Hoàn Cầu thanh minh về “tấm biển ô nhục”
Hôm 1/3, trang xã luận của thời báo Hoàn Cầu đã có bài viết “thanh minh” cho tấm biển miệt thị người Việt Nam, Philippines và Nhật Bản ở nhà hàng Bắc Kinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Nội dung như sau:
Gần đây, nhà hàng nọ ở Bắc Kinh dán tấm biển với dòng chữ “Nhà hàng không tiếp đón người Nhật Bản, người Philippines, người Việt Nam và chó” gây tranh cãi lớn trong dư luận. Tấm biển này là sự thể hiện lòng yêu nước, tự marketing, chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay xuất phát từ tâm lý và động cơ nào khác? Cái gọi là “tự do ngôn luận” của chủ nhà hàng cần phải phê bình, định hướng hay cứ để tự nhiên, xử lý theo pháp luật?
Hành vi này của ông chủ nhà hàng rõ ràng là hành vi cá nhân, có thể coi là một kỹ xảo marketing. Tuy nhiên, sau khi được báo chí trong và ngoài nước đưa tin rầm rộ, tấm biển này đã biến thành một sự kiện quốc tế.
Nhà lý luận văn học, triết gia người Pháp Roland Barthes nói rằng, tác phẩm vừa chào đời, tác giả cũng “chết” theo. Sau khi tấm biển này được trưng ra, dư luận lý giải thế nào, chủ nhà hàng sẽ không thể kiểm soát nổi. Sau sự việc này, lời giải thích của chủ nhà hàng sau sự việc này có thể sẽ bị coi là lời biện hộ xảo quyện, có thể sẽ không được xã hội chấp nhận. Người ta sẽ dựa vào lập trường, lợi ích và sự nhận thức trước đó của mình để có những lý giải riêng. Bài viết trên tờ báo chính thức nọ ở Việt Nam nói rằng: “Đây không phải là chủ nghĩa yêu nước, mà là chủ nghĩa cực đoan ngu xuẩn”. Trái ngược với đó, một số người ở Trung Quốc lại coi đó là “yêu nước”, “dũng cảm”.
Trước tấm biển này, cư dân mạng của nước đương sự là Việt Nam, Philippines đều thể hiện rõ sự “phẫn nộ” và “chỉ trích gay gắt”, coi hành động này là “ngu xuẩn”, “hẹp hòi”, “chủ nghĩa cực đoan”, “chủ nghĩa chủng tộc”, trong khi dư luận của các nước phi đương sự thì lại khá ôn hòa. Điều không có gì đáng ngạc nhiên là, người viết bài này lại một lần nữa nghe thấy những luận điệu cũ kỹ: Đảng cộng sản Trung Quốc đang bật đèn xanh cho tinh thần chủ nghĩa dân tộc dâng cao, dùng chiêu bài đó để làm thay đổi sự chú ý của dân chúng đối với những mâu thuẫn trong nước. “Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi”, đây cũng là những luận điệu quá cũ rồi.
Video đang HOT
Tấm biển nhỏ nhưng gợi lại đớn đau cho chính người Trung Quốc
Hoàn Cầu thừa nhận đúng là trong dân gian Trung Quốc đang tiềm ẩn ngọn lửa yêu nước mạnh mẽ, tấm biển thể hiện sự “không đội trời chung” này cho thấy một tín hiệu mạnh mẽ đang được truyền đi. Nhưng tờ báo này lại cho rằng các nước đương sự nên sớm thay đổi tư duy, tích cực tiếp xúc với dân chúng của nước đối phương. Tuy nhiên một điều buộc phải chỉ ra rằng, sự lý giải, phân tích của bên ngoài đã bộc lộ ra di chứng Trung Quốc kiểm soát gắt gao ngôn luận xã hội ngày trước: Những ngôn luận “cấp tiến” của báo chí và cư dân mạng Trung Quốc thường bị coi là được chính phủ khuyến khích hoặc dung túng. Ấn tượng này sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc cần nhanh chóng thúc đẩy sự đa nguyên hóa trong chủ thể truyền thông, khuyến khích chủ thể phi chính phủ tham gia vào các hoạt động giao lưu đối ngoại để xóa bỏ sự hiểu lầm này.
Xã hội Trung Quốc đang ngày càng mở cửa, đa nguyên hơn. Tấm biển của nhà hàng này cũng gây tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc, thế nên nó chỉ có thể đại diện cho quan điểm của một nhóm nhỏ người Trung Quốc. Bên ngoài quy kết nó là “lại một minh chứng thể hiện tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Trung Quốc” e là quá đơn giản, ngộ nhận, phản ánh tinh thần đối lập của người truyền thông. Có cư dân mạng của Việt Nam và Philippines nâng vấn đề này lên cấp độ chính trị, coi đây là kết quả của hoạt động tẩy não của chính phủ, “là lỗi của chính phủ Trung Quốc và đảng cầm quyền”.
Xét trên góc độ này, một số doanh nghiệp muốn dựa vào chiêu tiếp thị tương tự để bán hàng, hãy nhớ lại tấm biển năm xưa mà người Anh đã treo: “Người Trung Quốc và chó không được phép vào” đã khiến bao trái tim người Trung Quốc phải đau đớn? Nếu người Trung Quốc ở Việt Nam, Philippines lại một lần nữa nhìn thấy tấm biển “Người Trung Quốc và chó không được phép vào”, chúng ta sẽ có cảm nghĩ và phản ứng gì?
Có cư dân mạng Việt Nam nói rằng, tấm biển này “đang truyền bá sự thù hận cho thế hệ trẻ”. Quan điểm này không hẳn là không có lý. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi nội tâm của người dân cũng phải lớn mạnh lên. Chính vì vậy, người viết bài này kiến nghị ông Vương – chủ nhà hàng nên đổi sang tấm biển “Nhiệt liệt chào mừng bạn bè các quốc gia”, thể hiện sự bình đẳng, bao dung, hiếu khách của người Trung Quốc. Đây mới là hành động ngoại giao dân gian thể hiện sự yêu nước. Đối với báo chí, việc thổi phồng sự kiện này sẽ làm tăng thêm sự hiểu lầm giữa người Trung Quốc với người dân các nước.
Theo 24h
Kỳ thị người Việt: "Người TQ tự làm đau"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định, tấm biển tại nhà hàng Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo "Không tiếp khách người Nhật Bản, Phillippines, Việt Nam và chó", chỉ làm người Trung Quốc thêm đau.
Hành động có hệ thống
Trước dư luận về một nhà hàng tại Bắc Kinh treo biển có nội dung kỳ thị người Việt, người Nhật và người Phillippines, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đưa ra nhận định.
"Ở đây không ai đi xâm phạm biển đảo của Trung Quốc mà vấn đề là ngược lại".
Ông Dương Danh Dy
Thứ nhất, nội dung của tấm biển này làm người ta liên tưởng ngay tới những tấm biển "Người Trung Quốc và chó không được vào" treo tại các công viên thuộc khu nhượng địa Thượng Hải và Quảng Châu. Điều đó gợi lại những ký ức đau buồn của chính người Trung Quốc thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi còn bị các nước phương Tây chia thành những miếng bánh để xâu xé.
Việc làm trên của các nước đế quốc bị người dân Trung Quốc coi là hành động làm nhục dân tộc vì coi họ như loài súc vật hạ đẳng. Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một thời gian dài ban lãnh đạo Bắc Kinh, ngoài việc nhắc lại chuyện đó, còn giữ lại một số hiện trường có ghi khẩu hiệu trên để giáo dục dân chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Trong thời gian công tác tại Trung Quốc, tôi hai lần được người Trung Quốc dẫn tới thăm các tấm biển có nội dung miệt thị này. Lần đầu năm 1964, tôi được các bạn Trung Quốc dẫn cả đoàn ra vùng đất tô giới Thượng Hải cũ xem những hình ảnh đó.
Nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Dương Danh Dy
Năm 1993, khi công tác tại Quảng Châu, tôi cũng được họ chỉ cho xem tận mắt vùng tô giới Sa Diện cũ và tự hào nói: Ngày nay dòng chữ: "Người Trung Quốc và chó không được vào chỉ còn thấy trong bảo tàng thôi, chúng tôi không cần trương chúng lên nữa".
Thứ hai, những hành động này không phải bột phát mà kéo dài có hệ thống. Theo tôi, những hành động này không phải tính tự tôn dân tộc, mà nó nằm ở những đầu óc lệch lạc về dân tộc mình và dân tộc khác.
Tôi cho rằng, phản ứng chậm và trốn tránh của các cơ quan chức năng Trung Quốc là nguyên nhân nới tay cho người dân có những hành động cực đoan như trên.
Thứ ba, những hành động như vậy của người Trung Quốc trái lại với chính điều dạy của Khổng Tử - được người Trung Quốc coi là Vạn Thế Sư Biểu (Bậc thầy của muôn đời) là "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - Điều mình không muốn thì đừng làm với người khác.
Nếu trước kia người Trung Quốc bị xúc phạm nặng nề, thì nay họ lại làm thế với các dân tộc khác, thậm chí cùng lúc với người Việt, người Nhật và người Philippines.
Tấm biển nhỏ nhưng gợi lại đớn đau cho chính người Trung Quốc
Cực đoan
Là người thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao tại Trung Quốc qua các thời kỳ (1966 - 1970, 1977 - 1981, 1992 - 1996), tôi chưa từng gặp hành động nào cực đoan như vậy của người Trung Quốc đối với các dân tộc khác. Nhiều người Trung Quốc cũng lên án những hành động cực đoan dân tộc của đồng bào mình.
Tôi thấy rằng, trong rất nhiều ý kiến lên án hành động cực đoan này, người Trung Quốc lộ ra việc họ đang hiểu sai về dân tộc khác, hiểu sai về vấn đề chủ quyền biển đảo.
Dù nhà hàng Trung Quốc đã gỡ những tấm biển đáng xấu hổ kia xuống nhưng chúng ta vẫn cần lên án một cách chính thức.
"Chúng tôi cho rằng, tấm biển được treo ở nhà hàng tại Bắc Kinh chỉ là quan điểm của một cá nhân trong bối cảnh những sự việc đang xảy ra giữa Philippines và Trung Quốc" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Hernandez nói - "Chúng tôi hi vọng, đây không phải là chính sách quốc gia về việc cấm đoán người Philippines đến nhà hàng ở Bắc Kinh".
Theo 24h
Kỳ thị người VN: Tổng lãnh sự TQ lên tiếng Trả lời Tuổi Trẻ về chuyện nhà hàng ở Bắc Kinh có tấm biển kỳ thị người nước ngoài, ngày 27/2, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Trác Lôi Minh cho rằng đây là "hiện tượng cực kỳ cá biệt. Ở đâu, chỗ nào cũng có những loại người không tốt". Theo ông, việc làm này là "sai trái" và "chắc chắn...