
Mỹ từng bí mật do thám ông Hồ Cẩm Đào? Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật do thám các lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cùng các ngân hàng và một tập đoàn viễn thông Trung Quốc, theo tờ báo Đức Spiegel ngày 23.3. Trụ sở NSA tại bang Maryland, Mỹ - Ảnh: Reuters Tờ Spiegel đưa ra thông tin trên...