Hoàn Cầu đổ tội: Đe dọa TQ nhiều, chính tướng Mỹ khiến Hạm đội Thái Bình Dương “mất thiêng”
Hoàn Cầu cho rằng, hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) vốn khá bí ẩn đối với dư luận TQ nhưng do tướng Harris liên tục chỉ trích, đe dọa Bắc Kinh nên tính thị uy của nó đã bị suy giảm.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Trong bài phát biểu ở Australia ngày 14/12, Đô đốc Harry Harris – Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương khẳng định Mỹ sẵn sàng đối đầu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động đòi chủ quyền sai trái ở biển Đông và tuyên bố không cho phép Trung Quốc phong tỏa vùng biển chung.
Nội dung báo cáo mới đây của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (Mỹ) cũng khẳng định, quân đội Trung Quốc đang xây dựng, mở rộng trái phép hệ thống phòng không và chống tên lửa để chuẩn bị cho việc triển khai chiến đấu cơ trên các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu – tờ báo “diều hâu” tại Trung Quốc đã lấp liếm rằng, những hành động trái phép trên của nước này chỉ là “bảo vệ” các đảo đá nên không cần thương lượng với bất cứ lực lượng nào, dù đó là Mỹ.
Hoàn Cầu cho hay, hạm đội Thái Bình Dương vốn khá bí ẩn đối với dư luận Trung Quốc nhưng do tướng Harris liên tục chỉ trích, đe dọa Bắc Kinh nên tính thị uy của nó đã bị suy giảm nhanh chóng.
“Hạm đội tàu chiến của Harris có thể gọi là “đội nghi trượng” gây áp lực lên Bắc Kinh của Washington. Nếu hai bên xảy ra chiến tranh, thứ khiến ông ấy tự hào chính là vài cái bia đỡ đạn này. Harris nên mang chúng đi dọa nạt những kẻ đang bận suy tính chạy theo nước lớn nào để có lợi nhất cho mình”, báo Trung Quốc huênh hoang.
Tờ này cáo buộc, tướng Harris nhắc đến sự đối đầu trên biển Đông trong thời điểm này vì muốn làm nóng tình hình biển Đông trước khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng và buộc tân Tổng thống ủng hộ chiến lược gây áp lực quân sự lên Trung Quốc tại châu Á Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.
(Theo Soha News)
Động đất 7,9 độ Richter ở Papua New Guinea
Động đất xảy ra hôm nay, tâm chấn cách bờ biển phía đông Papua New Guinea khoảng 157 km.
Vị trí xảy ra trận động đất ở ngoài khơi Papua New Guinea. Đồ họa: USGS
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương cho biết đã ban hành cảnh báo sóng thần nguy hiểm có thể xảy ra sau động đất, Reuters dẫn nguồn Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết.
Động đất xảy ra ngoài khơi khu vực New Ireland của Papua New Guinea lúc 20h51 giờ địa phương (17h51 giờ Hà Nội). Ban đầu USGS ghi nhận động đất mạnh 8 độ Richter, sau đó điều chỉnh xuống thành 7,9 độ Richter. Tâm chấn nằm sâu 75 km trong lòng đất.
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) ban đầu cảnh báo sóng thần có thể tấn công Papua New Guinea, Indonesia, Nauru, và quần đảo Solomon trong ba giờ sau khi động đất xảy ra, nhưng sau đó đã rút lại cảnh báo này.
Bộ Quốc phòng New Zealand cảnh báo người dân không tới khu vực bờ biển nhưng không phát lệnh sơ tán. Trung tâm cảnh báo sóng thần Australia khẳng định nước này không bị đe dọa bởi sóng thần.
Chính phủ Fiji cho biết không có "mối đe dọa sóng thần nghiêm trọng" sau trận động đất và họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình.
Động đất thường xuyên xảy ra ở Papua New Guinea, nằm trên mảng kiến tạo địa tầng dài 4.000 km ở Thái Bình Dương, Australia. Đây là một phần của Vành đai Lửa, điểm nóng về hoạt động địa chấn do ma sát giữa các mảng kiến tạo.
Năm 2013, các nước láng giềng của quần đảo Solomon bị tàn phá bởi một trận sóng thần xảy ra sau động đất mạnh 8 độ Richter làm rung chuyển khu vực. Sóng thần làm 10 người chết và khiến hàng nghìn người mất nhà cửa.
Văn Việt
Theo VNE