Hoàn Cầu: Sau khi Trung Quốc cảnh cáo máy bay quân sự Myanmar đã “biến khỏi Kokang”
Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố: Những cảnh báo nghiêm khắc từ chính phủ và quân đội Trung Quốc đã làm chiến đấu cơ Myanmar biến mất khỏi bầu trời Kokang.
Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
South China Morning Post ngày 18/3 đưa tin, giao tranh giữa quân chính phủ Myanmar và lực lượng phiến quân ở vùng giáp biên giới với Trung Quốc đã trở nên căng thẳng hơn, nhưng chiến đấu cơ quân sự Myanmar đã tránh xa khu vực biên giới với Trung Quốc sau cảnh báo của Bắc Kinh.
Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố: Những cảnh báo nghiêm khắc từ chính phủ và quân đội Trung Quốc đã làm chiến đấu cơ Myanmar biến mất khỏi bầu trời Kokang, nhưng giao tranh trở nên căng thẳng hơn. Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đã gọi điện cho Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar nói rằng, Bắc Kinh sẽ có biện pháp nếu máy bay quân sự Myanmar xâm phạm không phận và gây thương vong cho dân Trung Quốc lần nữa.
Video đang HOT
Bangkok Post ngày 18/3 dẫn bình luận của Yun Sun từ chương trình Đông Á của Trung tâm Stimson cho rằng, vụ việc bom Myanmar rơi xuống Vân Nam hôm 15/3 là một sự kiện đáng kinh ngạc trong quan hệ giữa 2 nước đồng minh lâu đời. Đây là sự cố an ninh tồi tệ nhất kể từ khi đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar bị tấn công năm 1967 trong một cuộc bạo loạn chống Trung Quốc.
Khu vực Kokang được biết đến với mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Người dân địa phương này chủ yếu là người Hán, nói tiếng Trung Quốc, tiêu nhân dân tệ. Phiến quân Kokang được chỉ huy bởi một người Hán là Bành Gia Thanh, tuổi ngoài 80 và bị cho là có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy.
Các quan chức Myanmar cũng đã cáo buộc chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hậu thuẫn cho phiến quân. Elliot Brennan từ Viện An ninh và chính sách phát triển cho biết, tâm lý chống Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Myanmar. Đây cũng là các lo ngại nghiêm trọng của Bắc Kinh, vốn đóng vai trò như lá chắn của Myanmar trong nhiều thập kỷ bị phương Tây cấm vận.
Phần thưởng cho Trung Quốc là các dự án đầu tư đôi khi gây tranh cãi, đặc biệt là ở các con đập, hầm mỏ, cơ sở hạ tầng, năng lượng. Nhưng Myanmar đã bắt đầu cải cách phát triển, tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đôi khi kích thích Bắc Kinh. Truyền thông nhà nước Myanmar gọi cuộc xung đột ở Kokang là một cuộc chiến tranh chống lại kẻ nổi loạn.
Về phần mình, Trung Quốc đã kêu gọi cả chính phủ Myanmar và phiến quân Kokang kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng và khôi phục hòa bình, ổn định càng sớm càng tốt. Nhưng Naypiydaw đã bác bỏ đàm phán vì cho rằng hoạt động của phiến quân ở Kokang là xâm lược, bất hợp pháp, quan điểm này sẽ khó có thể thay đổi trong ngắn hạn.
Theo Giáo Dục
Myanmar bồi thường nạn nhân Trung Quốc gần 1 tỉ đồng
- Theo hãng tin Want China Times (Đài Loan), chính quyền Myanmar đã hứa bồi thường cho gia đình bốn người Trung Quốc thiệt mạng trong đợt không kích nhầm của quân đội Myanmar trên lãnh thổ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ngày 13-3.
Thiếu tướng Mya Htun Oo của quân đội chính phủ Myanmar thông báo về tình hình chiến sự khu vực Kokang ngày 21-2 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, mỗi gia đình sẽ được nhận một khoản tiền bồi thường là 11.370 USD (gần 242 triệu đồng). Theo nguồn tin từ chính phủ Myanmar, đây là mức bồi thường cao nhất mà nước này có thể chi trả cho gia đình các nạn nhân.
Được biết, gia đình các thường dân trong khu vực Kokang của Myanmar thiệt mạng do quân đội Myanmar bắn nhầm được hưởng mức bồi thường cao nhất chỉ là 3.000 USD (gần 64 triệu đồng). Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, để "bày tỏ lòng thành", chỉ huy các quân đoàn 11, 44 và 77 của quân đội chính phủ Myanmar đã bị buộc từ chức.
Tuy nhiên, theo một số báo cáo không chính thức mà hãng tin Want China Times thu thập được, các chỉ huy quân đoàn thực chất bị sa thải vì không thể phối hợp đánh thắng được quân đội ly khai trong thời hạn 10 ngày mà chính phủ đặt ra.
Trung Quốc cáo buộc bị Myanmar đánh bom, làm chết 4 người Ngày 14-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Myanmar cáo buộc một quả bom từ máy bay của Myanmar đã rơi trong lãnh thổ Trung Quốc và làm 4 người Trung Quốc thiệt mạng. Phía Trung Quốc khẳng định quả bom được thả từ một máy bay của Myanmar rơi vào tối ngày 13-3 ở một cánh đồng mía gần thành phố Lincang, ở tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc. Theo các phương tiện truyền thông nước này, đã có 9 người bị thương. Không quân Trung Quốc đã cử máy bay tuần tra biên giới và đẩy mạnh bảo vệ không phận của mình. Bắc Kinh cũng đã có cuộc gặp với đại sứ của Myanmar để thể hiện thái độ không bằng lòng của họ trước vụ việc đã xảy ra. Ông Fan Changlong, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, có thái độ khá cứng rắn khi cáo buộc máy bay của không quân Myanmar nhiều lần xâm phạm không phận Trung Quốc. "Phía Myanmar phải nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề để xử lý và trừng phạt những người gây ra vụ việc, cần phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho các gia đình nạn nhân và có sự lý giải thỏa đáng với Trung Quốc", ông Fan nói trong cuộc điện đàm trước đó với lãnh đạo quân sự của Myanmar.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Myanmar nói gì sau vụ ném bom vào lãnh thổ Trung Quốc? Myanmar ngày 15/3 đã cam kết sẽ điều tra đến cùng vụ chiến đấu cơ nước này ném bom xuống tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khiến 4 dân thường thiệt mạng. Theo tin tức trên Tân Hoa Xã, Myanmar đã lấy làm tiếc vì sự cố xảy ra ngày 13/3. Hiện Myanmar đang có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Trung...